Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2009-2010

pdf 3 trang nhatle22 5220
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2009_20.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2009-2010

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2009 – 2010 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. a. Nguyên tắc bổ sung thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử ? b. Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng. Câu 2. a. Giả sử 1 mạch đơn của phân tử ADN có tỉ lệ (A+G): (T+X) = 0,5 thì tỉ lệ này trên mạch bổ sung và trên cả phân tử ADN là bao nhiêu? b. Người ta làm thí nghiệm, sử dụng 2 loại enzym khác nhau để cắt đôi một đoạn phân tử ADN theo một đường thẳng sao cho số lượng nuclêôtit của 2 nửa bằng nhau. - Với enzym 1 thu được số nuclêôtit của một nửa là: A = T = G = 1000, X = 1500. - Với enzym 2 thu được số nuclêôtit của một nửa là: A = T = 750, X = G = 1500. Hãy xác định cách cắt của mỗi loại enzym trên ? Câu 3. a. Trong hình vẽ một tế bào có 28 nhiễm sắc thể đơn đang phân li về 2 cực. Hãy cho biết: - Hình vẽ muốn mô tả tế bào đang ở kì nào của hình thức phân bào nào? - Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài có tế bào mô tả trong hình vẽ nói trên là bao nhiêu? b. Ở một số loài giao phối, đôi khi bắt gặp cá thể đực có 3 nhiễm sắc thể giới tính, kí hiệu XXY. Hãy trình bày các cơ chế có thể dẫn tới trường hợp sinh ra những cá thể như trên? Câu 4. Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn (kí hiệu h) nằm trên nhiễm sắc thể X gây ra, người có gen trội (kí hiệu H) không bị bệnh này; gen H và h đều không có trên nhiễm sắc thể Y. a. Một người bị bệnh máu khó đông có người em trai đồng sinh không mắc bệnh này, cho rằng trong giảm phân ở bố và ở mẹ không xẩy ra đột biến . Hãy cho biết - Cặp đồng sinh này là cùng trứng hay khác trứng? Giải thích? - Người bị bệnh máu khó đông thuộc giới tính nào? Vì sao? b. Giả thiết hai người nói trên đều là nam giới và cùng bị bệnh máu khó đông thì có thể khẳng định được họ là đồng sinh cùng trứng hay không? Vì sao? Câu 5. Người ta thực hiện hai phép lai khác nhau ở một loài động vật: - Phép lai 1: Lai bố mẹ thuần chủng: lông dài, mắt thỏi với lông ngắn, mắt bình thường được F1 toàn lông dài, mắt bình thường. Tiếp tục lai F1 với nhau ở F2 có 25% lông dài, mắt thỏi, 50% lông dài, mắt bình thường, 25% lông ngắn, mắt bình thường. - Phép lai 2: Lai bố mẹ thuần chủng: lông dài, mắt bình thường với lông ngắn, mắt thỏi được F1 toàn lông dài, mắt bình thường. Tiếp tục lai F1 với nhau được F2 có 75% lông dài, mắt bình thường, 25% lông ngắn, mắt thỏi . Biện luận xác định kiểu gen của các cặp bố mẹ trong hai phép lai trên và viết sơ đồ lai từ P đến F 2. Biết rằng cấu trúc của các nhiễm sắc thể không thay đổi trong giảm phân. Câu 6. a. Thế nào là giới hạn sinh thái? Sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển như thế nào khi chúng sống trong khoảng thuận lợi, khi sống ngoài khoảng thuận lợi nhưng trong giới hạn chịu đựng và khi sống ngoài giới hạn chịu đựng về một nhân tố sinh thái nào đó? b. Trong các quần xã trẻ, số lượng cá thể mỗi loài sẽ như thế nào khi độ đa dạng loài còn thấp và khi độ đa dạng loài tăng cao dần? c. Độ phức tạp của lưới thức ăn ở rừng vùng nhiệt đới và rừng vùng ôn đới khác nhau như thế nào? Giải thích vì sao có sự khác nhau như vậy? Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh: SBD 1
