Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng Giáo dục và đào tạo Thanh Thuy

doc 6 trang nhatle22 3230
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng Giáo dục và đào tạo Thanh Thuy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2014_2015_ph.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng Giáo dục và đào tạo Thanh Thuy

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH THỦY ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC: 2014 - 2015 MÔN: SINH HỌC Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề. Đề thi có: 03 trang Đề chính thức I. Phần trắc nghiệm khách quan: ( 10 điểm) Câu 1: Hãy chọn phương án đúng trong các phương án sau: Van động mạch có vai trò: a. Ngăn không cho máu chảy ngược từ tâm thất lên tâm nhĩ; b. Ngăn không cho máu chảy ngược chiều trọng lực; c. Ngăn không cho máu chảy ngược từ động mạch về tim. Câu 2: Môi trường trong của cơ thể gồm những thành phần chủ yếu nào? (chọn phương án đúng) a. máu và nước mô; b. máu, nước mô và bạch huyết; c. nước mô và bạch huyết. Câu 3: Một lần hít vào và một lần thở ra được coi là: (chọn phương án đúng) a. Một cử động hô hấp; b. Một nhịp hô hấp; c. Cả a và b. Câu 4: Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì: (chọn phương án đúng) a. F1 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn; b. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn; c. F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ và F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 2 trội : 1 lặn; d. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 1 trội : 1 lặn. Câu 5: Để xác định độ thuần chủng của giống cần thực hiện phép lai nào? (chọn phương án đúng) a. Lai với cơ thể có kiểu gen đồng hợp trội; b. Lai với cơ thể có kiểu gen dị hợp; c. Lai với cơ thể có kiểu gen đồng hợp lặn ( lai phân tích). Câu 6: Chọn kết quả sai ở giao tử của F1 trong sơ đồ lai sau. P: AABB x aabb Gp: A; B a; b F1: AaBb GF1: a. AB b. Ab c. aB d. Aa Câu 7: Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Theo dõi sự di truyền màu sắc thân cây cà chua, người ta nhận thấy: P: Thân đỏ thẫm x Thân xanh lục F1: 75% thân đỏ thẫm : 25% Thân xanh lục Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trong các công thức lai sau: (Chọn phương án đúng) a. P: AA x AA b. P: AA x Aa c. P: AA x aa d. P: Aa x Aa 1
  2. Câu 8: Thế nào là cặp nhiễm sắc thể tương đồng: (Chọn phương án đúng) a. Cặp nhiễm sắc thể tương đồng gồm 2 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và kích thước, trong đó 1 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ bố, 1 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ mẹ; b. Cặp nhiễm sắc thể tương đồng là cặp nhiễm sắc thể chỉ tồn tại trong tế bào sinh dưỡng; c. Cặp nhiễm sắc thể tương đồng là cặp nhiễm sắc thể được hình thành sau khi nhiễm sắc thể tự nhân đôi. Câu 9: Ở những loài mà giới đực là giới dị giao tử thì những trường hợp nào trong các trường hợp sau đây đảm bảo tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1 (Chọn phương án đúng) a. Số giao tử đực bằng số giao tử cái; b. Hai loại giao tử mang nhiễm sắc thể X và nhiễm sắc thể Y có số lượng tương đương; c. Số cá thể đực và số cá thể cái trong các loài vốn đã bằng nhau; d. Xác suất thụ tinh của hai loài giao tử đực (mang nhiễm sắc thể X và nhiễm sắc thể Y) với giao tử cái tương đương nhau. Câu 10: Ở ruồi giấm, bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Một tế bào đang ở kì sau của giảm phân II sẽ có bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn. (Chọn phương án đúng) a. 16 b. 8 c. 4 d. 2 Câu 11: Có 5 hợp tử của cùng một loài đều nguyên phân 3 lần bằng nhau và đã tạo ra các tế bào con chứa tất cả 320 tâm động. bộ nhiễm sắc thể (2n) của loài là: a. 46 b. 78 c. 8 Câu 12: Trong cấu trúc của một đoạn ADN, liên kết hidro được hình thành giữa các nuclêotit nào? ( Chọn phương án sai) a. A - T và T - A b. G - X và G - U c. X - G và T - A d. A - T và G - X Câu 13: Protein thực hiện được chức năng của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào? ( Chọn phương án đúng) a. Cấu trúc bậc 1 b. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2 c. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3 d. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4 Câu 14: Một gen có 2700 nucleotit và có hiệu số giữa A và G bằng 10% số nucleotit của gen. Số lượng từng loại nucleotit của gen là bao nhiêu? (Chọn phương án đúng) a. A = T = 810 nucleotit và G = X = 540 nucleotit; b. A = T = 405 nucleotit và G = X = 270 nucleotit; c.A = T = 1620 nucleotit và G = X = 1080 nucleotit; d. A = T = 1215 nucleotit và G = X = 810 nucleotit. Câu 15:Một gen nhân đôi một số lần và đã tạo ra 32 gen con. Vậy số lần nhân đôi của gen là: (Chọn phương án đúng) a. 4 lần b. 5 lần c. 6 lần Câu 16: Đột biến nhiễm sắc thể là gì? ( Chọn phương án đúng) a. Là sự thay đổi về số lượng bộ nhiễm sắc thể b. Là sự thay đổi trong cấu trúc nhiễm sắc thể c. Là sự thay đổi rất lớn về kiểu hình d. Cả a và b 2
  3. Câu 17: Dạng đột biến nào sau đây không thuộc thể dị bội? ( Chọn phương án đúng) a. Dạng 3n b. Dạng 2n + 1 c. Dạng 2n - 1 Câu 18: Sự giảm phân bất thường hình thành loại giao tử (n+1) nhiễm sắc thể, giao tử này thụ tinh với một giao tử bình thường (n) nhiễm sắc thể sẽ hình thành thể đột biến nào? ( Chọn phương án đúng) a. Thể một nhiễm ( đơn nhiễm) b. Thể ba nhiễm (tam nhiễm) c. Thể khuyết nhiễm d. Thể đa nhiễm Câu 19: Ở ruồi giấm, gen B quy định thân xám, gen b quy định thân đen, gen V quy định cánh dài, gen v quy định cánh cụt. Khi lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài với thân đen, cánh cụt thu được F1 100% ruồi thân xám, cánh dài. Cho ruồi đực F1 lai phân tích với ruồi cái thân đen , cánh cụt kết quả thu được 415 ruồi thân xám, cánh dài và 421 ruồi thân đen, cánh cụt. Dựa vào kết quả phép lai trên em hãy cho biết ruồi đực F 1 đã cho mấy loại giao tử. a. 1 loại b. 2 loại c. 4 loại Câu 20. Một giống cà chua có gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn, gen b quy định quả bầu dục, các gen liên kết hoàn toàn.Phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ kiểu gen 1 : 2 : 1 a. Ab/aB x Ab/aB b. Ab/aB x Ab/ab c. AB/ab x Ab/aB d. AB/ab x Ab/ab II. Phần tự luận: ( 10 điểm) Câu 1: ( 2,0 điểm) a. Trình bày nội dung cơ bản của phương phương pháp phân tích thế hệ lai của Menđen; b. Sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính. Câu 2: (2,0 điểm) a. Nguyên tắc bổ xung là gì? b. ADN có đặc điểm gì mà có thể đảm bảo cho nó giữ được thông tin di truyền. c. Nêu bản chất hóa học và chức năng của gen. Câu 3: ( 2,0 điểm) Thường biến là gì? Đặc điểm của thường biến? Phân biệt thường biến và đột biến. Câu 4: ( 2,0 điểm) Mạch một của gen có 200A và 120 G; mạch hai của gen có 150A và 130G gen đó nhân đôi 3 lần liên tiếp. Xác định số lượng từng loại nucleotit môi trường cung cấp cho gen nhân đôi Câu 5: ( 2,0điểm) Ở ruồi giấm gen trội A quy định cánh dài và gen a quy định cánh ngắn. Trong một phép lai giữa một cặp ruồi giấm, người ta thu được 84 con cánh dài và 27 con cánh ngắn. Xác định kiểu gen, kiểu hình của cặp bố mẹ đem lai và lập sơ đồ lai minh họa. Hết Họ và tên thí sinh SBD Cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm./. 3
  4. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH THỦY HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC: 2014 – 2015 MÔN: SINH HỌC Đáp án có: 03 trang I. Phần trắc nghiệm khách quan: ( 10 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp c a b b c d d a d b án Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp c b d a b d a b b a án Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 II. Phần tự luận: ( 10 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 a. Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích cơ thể lai của (2,0đ) Menđen là : - Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính 0,25 trạng thuần chủng tương phản. - Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó 0,25 trên con cháu của từng cặp bố mẹ. - Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. 0,25 - Rút ra quy luật di truyền các tính trạng. 0,25 b.Sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính: Nhiễm sắc thể thường Nhiễm sắc thể giới tính - Có nhiều cặp - Chỉ có 1 cặp 0,25 - Giống nhau giữa cá thể - Khác nhau giữa cá thể đực 0,25 đực và cá thể cái và cá thể cái - Tồn tại thành từng cặp - Khi thì tương đồng(XX), 0,25 tương đồng khi thì không tương đồng (XY) - Gen nằm trên nhiễm sắc - Gen nằm trên nhiễm sắc 0,25 thể thường quy định tính thể giới tính quy định giới trạng thường tính và quy định một số tính trạng thường liên kết với giới tính 2 a. Nguyên tắc bổ xung là nguyên tắc cặp đôi giữa các 0,5 (2,0đ) Bazơnitric trên mạch kép phân tử ADN. Đó là nguyên tắc A 4
  5. của mạch đơn này có kích thước lớn được bổ xung với T của mạch đơn kia có kích thước bé, chúng liên kết với nhau bằng hai liên kết hidro. G của mạch đơn này có kích thước lớn được bổ xung với T của mạch đơn kia có kích thước bé, chúng liên kết với nhau bằng 3 liên kết hidro b. Những đặc điểm của phân tử ADN để đảm bảo cho nó giữ được thông tin di truyền là: - Trên mỗi mạch đơn của ADN , các nucleotit liên kết với 0,25 nhau bằng liên kết cộng hóa trị bền vững - Trên mạch kép các nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết 0,25 hidro giữa các cặp bazơnitric theo nguyên tắc bổ xung. Liên kết hidro là liên kết kém bền nhưng do số liên kết hidro nhiều đã đảm bảo cho cấu trúc không gian của ADN được ổn định. - Nhờ các cặp nucleotit liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ 0,25 xung đã tạo cho chiều rộng của ADN ổn định, các vòng xoắn của ADN dễ liên kết với protein tạo cho cấu trúc của ADN ổn định, thông tin di truyền được điều hòa. - Từ 4 loại nuclotit do cách sắp xếp các nucleotit khác nhau 0,25 đã tạo nên tính đặc trưng và đa dạng của phân tử ADN của các loài sinh vật c. Bản chất hóa học và chức năng của gen: - Bản chất hóa học của gen là ADN , mỗi gen cấu trúc là một 0,25 đoạn mạch của phân tử ADN , lưu giữ thông tin quy định cấu trúc của một loại protein. - ADN có hai chức năng quan trọng là lưu giữ và truyền đạt 0,25 thông tin di truyền 3 - Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu 0,25 (2,0đ) gen dưới ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện môi trường sống - Đặc điểm của thường biến: + Biến đổi kiểu hình không liên quan đến kiểu gen, chịu ảnh 0,25 hưởng trực tiếp của điều kiện môi trường sống. + Không di truyền được, phát sinh trong đời sống cá thể. 0,25 + biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định tương ứng với 0,25 điều kiện sống. giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống. - Phân biệt thường biến với đột biến: Thường biến Đột biến - Do môi trường sống thay - Do các tác nhân gây đột 0,25 đổi biến - Không biến đổi kiểu gen, - Làm biến đổi kiểu gen, Di 0,25 Không di truyền được truyền được - Biến đổi đồng loạt, định - Biến đổi cá thể, không hướng định hướng 0,25 - Có ý nghĩa thích nghi - Là nguyên liệu của chọn giống 0,25 4 - số lượng từng loại nucleotit của gen là: 5
  6. (2,0đ) A = T = A1 + A2 = 200 + 150 = 350 (nucleotit) 0,5 G = X = G1 + G2 = 120 + 130 = 250 (nucleotit) 0,5 Số lượng từng loại nucleotit môi trường cung cấp cho gen nhân đôi: 3 3 Amt = Tmt = (2 – 1) . Agen = (2 – 1) . 350 = 2450 ( nu ) 0,5 3 3 Gmt = Xmt = (2 – 1) . Ggen = (2 – 1) .250 = 1750 ( nu ) 0,5 5 Xét tỉ lệ phân tính ở con lai: (2,0đ) 84 cánh dài : 27 cánh ngắn = 3 : 1 0,5 Kết quả tuân theo quy luật phân tính của Menđen chứng tỏ 0,5 cặp bố mẹ đem lai đều có kiểu gen dị hợp Vv và kiểu hình là cánh dài. Sơ đồ lai: P: (Cánh dài) Vv x Vv (cánh dài) 1,0 Gp: V; v V; v F1: Kiểu gen 1VV; 2Vv; 1vv Kiểu hình 3 cánh dài : 1 cánh ngắn Hết 6