Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2020-2021 (Kèm hướng dẫn chấm)

docx 6 trang hoanvuK 09/01/2023 3200
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2020-2021 (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2020_202.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2020-2021 (Kèm hướng dẫn chấm)

  1. PHÒNG GD&ĐT THANH OAI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học 2020 – 2021, môn Lịch sử Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 25/11/2020 (Đề thi có 01 trang; Người coi thi không giải thích gì thêm) Câu 1: (3,0 điểm) Hãy khái quát tình hình kinh tế, khoa học – kĩ thuật của Liên Xô từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho sự phát triển đất nước? Câu 2: (3,0 điểm) Trình bày các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Vì sao thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai? Câu 3: (3,0 điểm) Trình bày sự ra đời và quá trình phát triển của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Theo em Việt Nam có thời cơ và thách thức gì khi ra nhập ASEAN? Câu 4: (4,0 điểm) So sánh tình hình phát triển kinh tế của Mĩ và Nhật Bản trong các giai đoạn: Từ năm 1945 –1950; 1950 – 1973; 1990 – 2000. Các nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Mĩ và Nhật Bản trong giai đoạn 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX có điểm gì giống và khác nhau? Câu 5: (4,0 điểm) Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, với những nội dung sau: Tên giai cấp, đời sống nghề nghiệp, thái độ đối với dân tộc? Câu 6: (3,0 điểm) Xác định mốc thời gian khởi đầu cuộc hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Lý giải vì sao Nguyễn Tất Thành lại có quyết định ấy? - Hết -
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1 Hãy khái quát tình hình kinh tế, khoa học – kĩ thuật của Liên Xô từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX. 3,0 Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho sự phát triển đất nước? * Khái quát tình hình kinh tế, khoa học - kĩ thuật của Liên xô từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX: - Giai đoạn khôi phục kinh tế (1945 – 1950): + Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Liên xô chịu nhiều tổn thất nặng nề 0,5 Vì vậy, Liên xô phải thực hiện khôi phục kinh tế sau chiến tranh. + Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 – 1950) của Liên xô hoàn thành trước 0,5 thời hạn 9 tháng. Năm 1949, Liên xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mĩ. - Giai đoạn đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội năm (1950 – 1970): + Từ năm 1950 đến giữa những năm 70, Liên xô thực hiện nhiều kế hoạch 0,5 dài hạn xây dựng chủ nghĩa xã hội, đạt nhiều thành tựu to lớn: đến nửa đầu những năm 70 Liên xô trở thành cường quốc công nghiệp thứ 2 thế giới (sau Mĩ) + Liên xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957) Đi 0,5 tiên phong trong Chinh phục Vũ trụ (1961) Đạt được thế cân bằng so với Mỹ về khoa học quân sự * Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm: 1,0 (Đây là về câu hỏi mở, dựa vào những thành tựu mà nhân dân Liên xô đạt được, các thí sinh liên hệ, suy luận để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Mỗi bài học kinh nghiệm được 0,25 điểm, nhưng không vượt quá khung điểm cho phép (Cán bộ chấm thi có thể tham khảo các bài học kinh nghiệm dưới đây). + Áp dụng thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật + Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước + xây dựng các ngành công nghiệp mũi nhọn + Chú trọng nghiên cứu khoa học kĩ thuật để vận dụng vào sản xuất + Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế 2 Trình bày các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945. Vì sao thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã 3,0 góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai? * Các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc: - Từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX: 1,0 + Năm 1945, các nước In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào tuyên bố độc lập. + Năm 1950, Ấn Độ giành độc lập. + Năm 1959, cuộc cách mạng của nhân dân Cu-ba giành thắng lợi. + Năm 1960 17 nước châu phi giành độc lập. Đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân về cơ bản bị sụp đổ. - Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX: 0,5 + Tháng 9/1974, Ghi-nê Bít-xao giành được độc lập. + Tháng 6/1975, Mô-dăm-bích giành được độc lập.
