Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng Giáo dục và đào tạo Tam Nông
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng Giáo dục và đào tạo Tam Nông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2014_2015_ph.doc
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng Giáo dục và đào tạo Tam Nông
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM NÔNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9; NĂM HỌC 2014-2015 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Sinh học 9 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể giao đề) Ngày thi: 26/11/2014 (Đề thi có: 04 trang) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 10 điểm (20 câu, tương ứng mỗi câu 0,5 điểm). (Kẻ ra tờ giấy thi của mình mẫu sau, để trả lời các câu hỏi phần trắc nghiệm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án đúng Câu 1: Trường hợp bị bệnh hở van động mạch chủ, máu sẽ chảy như thế nào ? a) Máu chảy ngược, dồn về tim, gây nhồi máu cơ tim. b) Lưu lượng máu đến các cơ quan không đầy đủ. c) Máu dồn vào các động mạch làm các động mạch căng ra. d) Hai câu a và b đúng. Câu 2: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng, ben B quy định quả tròn, gen b quy định quả bầu dục. Khi cho lai hai giống cà chua quả đỏ, dạng tròn và cà chua quả vàng, dạng bầu dục với nhau thu được F 1 đồng tính quả đỏ, dạng tròn. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F 2 có 1801 cây quả đỏ, dạng tròn; 602 cây quả đỏ, dạng bầu dục; 599 cây quả vàng, dạng tròn; 101 cây quả vàng, dạng bầu dục. Kiểu gen của P phải như thế nào trong các trường hợp sau: a) AaBB x AABb b) AABB x aabb c) AAbb x aaBB d) Aabb x aaBb Câu 3: Câu nào sau đây không đúng ? a) Thành tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ. b) Thành tâm thất trái dày hơn tâm thất phải. c) Thành tim dày sẽ tạo áp lực để đẩy máu trong động mạch. d) Nhờ có van tim nên máu di chuyển một chiều từ động mạch đến tâm thất rồi đến tâm nhĩ. Câu 4: Các bệnh nào dễ lây qua đường hô hấp ? a) Bệnh Sars, bệnh lao phổi. b) Bệnh cúm, bệnh ho gà. c) Bệnh thương hàn, thổ tả, kiết lị, bệnh về giun sán . d) Hai câu a và b đúng. 1
- Câu 5: Hiệu quả hô hấp sẽ tăng khi: a) Thở sâu và giảm nhịp thở. b) Thở bình thường. c) Tăng nhịp thở. d) Cả a, b, c đều sai. Câu 6: Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là gì ? a) Thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính. b) Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được. c) Phương pháp phân tích các thế hệ lai. d) Cả a và c. Câu 7: Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các phép lai (chọn phương án đúng nhất) ?. a) Để dễ theo dõi sự biểu hiện của các tính trạng. b) Để thực hiện phép lai có hiệu quả cao. c) Để dễ tác động vào sự biểu hiện các tính trạng. d) Cả b và c. Câu 8: Hãy chọn từ phù hợp trong những từ cho sẵn để điền vào chỗ trống trong câu: “Nhờ đề ra phương pháp các thế hệ lai, Menđen đã phát minh ra các quy luật di truyền từ thực nghiệm, đặt nền móng cho Di truyền học”. a) Thống kê. b) Phân tích. c) Thực nghiệm. d) Phân lập. Câu 9: Để xác định độ thuần chủng của giống, cần thực hiện phép lai nào (chọn phương án đúng) ?. a) Lai với cơ thể đồng hợp trội. b) Lai với cơ thể dị hợp. c) Lai phân tích (cơ thể đồng hợp lặn). d) Cả a và b. Câu 10: Chọn câu sai trong các câu sau: a) ADN có cấu tạo đặc thù là do thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong ADN. b) Mỗi phân tử ADN gồm rất nhiều đơn phân. c) Trong phân tử ADN, các nuclêôtit trong một mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô. d) Tỷ lệ các đơn phân trong ADN là: A = T, G = X do đó A + G = T + X. Câu 11: Trên phân tử ADN, chiều dài mỗi chu kỳ xoắn là bao nhiêu (chọn phương án đúng) ? a) 3,4 A0 b) 34 A0 c) 340 A0 2
