Đề thi học sinh giỏi môn Địa Lý Lớp 9 - Đề số 2 - Trường THCS Trực Thanh
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Địa Lý Lớp 9 - Đề số 2 - Trường THCS Trực Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_dia_ly_lop_9_de_so_2_truong_thcs_tr.doc
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Địa Lý Lớp 9 - Đề số 2 - Trường THCS Trực Thanh
- TRƯỜNG THCS TRỰC THANH KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP TRƯỜNG MÔN THI: ĐỊA LÍ THỜI GIAN: 150 PHÚT (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (3,0 điểm) a/ Em hãy cho biết nước ta có mấy loại gió mùa? b/ Tục ngữ Việt Nam có câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối” Bằng kiến thức địa lí, em hãy giải thích câu tục ngữ trên? Câu 2: (1,0 điểm) Nêu đặc điểm chính của gió mùa mùa hạ, gió mùa mùa đông ở khu vực Đông Nam Á. Vì sao chúng lại có đặc điểm khác nhau như vậy? Câu 3: (2,0 điểm) a/ Trong mùa gió đông bắc, thời tiết và khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ có giống nhau không? Vì sao? b/ Em hãy trình bày hai câu ca dao hay tục ngữ nói về khí hậu – thời tiết ở nước ta hoặc ở địa phương em. Câu 4: (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy lập bảng so sánh các đặc điểm chính của hai miền tự nhiên theo mẫu sau: Miền Bắc và Đông Bắc Bộ Nam Trung Bộ và Nam Bộ Đặc điểm chính Địa hình Khí hậu Đất Thực vật Câu 5: (4,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: a/ Chứng minh nước ta có dân số đông? Vì sao hiện nay tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số đã giảm nhưng số dân vẫn còn tăng nhanh? Cho biết tại sao dân số đông cũng là thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội? b/ Trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta. Câu 6: (4,0 điểm) a/ Chứng minh rằng điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là tiền đề để phát triển nông nghiệp nước ta. b/ Cho bảng số liệu: Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2013 Năm 2005 2007 2010 2013 Sản lượng (nghìn tấn) 3 467 4 200 5 142 6 020 Giá trị sản xuất (tỉ đồng) 63 678 89 694 153 170 261 326 - Trên cùng một hệ trục tọa độ, hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản nước ta qua bảng số liệu trên. - Qua biểu đồ, hãy nhận xét về sự thay đổi sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản ở nước ta giai đoạn 2005 – 2013. Câu 7: (4,0 điểm) Trang 1/2
- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: Hãy chứng minh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển. Hết * Học sinh được sử dụng Atllat Địa lí Việt Nam (NXB GD Việt Nam) khi làm bài. Trang 2/2
- TRƯỜNG THCS TRỰC THANH KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP TRƯỜNG MÔN THI: ĐỊA LÍ THỜI GIAN: 150 PHÚT (Không kể thời gian phát đề) HƯỚNG DẪN CHẤM THI Câu Nội dung Điểm a/ Khí hậu nước ta ảnh hưởng hai loại gió mùa:gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ - Gió mùa mùa đông: hướng đông bắc tây nam 0,25 đ + Tính chất: lạnh và khô. 0,25 đ - Gió mùa mùa hạ: hướng đông nam – tây bắc 0,25 đ + Tính chất: nóng và ẩm 0,25 đ b/ Giải thích câu tục ngữ: - Đây là câu tục ngữ nói đến hiện tượng ngày, đêm dài ngắn 0,5 đ khác nhau theo mùa ở Bắc bán cầu, cũng như