Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Đinh Hành

pdf 1 trang nhatle22 3510
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Đinh Hành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2017_2018_ngu.pdf

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Đinh Hành

  1. Biên soạn: Thầy Nguyễn Đình Hành – Gia Lai ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH ĐỀ THAM KHẢO Năm học 2017-2018 Môn HÓA HỌC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3,0 điểm) 1. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết mỗi chất HNO3, H2SO4, HCl chứa trong cùng một dung dịch loãng. Viết các phương trình hóa học minh họa 2. Xác định các chất hữu cơ A, B, C, D, E, F, T, X, Y và viết các phương trình hóa học để thực hiện chuyển hóa sau: men A  B  C  D  E  F  CH4  T  X  polime Y Câu 2 (3,0 điểm) 1. Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp gồm C2H2, C2H4, CO2, SO2.Viết các phương trình hóa học minh họa. 2.Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế và thu chất khí X như hình vẽ bên. Hãy xác định khí X thỏa mãn trong các chất khí H2, CO2, Cl2, HCl, C2H2. Giải thích lý do lựa chọn và viết phương trình hóa học của phản ứng điều chế khí X. Câu 3 (3,0 điểm): Hỗn hợp X gồm Zn và Al. Đốt nóng 11,58 gam hỗn hợp X trong V1 lít Cl2 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được rắn Y gồm KL và các muối clorua. Hòa tan hết rắn Y trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được V2 lít H2. Trộn V1 lít Cl2 với V2 lít H2 sau một thời gian thu được 7,392 lít hỗn hợp khí Z. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. (a) Viết các phương trình hóa học xảy ra. (b) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. Câu 4 (3,0 điểm): Cho 6,96 gam một ancol X đơn chức, mạch hở vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thấy khối lượng bình đựng Na tăng thêm 6,84 gam. (a) Xác định CTPT và viết CTCT của ancol X. (b) Lấy một lượng khác của X đem trộn với C4H6O, C4H4O2 và C5H6O2 thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn 7,3 gam hỗn hợp Y cần đúng 9,184 lít O2 (đktc). Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy vào bình chứa dung dịch Ba(OH)2 dư, sau thí nghiệm thấy khối lượng dung dịch trong bình giảm 52,47 gam. Tính % theo khối lượng của C3H6O trong hỗn hợp Y. Câu 5 (2,0 điểm): Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa hai muối AgNO3 0,15M và Cu(NO3)2 0,1M, sau một thời gian thu được 3,84 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch X. Cho 3,25 gam bột Zn vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,895 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch Y. Tính m. Câu 6 (3,0 điểm): Hỗn hợp khí X gồm 0,09 mol C2H2 ; 0,15 mol CH4 và 0,2 mol H2. Nung nóng hỗn hợp khí X với xúc tác Ni (thể tích Ni không đáng kể) thu được hỗn hợp Y gồm 5 chất khí. Cho hỗn hợp Y qua dung dịch Brôm dư thu được hỗn hợp khí A có tỉ khối so với H2 bằng 8, khối lượng bình đựng dung dịch Brôm tăng thêm 0,82 gam. Tính số mol mỗi chất trong hỗn hợp A. Câu 7 (3,0 điểm): Nhiệt nhôm 28,08 gam hỗn hợp X gồm Al và FexOy (trong môi trường không có không khí), thu hỗn hợp chất rắn sau nung đem trộn đều và chia làm 2 phần bằng nhau. -Phần 1: Hòa tan vào dung dịch NaOH dư, thu được 2,016 lít H2 (đktc), còn lại chất rắn Y. Hòa tan hết Y vào dung dịch HNO3 dư, thu được 2,464 lít NO (đktc, spk duy nhất). -Phần 2: Phản ứng tối đa với dung dịch chứa 64,68 gam H2SO4 (đặc, nóng), thu được SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Tìm công thức oxit sắt và hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm? Hết