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM Môn SINH HOC THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS - Tỉnh Vinh Phúc (Năm học 2009 – 2010) Câu ý Nội dung Điểm 1 a Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong các cơ chế di truyền (1,0 đ) + Cơ chế nhân đôi của ADN : Các nuclêôtit ở mỗi mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung ( A -T, G - X) 0,25 + Cơ chế tổng hợp ARN: Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung (U của môi trường chỉ liên kết với A của mạch gốc, A của môi trường liên kết với T của mạch gốc ; G của môi trường liên kết với X mạch gốc và ngược lại) 0,25 + Trong cơ chế tổng hợp chuỗi axit amin: Các nuclêôtit ở bộ ba đối mã (anticôdon ) khớp bổ sung với các nuclêôtit của bộ ba mã sao (côđon) trên mARN ( A -U, G -X) . 0,25 b Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng : Trình tự các nuclêôtit trên mạch gốc của gen quy định trình tự các nuclêôtit trên mARN từ đó quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc I của prôtêin và biểu hiện thành tính trạng . 0,25 (Học sinh có thể trả lời bằng sơ đồ: Gen → mARN → Prôtêin → Tính trạng) 2 a - Tỉ lệ (A + G): (T + X) trên mạch bổ sung: (1,0đ) Giả sử mạch đã cho là mạch 1, theo nguyên tắc bổ sung ta có: (A1+G1): (T1+X1) = ( T2+X2): (A2+G2) = 0,5 => (A2+G2) : (T2+X2) = 2 0,25 - Trong cả phân tử ADN : (A+G) : (T+X) = 1 0,25 b - Xác định cách cắt : + Enzym 1 : Cắt dọc ADN vì G khác X => G và X không còn tuân theo nguyên tắc bổ sung 0,25 + Enzym 2: Cắt ngang ADN vì A = T và G = X tuân theo nguyên tắc bổ sung 0,25 3 a - Trường hợp 1: (2,0 đ) + Hình vẽ mô tả tế bào đang ở kì sau của quá trình nguyên phân. 0,25 + Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài: Ở kì sau của quá trình nguyên phân trong mỗi tế bào có 4n nhiễm sắc thể đơn đang phân li nên 2n = 28 : 2 = 14 (NST). 0,25 - Trường hợp 2: + Hình vẽ mô tả tế bào đang ở kì sau II của giảm phân 0,25 + Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài: Ở kì sau II của giảm phân, trong mỗi tế bào có 2n nhiễm sắc thể đơn đang phân li nên 2n = 28 (NST) . 0,25 b - Cơ chế thứ nhất: Khi giảm phân không bình thường ở người mẹ: + Cặp NST giới tính XX ở mẹ sau khi đã nhân đôi không phân li 1 lần trong giảm phân , tạo ra loại trứng có 2 NST X , kí hiệu XX 0,25 + Trứng có XX được thụ tinh với tinh trùng bình thường mang Y có thể sinh ra con đực có 3 NST giới tính, kí hiệu XXY . 