miền Bắc nước ta - “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng” nói đến hiện tượng ngày 0,25 đ dài, đêm ngắn. - “Ngày tháng mười chưa cười đã tối” nói đến hiện tượng ngày 0,25 đ Câu 1 ngắn, đêm dài. (3,0 điểm) - Nguyên nhân: + Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất 0,25 đ nghiêng và không đổi hướng nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời + và đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất, 0,25 đ nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày, đêm dài, ngắn khác nhau theo mùa. + Ở nước ta vào tháng năm (al) là khoảng thời gian nửa cầu 0,25 đ Bắc ngả về phía Mặt Trời nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc có hiện tượng ngày dài và đêm ngắn. + Ngược lại, vào tháng mười (al) là khoảng thời gian nửa cầu 0,25 đ Nam ngả về phía Mặt Trời nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc có hiện tượng ngày ngắn và đêm dài. - Đặc điểm chính của gió mùa mùa hạ ở Đông Nam Á là nóng, 0,25 đ ẩm, mưa nhiều. - Đặc điểm chính của gió mùa mùa đông ở Đông Nam Á là 0,25 đ lạnh, khô, ít mưa. - Giải thích: Câu 2 + Gió mùa mùa hạ của khu vực Đông Nam Á xuất phát từ vùng 0,25 đ (1,0 điểm) cao áp nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua Xích đạo đổi hướng thành gió tây nam nóng, ẩm mang lại nhiều mưa cho khu vực. + Gió mùa mùa đông xuất phát từ vùng cao áp Xi-bia thổi về 0,25 đ áp thấp Xích đạo với đặc tính khô, lạnh và ít mưa. a/ - Trong mùa gió đông bắc, thời tiết và khí hậu Bắc Bộ, Trung 0,25 đ Trang 3/2
- Bộ và Nam Bộ không giống nhau. + Ở Bắc Bộ bầu trời nhiều mây, tiết trời lạnh, mưa ít. 0,25 đ Câu 3 + Ở Trung Bộ có nhiều mưa. 0,25 đ (2,0 điểm) + Ở Nam Bộ bầu trời trong xanh, không có mưa, khô và ấm. 0,25 đ - Nguyên nhân: + Bắc Bộ chịu tác động của gió mùa đông bắc, lạnh, khô, ít 0,25 đ mưa. + Trung Bộ chịu tác động của gió Tín phong bán cầu Bắc thổi 0,25 đ theo hướng đông bắc từ biển vào mang theo lượng ẩm khá lớn nên Trung Bộ có mưa rất lớn vào các tháng cuối năm. + Nam Bộ chịu tác động của gió Tín phong bán cầu Bắc với 0,25 đ tính chất khô nóng ổn định suốt mùa. b/ Học sinh nêu đúng và đủ từ hai (02) câu ca dao hay tục ngữ 0,25 đ nói về thời tiết – khí hậu ở nước ta hoặc ở địa phương thì hưởng trọn điểm. Nếu chỉ nêu một (01) hoặc chỉ đúng một (01) thì không đánh giá điểm. Ví dụ: 1/ “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”. 2/ “Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa” So sánh các đặc điểm chính của hai miền tự nhiên Đặc điểm Bắc và ĐB bộ Nam TB và Nam Bộ Địa hình Phần lớn là đồi núi thấp Hệ thống núi, cao với nhiều cánh cung. nguyên và đồng bằng 0,5 đ Nam Bộ rộng lớn. Khí hậu Tính chất nhiệt đới bị Khí hậu nhiệt đới gió giảm sút, mùa đông mùa nóng quanh 0,5 đ Câu 4 lạnh nhất cả nước. năm, có mùa khô sâu (2,0 điểm) sắc. Đất Phổ biến các nhóm đất Phổ biến các nhóm 0,5 đ feralit trên các loại đá đất feralit trên đá ba khác, đất phù sa sông dan, đất phù sa sông, đất phèn, mặn Thực vật Rừng nhiệt đới chiếm Thành phần loài nhiệt 0,5 đ ưu thế, ngoài ra còn có đới và cận xích đạo loài cận nhiệt, ôn đới. chiếm ưu thế. a/ Nước ta có dân số đông: - Dân số nước ta tăng nhanh bắt đầu từ cuối những năm 50 và 0,25 đ Câu 5 60 của thế kỉ XX (4,0 (dẫn chứng qua số liệu Atlat). 0,25 đ - Hiện nay tốc độ tăng dân số đã chậm lại tuy nhiên mỗi năm 0,25 đ điểm) dân số vẫn tăng thêm khoảng một triệu người. Số dân vẫn tăng nhanh: - Do quy mô dân số lớn. 0,25 đ Trang 4/2
- - Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên vẫn còn cao so với thế giới, 0,25 đ nhất là ở khu vực nông thôn và miền núi. 0,25 đ Dân số đông thuận lợi: - Có nguồn lao động dự trữ và dồi dào đáp ứng nhu cầu cho các 0,25 đ ngành kinh tế. - Thị trường tiêu thụ rộng lớn. 0,25 đ b/ Đặc điểm phân bố dân cư của nước ta: - Mật độ dân số loại cao của thế giới 246 người/km2 (2003). 0,25 đ - Có sự chênh lệch lớn giữa đồng bằng, ven biển với miền núi 0,25 đ - Đồng bằng chiếm 25% diện tích, tập trung 75% dân số. 0,25 đ - Miền núi ngược lại. 0,25 đ - Không đều giữa các đồng bằng và nội bộ đồng bằng dẫn 0,25 đ chứng ĐBSH 1192 người/km2(2003), ĐBSCL 425người/km2. - Không đều giữa miền núi và nội bộ miền núi dẫn chứng 0,25 đ TDMN 115 người/km2 (2003), Tây Nguyên 84 người/km2. - Phân bố dân cư có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, 0,25 đ 74% dân cư sống ở nông thôn, 26% sống ở thành thị. 0,25 đ a/ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là tiền đề để phát triển nông nghiệp nước ta: Tài nguyên đất: - Đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành NN. 0,25 đ - Tài nguyên đất của nước ta khá đa dạng với 2 nhóm đất chính. 0,25 đ Tài nguyên khí hậu: - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho phát triển cây 0,25 đ Câu 6 trồng. (4,0 điểm) - Khí hậu có sự phân hóa thuận lợi cho việc đa dạng hóa cây 0,25 đ trồng. Tài nguyên nước: mạng lưới sông, hồ thuận lợi cho việc tưới 0,25 đ tiêu. Tài nguyên sinh vật: phong phú phù hợp điều kiện sinh thái ở 0,25 đ từng địa phương. Khó khăn: thiên tai (lũ lụt, hạn hán) 0,25 đ sâu bệnh, dịch bệnh gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. 0,25 đ Trang 5/2
- b/ Vẽ và nhận xét biểu đồ: Nghìn tấn Tỉ đồng 7000 300000 6020 6000 261326 5142 250000 5000 4200 200000 4000 3467 153170 150000 SL 3000 GTSX 100000 2000 89694 63678 1000 50000 Năm 0 0 1,5 đ 2005 2007 2010 2013 Biểu đồ thể hiện sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản ở nước ta giai đoạn 2005 – 2013. (vẽ sai 1 nội dung – 0,25đ, vẽ dạng khác không chấm) Nhận xét: Sản lượng và giá trị thủy sản tăng liên tục (dẫn chứng). 0,25 đ Tốc độ giá trị thủy sản tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản. 0,25 đ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển: - Khai thác, nuôi trồng thuỷ sản: + Vùng biển có nhiều bãi cá, bãi tôm (0,25đ), có các ngư 0,5 đ trường trọng điểm: Ninh Thuận – Bình Thuận - Bà Rịa – Vũng Tàu; quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa (0,25đ). + Có nhiều loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao (0,25đ) như: cá 0,5 đ ngừ, cá thu, tôm hùm, . . . (0,25đ) + Các đầm, phá, vũng, vịnh dọc bờ biển và các rạn san hô ở 0,5 đ ven các đảo (0,25đ) thích hợp cho việc nuôi trồng thuỷ sản, . . . (0,25đ) - Du lịch biển – đảo: Câu 7 + Bờ biển và các đảo có nhiều bãi tắm tốt, có thể hoạt động 0,5 đ (4,0 điểm) quanh năm (0,25đ) như: Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Đại Lãnh, Nha Trang, Ninh Chữ, Cà Ná . . . (0,25đ) + Có nhiều cảnh quan đẹp như: Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn 0,5 đ Trà, vịnh Nha Trang, . . . (0,25đ) có điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch biển – đảo (0,25đ). - Khai thác khoáng sản biển: oxit titan, cát trắng, muối,. . . 