  3. + Tháng 11/1975, Ăng-gô-la giành được độc lập. - Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX, chế độ phân 0,5 biệt chủng tộc bị xóa bỏ ở các nước: + Năm 1980, Dim-ba-bu-ê. + Năm 1990, Tây Nam Phi. + Năm 1993, Cộng hòa Nam Phi. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc sụp đổ hoàn toàn. * Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai: - Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị sụp đổ hoàn toàn. 0,25 - Góp phần tăng cường lực lượng và mở rộng trận địa của chủ nghĩa xã hội 0,25 (với thắng lợi của cách mạng Trung Quốc, Việt Nam, Cu-ba). - Hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi đã ra đời. Các nước Á, Phi, Mĩ la-tinh 0,25 ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị. - Góp phần làm xói mòn trật tự hai cực I-an-ta. 0,25 3 Trình bày sự ra đời và quá trình phát triển của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Theo em Việt Nam có thời cơ và thách thức gì 3,0 khi ra nhập ASEAN? * Sự ra đời và quá trình phát triển của tổ chức ASEAN: - Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập, tại 0,5 Băng Cốc với sự tham giam của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-lip- pin, Xingapo, Ma-lai-xi-a - 1967 – 1976, ASEAN là một tổ chức còn non trẻ, sự hợp tác trong khu vực 0,25 còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. - Tháng 2/1976, Hiệp ước Ba-li được kí kết hoạt động của ASEAN có sự 0,25 khởi sắc. - quá trình mở rộng thành viên được đẩy mạnh: 0,5 + Năm 1984, Bru-nây ra nhập ASEAN, trở thành thành viên thức 6. + Năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên thức 7. + Năm 1997, Lào và Mi-an-ma được kết nạp vào ASEAN. Trở thành thành viên thứ 8 và thứ 9. + Năm 1999, Cam-pu-chia trở thành thành viên thức 10. Đến năm 1999, 10 nước ASEAN cùng đứng chung trong một tổ chức thống nhất. * Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN: - Thời cơ: + Về kinh tế: Kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế các nước 0,25 trong khu vực. Tranh thủ nguồn vốn, khoa học – kĩ thuật của các nước phát triển hơn trong khu vực + Về văn hóa – giáo dục: được giao lưu, tăng cường hiểu biết về văn hóa 0,25 giữa các nước; tiếp cận với nền văn hóa – giáo dục tiên tiến của các nước phát triển hơn trong khu vực + Về an ninh – chính trị: góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường 0,25 quốc tế; chung tay với các nước khác giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định của khu vực - Thách thức: + Sự cách biệt về ngôn ngữ, văn hóa, thể chế chính trị; Sự chênh lệch về 0,25 trình độ phát triển giữa Việt Nam với các nước trong khu vực nếu không phát triển sẽ có nguy cơ tụt hậu.
  4. + Sự cạnh tranh quyết liệt từ các nước trong khu vực. 0,25 + Hội nhập dễ bị “hòa tan” đánh mất bản sắc và truyền thống của đan tộc 0,25 4 So sánh tình hình phát triển kinh tế của Mĩ và Nhật Bản trong các giai đoạn: 1945 – 1950; 1950 – 1973; 1990 – 2000. Các nhân tố thúc đẩy sự 4,0 phát triển kinh tế của Mĩ và Nhật Bản trong giai đoạn 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX có điểm gì giống và khác nhau? * So sánh tình hình phát triển kinh tế của Mĩ và Nhật Bản: Giai đoạn 1945 – 1950: - Sự phát triển của Mĩ: + giàu mạnh nhất thế giới 0,25 + Biểu hiện: Hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới; sản lượng nông 0,25 nghiệp gấp 2 lần sản lượng của 5 nước (Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật); chiếm 3/4 dự trữ vàng thế giới; chủ nợ duy nhất trên thế giới - Sự phát triển của Nhật: + Kinh tế kém phát triển do chiến tranh tàn phá 0,25 + Biểu hiện: Công nghiệp sản xuất đình đốn; nông nghiệp trì trệ; hàng hóa 0,25 đắt đỏ khan hiếm, lạm phát nặng nề Giai đoạn 1950 – 1973: - Sự phát triển của Mĩ: + Mĩ vẫn đứng đầu thế giới về nhiều mặt, nhưng về kinh tế không còn giũ 0,25 ưu thế tuyệt đối như trước. + Biểu hiện: Sản lượng công nghiệp giảm những vẫn chiếm 40% của thế 0,25 giới; vàng cạn dần nhưng vẫn đạt hơn 11 tỉ USD - Sự phát triển của Nhật: + Nền kinh tế phục hồi và phát triển một cách “ thần kì” 0,25 + Biểu hiện: Tổng sản phẩm quốc dân vươn lên đứng thứ hai trên thế