Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2020-2021 (Kèm hướng dẫn chấm)

docx 7 trang hoanvuK 09/01/2023 2462
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2020-2021 (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2020_20.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2020-2021 (Kèm hướng dẫn chấm)

  1. PHÒNG GD&ĐT THANH OAI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học 2020 – 2021, môn Sinh học Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 25/11/2020 (Đề thi có 01 trang; Người coi thi không giải thích gì thêm) Câu I. (3,0 điểm) 1. Trình bày nguyên tắc truyền máu an toàn. Nguyên nhân và ý nghĩa của hiện tượng đông máu? 2. Ruột non có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn? 3. Tại sao nói thận nhân tạo là đơn vị cứu tinh của những bệnh nhân suy thận? Câu II. (3,0 điểm) 1. Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào? Giải thích? 2. Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi. 3. Gan đóng vai trò gì đối với tiêu hóa, hấp thụ thức ăn? Tại sao người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật? 4. Khi nuốt ta có thở không? Vì sao? Giải thích tại sao vừa ăn vừa cười nói lại bị sặc? Câu III. (2,0 điểm) 1. Xương có tính chất và thành phần hóa học như thế nào? Nêu thí nghiệm để chứng minh thành phần hóa học có trong xương. 2. Giải thích nguyên nhân có hiện tượng “Chuột rút” ở các cầu thủ bóng đá. Câu IV. (4,0 điểm) 1. Hãy phân biệt: - Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội. - Nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính. 2. Tại sao nói giảm phân I mới là phân bào giảm nhiễm, còn giảm phân II là phân bào nguyên nhiễm? 3. Nêu những điểm giống và khác nhau giữa trứng và tinh trùng. So sánh quá trình tạo tinh trùng và trứng ở động vật. Câu V. (3,5 điểm) 1. So sánh những đặc điểm cơ bản của ARN với ADN về cầu trúc và chức năng. 2. Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN. 3. Nêu bản chất, mối liên hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ : Gen (1 đoạn ADN) mARN Prôtêin tính trạng Câu VI. (1,5 điểm) 1. Vì sao prôtêin có tính đa dạng và đặc thù? 2. Trong trường hợp 1 gen quy định một tính trạng thì gen lặn có thể biểu hiện ra kiểu hình khi nào? Câu VII. (3,0 điểm) Cho lai 2 cây đậu Hà Lan thuần chủng hoa đỏ, hạt nhăn với hoa trắng, hạt trơn. F1 thu được toàn cây hoa đỏ, hạt trơn. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2 898 cây hoa đỏ, hạt trơn; 301 hoa đỏ, hạt nhăn; 299 hoa trắng, hạt trơn; 102 hoa trắng, hạt nhăn. 1. Các cặp tính trạng trên đã di truyền theo quy luật nào? Giải thích. 2. Cho các cây F1 trên lai phân tích. Đời con sinh ra sẽ phân li về kiểu gen, kiểu hình như thế nào? - Hết - HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC Câu I. (3,0 điểm)