- d) 20 A0 Câu 12: Trên phân tử ADN, vòng xoắn có đường kính là bao nhiêu (chọn phương án đúng) ? a) 20 A0 b) 10 A0 c) 50 A0 d) 100 A0 Câu 13: Một gen có 2700 nuclêôtit và có hiệu số giữa A và G bằng 10% số nuclêôtit của gen. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là bao nhiêu (chọn phương án đúng) ?. a) A = T = 810 nuclêôtit và G = X = 540 nuclêôtit. b) A = T = 405 nuclêôtit và G = X = 270 nuclêôtit. c) A = T = 1620 nuclêôtit và G = X = 1080 nuclêôtit. d) A = T = 1215 nuclêôtit và G = X = 810 nuclêôtit. Câu 14: Bản chất của gen là gì (chọn phương án đúng nhất) ?. a) Bản chất của gen là một đoạn của phân tử ADN chứa thông tin di truyền. b) Bản chất của gen là có khả năng tự nhân đôi. c) Bản chất của gen là một đại phân tử gồm nhiều đơn phân. d) Cả a và b. Câu 15: Nguyên nhân gây ra đột biến gen là gì (chọn phương án đúng nhất) ?. a) Do con người tạo ra bằng các tác nhân vật lý, hóa học. b) Do sự rối loạn quá trình tự sao chép ADN dưới tác động của môi trường. c) Do sự cạnh tranh giữa cá thể đực hoặc cái trong loài. d) Cả a và b. Câu 16: Tại sao đột biến gen thường có hại mà vẫn có ý nghĩa trong chăn nuôi và trồng trọt (chọn phương án đúng nhất) ?. a) Đột biến gen phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen, nên thường có hại. b) Đột biến gen có thể tạo ra kiểu hình thích ứng hơn với điều kiện ngoại cảnh. c) Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật, nhưng có thể có lợi cho con người. d) Cả a, b và c. Câu 17: Đột biến gen phụ thuộc vào những yếu tố nào (chọn phương án đúng nhất) ?. a) Đặc điểm cấu trúc của gen. b) Tác nhân trong ngoại cảnh hay rối loạn quá trình trao đổi chất. c) Các điều kiện sống khắc nghiệt. d) Cả a và b. Câu 18: Những dạng nào thuộc thể dị bội (chọn phương án đúng nhất) ?. a) Dạng 2n – 2 b) Dạng 2n – 1 c) Dạng 2n + 1 d) Cả a, b và c. 3
- Câu 19: Biến dị nào di truyền được (chọn phương án đúng nhất) ?. a) Đột biến. b) Thường biến c) Biến dị tổ hợp d) Cả a và c Câu 20: Trong thí nghiệm của Menđen, kết quả của phép lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản là gì ? a) Sự di truyền của mỗi cặp tính trạng không phụ thuộc vào các cặp tính trạng khác. b) F2 có tỷ lệ kiểu hình là 9 : 3 : 3 : 1 c) F1 phân li kiểu hình theo tỷ lệ 1 : 1 d) Cả a và b. B. PHẦN TỰ LUẬN: 10 điểm (4 câu). Câu I (3,0 điểm) Giải thích các đặc điểm cấu tạo của tim phù hợp với chức năng của nó trong cơ thể ? Câu II (3,0 điểm) a) Nêu sự khác nhau giữa NST kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng ? b) Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân ? Câu III (1,5 điểm) Một đoạn ADN gồm 20 cặp nuclêôtit. Giả sử có một đột biến thêm 1 cặp A - T vào đoạn ADN nêu trên. a) Tính chiều dài đoạn ADN bị đột biến ? b) Biểu thức A + G = T + X còn đúng hay không đối với đoạn ADN bị đột biến ? Vì sao ? Câu IV (2,5 điểm) Ở lúa, hạt gạo đục là tính trạng trội hoàn toàn so với hạt gạo trong. Giao phấn giữa giống lúa thuần chủng có hạt gạo đục với giống lúa có hạt gạo trong thu được F 1 và tiếp tục cho F1 tự thụ phấn. a) Lập sơ đồ lai từ P đến F2 ? b) Nếu cho F1 nói trên lai phân tích thì kết quả sẽ như thế nào ? Họ và tên thí sinh: SBD: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm 4