0,25 - Cơ chế thứ hai: Khi giảm phân không bình thường ở người bố: + Cặp NST giới tính XY ở bố sau khi đã nhân đôi không phân li ở lần phân bào I, nhưng đến lần phân bào II thì phân li bình thường, tạo ra loại tinh trùng có 2 NST giới tính khác nhau, kí hiệu XY 0,25 + Tinh trùng có XY thụ tinh với trứng bình thường (mang X) có thể sinh ra con đực có 3 NST giới tính, kí hiệu XXY 0,25 4 a - Dạng đồng sinh : + Cặp sinh đôi này là đồng sinh khác trứng 0,25 (2,0 đ) + Giải thích: Hai người đồng sinh chỉ có 1 người bị bệnh chứng tỏ kiểu gen của họ khác nhau, suy ra họ được sinh ra từ 2 hợp tử khác nhau 0,5 - Giới tính của người bị bệnh: Có thể là nam hoặc nữ 0,25 Giải thích: Vì không biết kiểu hình của bố nên có 2 khả năng: + Khả năng 1 : Người bị bệnh là nam (XhY) nếu nhận được NST Y từ bố và Xh từ mẹ. 0,25 + Khả năng 2: Người bị bệnh là nữ (Xh Xh) nếu nhận được NST Xh từ bố và NST Xh từ mẹ 0,25 2
  3. b - Không thể khẳng định chắc chắn họ là đồng sinh cùng trứng được. 0,25 - Giải thích : Chỉ giống nhau về giới tính và về 1 tính trạng (bệnh) do cùng có gen lặn trên X gây ra thì chưa đủ yếu tố để kết luận họ có kiểu gen hoàn toàn giống nhau 0,25 5 - Biện luận : (2,0 đ) + Ở cả 2 phép lai đều cho ra F1 toàn lông dài, mắt bình thường, đến F2 tỉ lệ : 3 lông dài : 1 lông ngắn ; 3 mắt bình thường :1 mắt thỏi, suy ra lông dài trội (kí hiệu A) so với lông ngắn (kí hiệu a); mắt bình thường trội (kí hiệu B) so với mắt thỏi (kí hiệu b) 0,25 + Tỉ lệ KH ở F2 là 1: 2 :1 hoặc 3 : 1 đều khác so với tích của 2 tỉ lệ : (3 : 1) × (3 : 1) suy ra 2 cặp gen liên kết trên một cặp nhiễm săc thể 0,25 Từ những lập luận ở trên ⇒ KG ở P là: Ab aB + Phép lai 1 : Pt/c : (lông dài, mắt thỏi) và (lông ngắn, mắt bình thường) 0,25 Ab aB AB ab + Phép lai 2 : Pt/c : (lông dài, mắt bình thường) và (lông ngắn, mắt thỏi) AB ab 0,25 (Học sinh có thể biện luận theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa) - Sơ đồ lai từ P đến F2 : Ab aB + Phép lai 1: Pt/c . (lông dài, mắt thỏi) × (lông ngắn, mắt bình thường) Ab aB Ab G : Ab × aB → F : (lông dài, mắt bình thường) P 1 aB 0,25 Ab Ab aB F : 1/4 : 1/2 : 1/4 2 Ab aB aB 25% lông dài, mắt thỏi : 50% lông dài, mắt bình thường : 25% lông ngắn, mắt bình thường = 1: 2 :1 AB ab 0,25 + Phép lai 2: Pt/c : (lông dài, mắt bình thường) × (lông ngắn, mắt thỏi) AB ab AB G : AB × ab → F : (lông dài, mắt bình thường) P 1 ab AB AB ab 0,25 F : 1/4 : 1/2 : 1/4 2 AB ab ab 75% lông dài, mắt bình thường : 25% lông ngắn, mắt thỏi = 3 : 1 . 0,25 a - Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh 6 thái nào đó; ở đó có giới hạn trên, giới hạn dưới và khoảng thuận lợi 0,25 (2,0 đ) - Khi sinh vật sống trong khoảng thuận lợi: sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất 0,25 - Khi sống ngoài khoảng thuận lợi nhưng trong giới hạn: Sinh trưởng và phát triển kém hơn vì luôn phải chống chịu trước những yếu tố bất lợi từ môi trường . 0,25 - Khi sinh vật sống ngoài giới hạn chịu đựng: sẽ yếu dần và chết 0,25 b - Số lượng cá thể mỗi loài nhiều khi độ đa dạng loài còn thấp: . 0,25 - Số lượng cá thể mỗi loài giảm dần về mức tối thiểu khi độ đa dạng loài tăng dần 0,25 c - Khác nhau về độ phức tạp của lưới thức ăn: Ở rừng vùng nhiệt đới thường có lưới thức ăn phức tạp hơn nhiều so với ở rừng vùng ôn đới. 0,25 - Giải thích : Vì ở rừng vùng nhiệt đới, chế độ khí hậu trong năm thay đổi nhỏ do đó có độ đa dạng về loài cao hơn ở rừng vùng ôn đới . . 0,25 Hết 3