  2. 1. (1,0 điểm) Điểm - Nguyên tắc truyền máu: + Lúc truyền máu người ta chú ý đến nguyên tắc, xem chất bị ngưng trong (0,25đ) hồng cầu người cho có bị chất gây ngưng trong huyết tương của người nhận làm cho hồng cầu bị dính lại hay không, do đó cần phải thử máu. + Phải xét nghiệm máu để xem có bị các loại bệnh truyền nhiễm hay không. (0,25đ) - Nguyên nhân của hiện tượng đông máu: Do tiểu cầu bị vỡ sẽ giải phóng một loại enzim, enzim này cùng với ion canxi Ca++ giúp hình thành sợi tơ (0,25đ) máu gây đông máu. - Ý nghĩa: Sự đông máu giúp người bị thương tránh mất nhiều máu và có ý (0,25đ) nghĩa trong phẫu thuật. 2. (1,0 điểm) - Ruột non rất dài ở người trưởng thành từ 2,8 – 3m → Tổng diện tích bề (0,25đ) mặt rất lớn (400 – 500 m2). Ruột non có cấu tạo gồm 4 lớp (lớp màng bọc ngoài, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc). - Ruột non có tuyến ruột tiết ra nhiều enzim giúp cho tiêu hóa các loại thức (0,25đ) ăn thành các chất đơn giản glucozơ, axit amin, glyxerin và axit béo được hấp thụ qua thành ruột vào máu để đến các tế bào. - Lớp niêm mạc có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho (0,25đ) diện tích bề mặt bên trong rất lớn (gấp 600 lần so với diện tích mặt ngoài) - Có hệ thống mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc phân bố tới từng (0,25đ) lông ruột. 3. (1,0 điểm) Giải thích Điểm - Nếu bị suy thận họ sẽ có thể bị chết sau vài ngày do bị nhiễm độc những (0,25đ) chất thải của chính cơ thể mình. - Song họ vẫn có thể được cứu sống nếu được cấp cứu kịp thời với sự hỗ trợ của thận nhân tạo. Cụ thể, thận nhân tạo thực chất là một máy lọc máu mà (0,25đ) phần cơ bản quan trọng của nó là lớp màng lọc được con người chế tạo mô phỏng cấu trúc của vách mao mạch cầu thận + Phía trong lớp màng này là máu động mạch của cơ thể với áp lực cao nhờ sự hỗ trợ của máy bơm. (0,25đ) + Phía ngoài là dung dịch nhân tạo được pha chế giống hệt huyết tương, song không có chất thải. - Sự chênh lệch nồng độ giữa máu và dung dịch nhân tạo đã giúp cho các (0,25đ) chất thải trong máu được khuếch tán sang dung dịch và máu được lọc sạch lại qua tĩnh mạch về cơ thể. Câu II. (3,0 điểm) 1. (0,5 điểm) Giải thích Điểm Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp tăng. Giái thích: Khi con người hoạt động mạnh cơ thể cần nhiều năng lượng → Hô hấp tế bào tăng → Tế bào cần nhiều oxi và thải ra nhiều khí cacbonic (0,5đ) → Nồng độ cacbonic trong máu tăng đã kích thích trung khu hô hấp ở hành tủy điều khiển làm tăng nhịp hô hấp. 2. (1,0 điểm) Đặc điểm Điểm
  3. - Phổi là bộ phận quan trọng nhất của hệ hô hấp nơi diễn ra sự trao đổi khí (0,25đ) giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. - Bao ngoài hai lá phổi có hai lớp màng, lớp màng ngoài dính với lồng (0,25đ) ngực, lớp trong dính với phổi, giữa hai lớp có chất dịch giúp cho phổi phồng lên, xẹp xuống khi hít vào và thở ra. - Đơn vị cấu tạo của phổi là phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao (0,25đ) bởi màng mao mạch dày đặc tạo điều kiện cho sự trao đổi khí giữa phế nang và máu đến phổi được dễ dàng. - Số lượng phế nang lớn có tới 700 – 800 triệu phế nang làm tăng bề mặt (0,25đ) trao đổi khí của phổi. 3. (0,75 