Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Nga Thắng

doc 5 trang nhatle22 4940
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Nga Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2017_2018_tr.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Nga Thắng

  1. PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG LỚP 6, 7, 8 TRƯỜNG THCS NGA THẮNG NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn: Sinh học 8 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 01 trang) Ngày thi 23 tháng 03 năm 2018 Câu 1: (3 đ) 1. Phân tích những đặc điểm cấu tạo của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng, đi bằng 2 chân và lao động bằng tay. 2. Thế nào là hiện tượng mỏi cơ. Giải thích cơ chế dẫn đến sự mỏi cơ Câu 2: (3,5đ) 1. Trình bầy sự lưu thông máu trong vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ trong hệ tuần hoàn ở người Qua đó phân biệt động mạch; tĩnh mạch và mao mạch về vị trí; cấu tạo và chức năng 2. Những yếu tố nào giúp mao mạch thực hiện tốt chức năng mà nó đảm nhận Câu 3: (4 đ) 1. Dung tích sống là gì: Em cần làm gì để có dung tích sống lý tưởng, Vì sao? 2. Giải thích tại sao tập thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi phút lại làm tăng hiệu quả trao đôi khí ở phổi. 3. Một người hô hấp bình thường là 18 nhịp/1 phút, mỗi nhịp hít vào với một lượng khí là 400 ml. Khi người ấy tập luyện hô hấp sâu 12nhịp/1phút, mỗi nhịp hít vào là 600ml không khí. a) Tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế nang của người hô hấp thường và hô hấp sâu? (Biết rằng lượng khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô nhấp là 150ml) b, Qua sự so sánh 2 trường hợp trên về khí có ích và khi vô ích em có nhận xét gì Câu 4: (4 đ) 1. Phân biệt đồng hóa và dị hóa. Mối quan hệ giữa tiêu hóa và đồng hóa; đồng hóa và dị hóa; dị hóa với bài tiết và hô hấp 2. Khi ô xi hóa hoàn toàn hỗn hợp thức ăn cơ thể đã sử dụng hết 595,2 lít ô xi. Biết tỉ lệ các loại thức ăn là 1: 3: 6 theo thứ tự Lipit, Protein, Gluxit (Li, Pr, G). a. Tính khối lượng từng loại thức ăn trong hỗn hợp trên? b. Tính năng lượng sản ra khi ôxi hóa hoàn toàn hỗn hợp thức ăn trên? Biết để ô xi hóa hoàn toàn: + 1 gam Gluxit cần 0,83 lít ôxi và giải phóng 4,3 kcal + 1 gam Prôtêin cần 0,97 lít ôxi và giải phóng 4,1 kcal + 1 gam Lipit cần 2,03 lít ôxi và giải phóng 9,3 kcal Câu 5: (3 đ) Em hãy trình bầy các bước để thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện. Sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện ở người có ý nghĩa thực tiễn như thế não, cho ví dụ minh họa. Muốn học bài mau thuộc và nhớ lâu em cần làm gì? Câu 6:(3 đ) Giải thích câu tục ngữ “nhai kĩ no lâu”. Tại sao khi mới ăn no phải làm việc ngay thường xuyên dễ bị đau dạ dày Môn vị của dạ dày đóng, mở như thế nào? Ý nghĩa của sự đóng mở đó. Nếu dạ dày thiếu a xít thì điều gì sẽ xảy ra, vì sao? HẾT