0,25 đ - Giao thông vận tải biển: + Có nhiều vịnh biển sâu, kín gió thích hợp cho việc xây dựng 0,5 đ các cảng biển (0,25đ): Dung Quất, Cam Ranh, Vân Phong, (0,25đ) + Vị trí địa lí nằm án ngữ tuyến đường biển Bắc – Nam 0,75 đ (0,25đ), gần nhiều tuyến đường biển quốc tế (0,25đ), thích hợp phát triển dịch vụ vận tải biển (0,25đ). Trang 6/2
- Câu 4 1.Thế mạnh và hạn chế trong việc xây dựng công nghiệp ở miền núi và (5 đ) Trung du Bắc Bộ -Thế mạnh: + Vị trí: giáp Trung Quốc, Lào, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và biển Đông nên thuận lợi cho việc giao lưu xuất, nhập nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, tiếp thu khoa học kĩ thuật, nguồn lao động lành nghề bằng các loại hình giao thông vận tải: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không. + Khoáng sản: giàu tài nguyên khoáng sản nhất cả nước, phong phú về chủng loại (than, sắt, thiếc, ), đặc biệt là than có trữ lượng lớn, phân bố tập trung + Thủy điện: dồi dào (sông Đà, sông Chảy, sông Gâm) + Đất đai: khí hậu, thuận lợi cho các cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn phát triển, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm + Vùng biển giàu tiềm năng thủy sản, là cơ sở để phát triển ngành chế biến thủy, hải sản -Hạn chế: + Tài nguyên bị cạn kiệt do khai thác quá mức + Hạn chế về cơ sở hạ tầng, làm cho việc giao lưu trong và ngoài vùng còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới + Là vùng sinh sống của nhiều dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp + Thiếu lao động có trình độ chuyên môn 2.Đặc điểm phân bố các điểm công nghiệp và các trung tâm công nghiệp ở miền núi và Trung du Bắc Bộ -Nhận xét: + Các điểm công nghiệp, các trung tâm công nghiệp nhỏ phân bố ở các thị xã miền núi, gắn với việc chế biến nông sản (chè Hà Giang, thực phẩm ở Mộc Châu, Sơn La, Lai Châu), khai thác khoáng sản ở Lào Cai, Tĩnh Túc, + Các trung tâm công nghiệp thường có qui mô trung bình, riêng Quảng Ninh là trung tâm công nghiệp lớn. Cơ cấu ngành tương đối đa dạng, với ưu thế là ngành công nghiệp nặng và một số ngành công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản. Các trung tâm công nghiệp thường phân bố ở các thành phố. + Nhìn chung công nghiệp còn kém phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng do thiếu sự đồng bộ của nguồn lao động có tay nghề với cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông vận tải. -Một số trung tâm công nghiệp điển hình: + Quảng Ninh: khai thác than, cơ khí, nhiệt điện + Bắc Giang: hóa chất phân bón, thực phẩm, chế biến gỗ, cơ khí + Thái Nguyên: luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, khai thác chế biến gỗ, Trang 7/2
- chế biến chè, nhiệt điện nhỏ + Việt Trì: hóa chất, cơ khí, vật liệu xây dựng, thực phẩm, gỗ, giấy + Hòa Bình: thủy điện, vật liệu xây dựng Hết Trang 8/2