điểm) Điểm * Vai trò của gan: (0,5đ) - Tiết dịch mật để giúp tiêu hóa thức ăn. - Dự trữ các chất (glicogen, các vitamin: A,D,E,B12). - Khử độc các chất trước khi chúng được phân phối cho cơ thể. - Điều hoà nồng độ protein trong máu như fibrinogen, albumin * Người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật vì khi gan bị bệnh, dịch (0,25đ) mật ít. Nếu ăn mỡ thì khó tiêu và làm bệnh gan nặng thêm. 4. (0,75 điểm) Điểm * Khi nuốt thì ta không thở. (0,5đ) Vì lúc đó khẩu cái mềm (lưỡi gà) cong lên đậy hốc mũi, nắp thanh quản (tiểu thiệt) hạ xuống đậy kín khí quản nên không khí không ra vào được. * Vừa ăn vừa cười đùa bị sặc. Vì: Dựa vào cơ chế của phản xạ nuốt thức ăn. Khi nuốt vừa cười vừa nói, thì (0,25đ) nắp thanh không đạy kín khí quản=> thức ăn có thể lọt vào đường dẫn khí làm ta bị sặc. Câu III. (2,0 điểm) 1. (1,5 điểm) * Xương có tính chất và thành phần hóa học như sau: - Xương có 2 tính chất (0,25đ) + Đàn hồi + Rắn chắc - Thành phần hóa học của xương. (0,25đ) + Chất hữu cơ (chất cốt giao) đảm bảo cho xương có tính đàn hồi + Chất vô cơ chủ yếu là các muối canxi lam cho xương có tính rắn chắc. * Thí nghiệm chứng minh thành phần hóa học của xương. - Lấy một xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch (0,5đ) axitclohiđric 10% sau 10 – 15 phút lấy ra thấy phần còn lại của xương rất mềm và có thể uốn cong dễ dàng Xương chứa chất hữu cơ. - Lấy một xương đùi ếch trưởng thành khác đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không cháy nữa, không còn khói bay lên, bóp nhẹ phần (0,5đ) xương đã đốt thấy xương vỡ vụn ra đó là các chất khoáng Xương chứa chất vô cơ 2. (0,5 điểm)
  4. Nguyên nhân do các cầu thủ bóng đá vận động quá nhiều, ra mồ hôi dẫn đến mất nước, mất muối khoáng, thiếu oxi. Các tế bào cơ hoạt động trong (0,5đ) điều kiện thiếu oxi sẽ giải phóng nhiều axit lactic tích tụ trong cơ ảnh hưởng đến sự co và duỗi của cơ Hiện tượng co cơ cứng hay “Chuột rút” Câu IV. (4,0 điểm) 1. (1,0 điểm) * Điểm khác nhau giữa bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội (0,5 điểm) Bộ NST lưỡng bội Bộ NST đơn bội Điểm - Chứa các cặp NST tương đồng mỗi - Chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp tương (0,25đ) cặp gồm 2 chiếc, 1 có nguồn gốc từ đồng hoặc có nguồn gốc từ bố, hoặc bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ. có nguồn gốc từ mẹ - Ký hiệu: 2n - Ký hiệu: n (0,125đ) - Có trong hầu hết các tế bào bình - Chỉ có trong giao tử (0,125đ) thường trừ giao tử * Điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính (0,5 điểm) NST thường NST giới tính Điểm - Về số lượng : Tồn tại với số cặp - Chỉ tồn tại 1 cặp trong tế bào sinh (0,25đ) lớn hơn 1 trong tế bào sinh dưỡng dưỡng - Về hình dạng : Luôn tồn tại từng - Tồn tại từng cặp tương đồng XX (0,125đ) cặp tương đồng hoặc không tương đồng XY - Chức năng: Mang gen qui định tính - Mang gen qui định tính trạng giới (0,125đ) trạng thường tính 2. (0,5 điểm) Giải thích Điểm - Giảm phân I mới là phân bào giảm nhiễm vì