  2. PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG MÔN: SINH HỌC 8 Câu 1 1. Đặc điểm cấu tạo Sự thích nghi Lòng ngực nở rộng sang hai bên Để dồn trọng lượng các nội quan lên 0,5 và hẹp theo hướng trước sau xương chậu và tạo cử động dễ dàng cho đôi tay khi lao động Cột sống đứng, có hình chữ S và Chịu đựng trọng lượng của cơ thể và cong 4 chỗ tác dụng chấn động từ các chi dưới ( đôi chân ) dồn lên lúc di chuyển. Xương chậu nở rộng, xương đùi Chịu đựng được trọng lượng của các to nội quan và của cả cơ thể Xương gót phát triển và lồi ra Để dễ di chuyển và giảm bớt chấn 0,5 phía sau, các xương bàn chân động có thể gây tổn thương chân và khớp với nhau tạo hình vòm. cơ thể khi vận động . Các xương tay khớp động với Để chi trên cử động được theo nhiều nhau và cử động rất linh hoạt, hướng và bàn tay có thể cầm nắm, 0,5 đặc biệt là các ngón tay chế tạo công cụ lao động và thực hiện động tác lao động. Xương sọ phát triển tạo điều Để định hướng trong lao động và kiện cho não và hệ thần kinh nhận thức tốt hơn 0,5 phát triển. Xương mặt thu ngắn lại Khuôn mặt cân đối 2. – Sự mỏi cơ là hiện tượng biên độ co cơ giảm dần cho đến không hoạt 0,25 động được - Sự mỏi cơ là do khi cơ làm việc lâu hoặc quá sức nên nhu cầu năng lượng tăng cao nên thúc đẩy quá trình dị hóa ô xy hóa chất hữu cơ mạnh 0,75 lên để cung cấp năng lượng cho cơ hoạt động. Nhưng hệ hô hấp không cung cấp ô xy đủ nên quá trình dị hóa diễn ra trong tình trạng thiếu ô xy nên chất hữu cơ bị ô xy hóa không hoàn toàn đã tạo ra a xit lactic. Sự tích tụ a xit này đã đầu độc cơ làm cơ bị mỏi Câu 2: 1. Phân biệt vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ - Vòng tuàn hoàn lớn: Xuất phát từ tâm thất trái, mang máu đỏ tươi theo động mạch chủ đi tới mao mạch ở các cơ quan để nhường ô xy và chất dinh dưỡng cho các cơ quan đồng thời nhận lại khí cacbonic và chất bài tiết làm cho máu đỏ tươi trở thành đỏ thẫm và theo tĩnh mạch chủ trở về 0,5 tâm nhĩ phải - Vòng tuần hoàn nhỏ: Xuất phát từ tâm thất phải, dẫn máu đỏ thẫm theo động mạch phổi đi đến mao mạch của hai lá phổi để thải khí cacbonic làm
  3. cho máu đỏ thẫm trở thành máu đỏ tươi và theo tĩnh mạch phổi đổ về tâm 0,5 nhĩ trái 2. Phân biệt động mạch; tĩnh mạch và mao mạch về vị trí; cấu tạo và chức năng Động mạch Tĩnh mạch Mao mạch Vị trí Xuất phát từ tâm Đi từ các mao Nối liền động thất đi đến các mạch ở phổi và các mạch và tĩnh mao mạch phổi cơ quan về tâm nhĩ mạch 0,5 và các cơ quan Cấu tạo Mạch lớn, thành Mạch lớn; thành Mạch nhỏ thành mạch dày; gồm mạch dày(mỏng mỏng; chỉ có 1 0,5 3 lớp hơn tĩnh mạch) lớp biểu bì gồm 3 lớp Chức năng Vận chuyển máu Vận chuyển máu Vận chuyển máu 0,5 và trao đổi chất 3. Chức năng chính của mao mạch là trao đổi khí và trao đổi chất với phổi 0,25 và các cơ quan. Các yếu tố thuận lợi là - thành MM chỉ có 1 lớp biểu bì - Huyết áp ở MM thấp nhưng vẫn còn đủ để tạo ra áp lực trao đổi - Vận tốc dòng máu qua đây khá chậm tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao 0,75 đổi