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM NÔNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9; NĂM HỌC 2014-2015 Môn: Sinh học 9 Ngày thi: 26/11/2014 (Hướng dẫn chấm có 02 trang) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 10 điểm (20 câu, mỗi câu 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án đúng d b b d a c a b c c b a a a d d d d d b B. PHẦN TỰ LUẬN: 10 điểm (4 câu) Câu Nội dung Điểm - Bao quanh tim là một màng liên kết mỏng có tiết dịch nhầy giúp tim khi co bóp giảm ma sát với các bộ phận gần nó. 0,5 - Tim có yếu tố thần kinh tự động, nhờ vậy có thể co bóp liên tục kể cả khi con người ngủ. 0,5 - Thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nhĩ đảm bảo lực bóp lớn đưa máu vào động mạch. 0,5 Câu I - Thành cơ tâm thất trái dày hơn thành cơ tâm thất phải giúp đẩy và lưu (3,0 đ) thông máu trong vòng tuần hoàn lớn. 0,5 - Van nhĩ thất: ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất theo chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất giúp máu chỉ lưu thông theo một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất. 0,5 - Van bán nguyệt: ngăn chỗ lỗ vào động mạch với tâm thất. Cấu tạo của van này giúp máu chỉ lưu thông một chiều từ tâm thất vào động mạch chủ và động mạch phổi. 0,5 a) Sự khác nhau giữa NST kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng - NST kép: Là NST được tạo ra từ sự nhân đôi NST gồm 2 crômatit giống hệt nhau ở tâm động. Hai crômatit hoạt động như một thể thống nhất và mang tính chất một nguồn gốc hoặc có nguồn gốc từ bố hoặc có ngồn gốc từ mẹ. 0,5 - Cặp nhiễm sắc thể tương đồng: Là cặp gồm hai NST độc lập giống Câu II nhau về hình dạng và kích thước. Hai NST của cặp tương đồng hoạt (3,0 đ) động độc lập với nhau và mang tính chất hai nguồn gốc, một chiếc 0,5 có nguồn gốc từ bố, một chiếc có nguồn gốc từ mẹ. b) Những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân - Giống nhau: Đều là hình thức phân bào có thoi phân bào. 0,5 - Khác nhau: + Nguyên phân là hình thức phân bào của tế bào sinh dưỡng, còn giảm 5
- phân là hình thức phân bào của tế bào sinh dục. 0,5 + Nguyên phân gồm một lần phân bào, giảm phân gồm hai lần phân bào. 0,5 + Kết quả: Ở nguyên phân 2 tế bào được sinh ra từ tế bào sinh dưỡng của cơ thể mẹ và giữ nguyên bộ NST như tế bào mẹ, còn ở giảm phân từ một tế bào mẹ ban đầu tạo 4 tế bào con với bộ NST giảm đi một nửa. Các tế bào con này là cơ sở để hình thành giao tử. 0,5 a) Mỗi chu kỳ xoắn của phân tử ADN dài 34A0 gồm 10 cặp nuclêôtit suy ra mỗi cặp nuclêôtit có chiều dài 3,4A0. 0,5 Câu III Vậy, đoạn ADN bị đột biến có chiều dài: 0 0 0 0,5 (1,5 đ) (2 x 34A ) + 3,4A = 71,4A b) Biểu thức A + G = T + X còn đúng đối với đoạn ADN bị đột biến, Vì theo nguyên tắc bổ sung A = T và G = X 0,5 a) Lập sơ đồ lai từ P đến F2 - Theo quy ước đề bài: A hạt gạo đục, a hạt gạo trong - Giống lúa thuần chủng hạt gạo đục mang kiểu gen AA. 0,5 - Giống lúa thuần chủng hạt gạo trong mang kiểu gen aa. Sơ đồ lai: 1,0 P : AA (hạt đục) x aa (hạt trong) GP: A a F1: Aa (100% hạt đục) F x F Aa (hạt đục) x Aa (hạt đục) Câu IV 1 1 G : A a A a (2,5 đ) F1 Kiểu gen F2: 1AA, 2Aa, 1aa Kiểu hình: 75% hạt gạo đục, 25% hạt gạo trong b) Cho F1 lai phân tích 1,0 - Kiểu gien của F1 : Aa - Cây mang tính trạng lặn có kiểu gen: aa F1 Aa (hạt đục) x aa (hạt trong) GF1: A a a Kiểu gen F2 : 1Aa 1aa Kiểu hình: 50% hạt gạo đục, 50% hạt gạo trong Ghi chú: Học sinh giải theo cách khác mà đúng, giám khảo thống nhất tính điểm tối đa phần đó 6