kết thúc lần phân bào này (0,25đ) bộ NST trong tế bào con giảm đi một nửa so với tế bào ban đầu. - Còn giảm phân II là phân bào nguyên nhiễm vì ở lần phân bào này chỉ (0,25đ) ra sự phân chia các crômatít trong mỗi NST kép đi về 2 cực của tế bào, nguồn gốc trong tế bào con không đổi vẫn là n NST. 3. (2,5 điểm) * Những điểm giống và khác nhau giữa trứng và tinh trùng. (1,0 điểm) Giống nhau Điểm + Đều có cấu tạo tế bào: Có màng chât, tế bào chất và nhân, nhân tế bào chứa bộ NST đơn bội khác nguồn gốc và chất lượng NST. + Đều được tạo ra qua quá trình tạo giao tử. (0,5đ) + NST đều ở dạng xoắn cực đại + Góp phần ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ. - Khác nhau: Trứng Tinh trùng Điểm + Sinh ra từ tế bào trứng + Sinh ra từ tế bào sinh tinh + Kích thước lớn, hình cầu lượng + Kích thước bé, lượng TBC ít, TBC nhiều mỗi tinh trùng có 3 phần: Đầu, cổ, đuôi. (0,5đ) + Chỉ có một loại trứng nếu là loại + Có 2 loại tinh trùng đồng giao. + Số lượng ít. + Số lượng nhiều hơn
  5. * So sánh quá trình tạo trứng và tạo tinh trùng (1,5 điểm) Giống nhau Điểm + Đều xảy ra ở các tế bào sinh dục sau khi kết thúc giai đoạn sinh trưởng. + Đều trải qua 3 giai đoạn: Sinh sản, sinh trưởng và chin + Đều xảy ra hàng loạt cơ chế hoạt động của NST: Nhân đôi, phân li, tổ (0,75đ) hợp tự do + Kết quả tạo nên giao tử có bộ NST đơn bội khác nhau về nguồn gốc và chất lượng + Đều là cơ chế sinh học đảm bảo sự kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ - Điểm khác nhau: Tạo tinh trùng Tạo trứng Điểm + Giai đoạn sinh trưởng ngắn, lượng + Giai đoạn sinh trưởng dài, (0,25đ) vật chất tích lũy ít, tế bào sinh tinh có lượng vật chất tích lũy nhiều, tế kích thước bé. bào sinh trứng có kích thước lớn. + Một tế bào sinh tinh trùng kết thúc + Một tế bào sinh trứng kết thúc (0,25đ) giảm phân tạo ra 4 tinh trùng đơn bội giảm phân tạo ra một tế bào trứng và 3 thể định hướng đều có bộ NST đơn bội. + Tinh trùng có kích thước bé, gồm 3 + Trứng có kích thước lớn, có phần: Đầu, cổ, đuôi. Lượng tế bào dạng hình cầu, lượng tế bào chất (0,25đ) chất không đáng kể. nhiều. Câu V. (3,5 điểm) 1. (2,0 điểm) Giống nhau Điểm Về cấu trúc + Đều thuộc loại axit Nucleic, thuộc loại đại phân tử + Đều được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P + Đều là những đa phân tử (0,5đ) + Đơn phân là Nucleotit. Có 4 loại Nu. Mỗi đơn phân đều có cấu tạo gồm 3 thành phần: 1 gốc đường, 1 axit photphoric. 1 bazơ nitrơ. Về chức Đều có vai trò trong quá trình di truyền và tổng hợp (0,25đ) năng protein. - Khác nhau: Đặc điểm ADN ARN Điểm so sánh - Đường C5H10O4 - Đường C5H10O5 - Khối lượng, kích thước lớn - Khối lượng kích thước nhỏ (0,5đ) Cấu tạo - Có 4 loại đơn phân A, T, G, - Có 4 loại đơn phân: A, X U, G, X. - Là một chuỗi xoắn kép gồm - Gồm có 1 mạch ở dạng (0,25đ) 2 mạch song song xoắn đều thẳng hoặc dạng xoắn các nu giữa 2 mạch liên kết được tổng hợp trên khuôn với nhau theo NTBS A-T, X- mẫu là mạch của gen theo G và ngược lại. NTBS A-U, T-A, X-G, G- X.