chất diễn ra dễ dàng Câu 3: dung tích sống là thể tích khí lớn nhất mà một cơ thể có thể hít vào 0,25 hoặc thở ra Để có dung tích sống lí tưởng cần phải thường xuyên luyện tập thể dục thể thao đúng cách từ bé - Tham gia lao động vừa sức thường xuyên - Tập luyện hít thở sâu và giảm số nhịp thở mỗi phút - Ăn uống đủ chất 0,75 - Chế độ sinh hoạt ăn ngủ phải điều độ 2. Vì dung tích sống lớn nhất khi tổng dung tích phổi lớn nhất và dung tích khí cặn nhỏ nhất. Tổng dung tích phổi phụ thuộc vào sự phát triển của bộ 1 xương đặc biệt là lòng ngực, điều này phụ thuộc vào sự luyện tập và ăn uống. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào sự hít thở sâu, điều này cũng cần phải luyện tập 3. Bài tập: a, * Một người thở bình thường 18 nhịp/phút,mỗi nhịp hít vào 400ml không khí vậy: + Khí lưu thông là: 18 400 = 7200 (ml) + Khí vô ích ở khoảng chết là: 150 . 18 = 2700 (ml). + Khí hữu ích vào đến phế nang là: 7200 – 2700 = 4500 (ml). 0,75 * Khi người đó thở sâu 12 nhịp/phút mỗi nhịp hít vào 600ml không khí vậy: + Khí lưu thông /phút là: 600 .12 = 7200 (ml) + Khí vô ích ở khoảng chết là: 150 . 12 = 1800 (ml) + Khí hữu ích vào đến phế nang là : 7200 – 1800 = 5400 (ml) 0,75 b. Nhận xét Hô hấp sâu hiệu quả hô hấp cao hơn vì trong một phút thì khi hô hấp sâu thể tích khí có ích nhiều hơn hô hấp thường trong khi đó lượng khí vô ích lại ít hơn 0,5
  4. Câu 4 * Phân biệt đồng hóa với dị hóa - Đồng hóa là quá trình tổng hợp các chất phức tạp đặc trưng cho cơ thể 0,5 đồng thời tích lũy năng lượng trong các liên kết hóa học - Dị hóa là quá trình ô xy hóa các chất phức tạp thành các chất đơn giản và giải phóng năng lượng 0,5 * Mối quan hệ Quá trình tiêu hóa đã tạo ra các chất dinh dưỡng đơn giản, nguyên liệu của đồng hóa 0,25 Quá trình ông hóa đã sử dụng nguyên liệu do tiêu hóa tạo ra để tổng hợp nên các chất đặc trưng cho cơ thể và tích lũy năng lượng 0,25 Dị hóa sử dụng một phần các chất mà đồng hóa tổng hợp đó để oxy hóa tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của cơ thể và cũng tạo ra chất thải đơn giản(chất cần bài tiết) 0,25 Hệ bài tiết sẽ loại bỏ các chất mà quá trình dị hóa tạo ra đó ra ngoài Hệ hô hấp cung cấp oxy cho dị hóa và thải CO2 sinh ra từ dị hóa ra ngoài 0,25 2. a) Tính khối lượng từng loại thức ăn cần dùng. Theo bài ra: Lipit: Prôtêin : Gluxit = 1: 3 : 6 Pr =3.Li ; G = 6.Li (1) Ta có phương trình: 0,83. G + 0,97. Pr + 2,03. Li = 595,2 ( 2) Thay (1) vào( 2) ta được: 0,83.6Li + 0,97. 3Li + 2,03 .Li = 595,2 (3) Giải (3) được: Li = 60 => Pr = 3.60 = 180 gam; G = 6.60 = 360 gam 1 b) Tính năng lượng sinh ra khi ôxi hóa hoàn toàn lượng thức ăn trên: Theo giá trị dinh dưỡng của từng loại thức ăn ở đề bài: =>  năng lượng = 4,3 . 360 + 4,1 . 180 + 9,3 . 