  6. + Lưu giữ và truyền đạt thông + mARN: truyền đạt thông (0,5đ) tin di truyền. tin di truyền từ nhân ra tế + Là khuôn mẫu tổng hợp bào chất. Chức năng ARN. + tARN: vận chuyển axit amin tới riboxom- nơi tổng hợp protein. + rARN: là thành phần cấu tạo nên riboxom. 2. (1,0 điểm) Quá trình tự nhân đôi của ADN Điểm - Thời gian, địa điểm: diễn ra trong nhân tế bào, ở kì trung gian, khi đó (0,25đ) NST ở dạng sợi mảnh duỗi xoắn. - Quá trình: + Phân tử ADN tháo xoắn (0,5đ) + Hai mạch đơn tách nhau dần dần. + Các Nu trên mỗi mạch đơn lần lượt liên kết với các Nu tự do trong môi trường nội bào theo NTBS: A-T, G- X và ngược lại để hình thành mạch mới. + Trong quá trình nhân đôi của ADN có sự tham gia của các enzim - Kết thúc: Từ 1 phân tử ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống nhau và giống hệt mẹ. (0,25đ) 3. (0,5 điểm) Bản chất mối quan hệ được thể hiện trong sơ đồ Điểm Trình tự các nuclêôtit trong ADN (gen) quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN, qua đó quy định trình tự các axitamin cấu thành (0,5đ) prôtêin. Prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. Câu VI. (1,5 điểm) 1. (0,5 điểm) Giải thích Điểm + Tính đặc thù của prôtêin được thể hiện ở thành phần, số lượng và trình (0,25đ) tự sắp xếp của các axitamin, cấu trúc không gian. + Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với hơn 20 loại axitamin xếp theo (0,25đ) những cách khác nhau đã tạo nên tính đa dạng của prôtêin. 2. (1,0 điểm) Trong trường hợp 1 gen quy định một tính trạng thì gen lặn có thể biểu Điểm hiện ra kiểu hình khi: - Ở trạng thái đồng hợp lặn. (0,25đ) - Chỉ có 1 alen (thể khuyết nhiễm) trong tế bào lưỡng bội. (0,25đ) - Chỉ có một alen ở đoạn không tương đồng của cặp XY (hoặc XO). (0,25đ) - Chỉ có một alen ở cơ thể mang cặp NST bị mất đoạn có alen trội tương (0,25đ) ứng, ở thể đơn bội, ở thể lưỡng bội đột biến gen trội thành gen lặn ở cặp gen dị hợp tử (Aa aa).
  7. Câu VII. (3,0 điểm) 1. (1,25 điểm) - Xét riêng từng cặp tính trạng: + Về màu sắc: (0,25đ) Đỏ 898 301 3 Trắng 299 102 1 (Tuân theo qui luật phân li của Men đen) Tính trạng đỏ là trội so với trắng KG của F1 dị hợp + Về hình dạng: (0,25đ) Trơn 898 299 3 (Tuân theo qui luật phân li của Men đen) Nhăn 301 102 1 Tính trạng trơn là trội so với nhăn KG của F1 dị hợp Tổ hợp 2 cặp tính trạng ở F2 là (0,5đ) 898 đỏ, trơn : 301 đỏ, nhăn : 299 trắng, trơn : 102 trắng, nhăn ~ 9: 3: 3: 1= (3:1) (3:1). Vậy tỉ lệ kiểu hình F2= tích tỉ lệ các cặp tính trạng hợp thành nó => 2 cặp (0,25đ) tính trạng trên đã di truyền độc lập với nhau và di truyền theo quy luật phân ly độc lập của Menden. 2. (1,75 điểm) Vì Pt/c, F1 đồng tính đỏ, trơn => Đỏ là trội so với trắng (0,25đ) Trơn là trội so với nhăn F1 dị hợp về 2 cặp gen Qui ước A quy định hoa đỏ (0,25đ) a quy định hoa trắng B quy định hạt trơn b quy định hạt nhăn Thì ta có F1 đỏ, trơn có kiểu gen: AaBb - Lai phân tích F1 nghĩa là lai với cây có kiểu hình lặn là: trắng, nhăn có (0,25đ) KG là aabb Sơ đồ lai F1 KH Đỏ, trơn x Trắng, nhăn (0,5đ) KG AaBb x aabb 1 1 1 1 G AB: Ab: aB: ab 1ab 4 4 4 4 1 1 1 1 F Tỉ lệ KG: AaBb: Aabb: aaBb: aabb (0,25đ) b 4 4 4 4 Tỉ lệ KH: 1 đỏ, trơn: 1 đỏ, nhăn: 1 trắng, trơn: 1 trắng, nhăn . (0,25đ) Vậy khi lai phân tích F1 thì tỉ lệ KG, KH phân li theo tỉ lệ 1: 1: 1:1. Hết