60 = 2844 kcal 1 Câu 5: * Các bước thành lập phản xạ có điều kiện - Cần phải xác định được kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện. kích thích có điều kiện phải tác động trước một thời gian rất ngắn 0,25 - Sự phối hợp kích thích có và không điều kiện được lập đi lập lại nhiều lần để hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa hai trung khu trên vỏ não khi ấy phản xạ có điều kiện được thành lập 0,25 - Duy trì đều đặn sự phối hợp tín hiệu có và không điều kiện để phản xạ được duy trì lâu dài 0,25 * Ức chế phản xạ có điều kiện. Khi kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện không được kết hợp với nhau trong một thời gian dài thì phản xạ có diều kiện sẽ mờ dần và mất do đường liên hệ thần kinh tạm thời trên vỏ não không được duy trì 0,25 nữa * Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế PXCĐK Sự hình thành và ức chế PXCĐK có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp con người hình thành những phản xạ mới phù hợp với môi trường và từ bỏ những phản xạ cũ những thói quen cũ không còn phù hợp nữa 0,5 Ví dụ: HS nêu 2 ví dụ về sự hình thành và ức chế PXCĐK 0,5 * Học bài mau thuộc và nhớ lâu - Môi trường học tập cần trật tự không ồn ào
  5. - Tập trung chú ý khi học bài trên lớp và ở nhà - Học đi học lại nhiều lần 1 - Liên hệ kiến thức đã học vào thực tiễn và vận dụng chúng Câu 6: * Giải thích câu nói: “nhai kĩ no lâu” Trong khi ăn ta nhai kĩ làm cho thức ăn được nghiền nhỏ và nhuyễn nhất nên quá trình tiêu hóa ở dạ dày sẽ hiệu quả hơn Trong khi nhai cơm ở miệng lâu thì càng có nhiều tinh bột được tiêu hóa hóa học sơ bộ ở miệng nên cũng làm tăng hiệu quả tiêu hóa ở ruột non 0,5 Do vậy nhai kĩ thì hiệu suất tiêu hóa sẽ cao do vậy no lâu * Khi mới ăn no thì hoạt động thần kinh ở các bộ phận sẽ giảm và tập trung cho hệ tiêu hóa hoạt động. Nhưng khi ta vừa ăn xong mà làm việc ngay thì hệ thần kinh sẽ tập trung cho hoạt động làm việc của ta mà giảm 0,5 nhẹ việc tiêu hóa thức ăn nên quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày sẽ kém hiệu quả do vậy đễ dẫn đến đau dạ dày – đau xóc * Cơ chế đóng, mở môn vị dạ dày Môn vị dạ dày thường xuyên ở trạng thái đóng để thức ăn trong ruột non được tiêu hóa hiệu quả. Độ pH trong tá tràng chính là tín hiệu đóng, mở 0,5 môn vị dạ dày để đưa thức ăn xuống ruột non - Khi tá tràng có môi trường kiềm thì môn vị dạ dày mở để thức ăn từ dạ dày (có tính a xit) xuống tá tràng. - Khi tá tràng có tính a xit thì môn vị dạ dày lại đóng lại ngăn không cho thức ăn xuống tá tràng nữa. 0,5 * Ý nghĩa sự đóng mở môn vị dạ dày: Ngăn không cho thức ăn xuống ruột non một cách ồ ạt làm giảm khả năng tiêu hóa hóa học. Hơn nữa thức ăn tồn tại trong dạ dày tiếp tục được tiêu hóa tại dạ dày làm tăng hiệu quả tiêu 0.5 hóa tại ruột non. Như vậy sự đóng mở môn vị dạ dày cũng ảnh hưởng đến hiệu suất tiêu hóa * Nếu dạ dày thiếu a xit thì cần phải có một lượng lớn thức ăn xuống dạ dày mới có thể làm cho tá tràng chuyển thành môi trường a xit thì môn vị 0,5 dạ dày mới đóng lại. Điều này làm cho lượng thức ăn tại ruột non quá nhiều sẽ không được ngấm đều men tiêu hóa do vậy sự tiêu hóa sẽ kém hiệu quả