giới 0,25 (sau Mĩ); thu nhập bình quân trên đầu người đứng thứ hai thế giới sau Thụy Sĩ; công nghiệp tăng trưởng trên 13% trên năm (1950 – 1970); tự túc 80% lương thực, 2/3 nhu cầu thịt sữa, nghề đánh cá phát triển Giai đoạn 1990 – 2000: - Sự phát triển của Mĩ: + Mĩ vẫn đứng đầu thế giới, mặc dù ưu thế bị giảm sút 0,25 + Biểu hiện: Liên Xô sụp đổ, Mĩ là nước phát triển nhất và muốn thiết lập 0,25 trật tự thế giới “đơn cực”. Tuy nhiên, tham vọng đó chưa thể đạt được. - Sự phát triển của Nhật: + Nhật rơi vào khủng hoảng 0,25 + Biểu hiện: Tốc độ tăng trưởng giảm liên tục ; nhiều công ty bị phá sản, 0,25 ngân hàng thâm hụt * Điểm giống và khác nhau về các nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Mĩ và Nhật Bản: - Giống nhau: 0,5 + Tận dụng tốt các yếu tố quốc tế thuận lợi (Mĩ – lợi dụng chiến tranh để làm giàu; Nhật – viện trợ của Mĩ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam) + Áp dụng khoa học – kĩ thuật + Vai trò quản lí của nhà nước + Các công ty năng động, có tầm nhìn, cạnh tranh cao - Khác nhau: 0,5 + Mĩ: Lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên, không bị chiến tranh tàn phá
  5. + Nhật: Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu; chi phí quân sự thấp nên tập trung phát triển kinh tế 5 Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, với những nội dung sau: Tên giai 4,0 cấp, đời sống nghề nghiệp, thái độ đối với dân tộc? Thí sinh lập được bảng. 0,25 Mỗi ô kiến thức đúng được 0,25 điểm. 3,75 Giai cấp Đời sống nghề nghiệp Thái độ đối với dân tộc tầng lớp Địa chủ Kinh doanh ruộng đất, bóc Đánh mất ý thức dân tộc, làm phong kiến lột địa tô tay sai cho đế quốc Nông dân Làm ruộng, đóng mọi thứ Có ý thức dân tộc sâu sắc, sẵn thuế, bị bóc lột nặng nề sàng tham gia các cuộc đấu tranh; là lực lượng cách mạng đông đảo Công nhân Bán sức lao động, làm thuê, Kiên quyết chống đế quốc bị bóc lột nặng nề giành độc lập, xóa bỏ chế độ phong kiến, là lực lượng lãnh đạo cách mạng Tư sản Kinh doanh công thương Chưa có thái độ hưởng ứng nghiệp, bị chèn ép hay tham gia các cuộc cách mạng ở đầu thế kỉ XX. Một bộ phận có ý thức dân tộc, nhưng cơ bản là thỏa hiệp với đế quốc Tiểu tư sản Làm công ăn lương, buôn Có ý thức dân tộc, tích cực bán nhỏ tham gia vào các cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX 6 Xác định mốc thời gian khởi đầu cuộc hành trình ra đi tìm đường cứu 3,0 nước của Nguyễn Tất Thành. Lí giải vì sao Nguyễn Tất Thành lại có quyết định ấy. * Xác định thời gian Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước từ giữa 0,5 năm 1911. * Lí giải Nguyễn Tất Thành có quyết định như vậy vì: - Xuất phát từ yếu tố quê hương: Đất nước bị xâm lược, yêu cầu giải phóng 0,25 dân tộc là yêu cầu cấp thiết. + Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, nhân dân Việt Nam vừa bị bóc lột 0,25 về kinh tế, vừa phải chịu nỗi nhục mất nước. Độc lập tự do là khát vọng của cả dân tộc + Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam trở lên sâu sắc, nổi bật là mâu thuẫn 0,25 giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với Pháp và bọn phản động tay sai. Nhiệm vụ cứu nước được đặt ra cấp thiết - Xuất phát từ yếu tố dân tộc: Sự khủng hoảng về đường lối, đòi hỏi phải 0,5 tìm ra con đường cứu nước mới + Cuối thế kỉ XIX, nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp không thành công , 0,25 con đường giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ phong kiến bị thất bại.
  6. + Đầu thế kỉ XX, các sĩ phu yêu nước tiếp thu trào lưu tư tưởng mới, tiến 0,25 hành cuộc vận động cứu nước theo khuyenh hướng dân chủ tư sản , nhưng không thành công. Sự nghiệp giải phóng dân tộc lâm vào tình trạng khủng hoảng về đường lối, cần phải tiếp tục đi tìm và lựa chọn con đường cứu nước tiến bộ hơn. - Xuất phát từ yếu tố cá nhân: + Nguyễn Tất Thành sớm có chí “đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”. 0,5 Thời niên thiếu, Nguyễn Tất Thành được tiếp thu truyền thống yêu nước của gia đình và quê hương, nhiều lần chứng kiến cảnh nhân dân bị Pháp đánh đập, bóc lột tàn bạo nên người sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. + Tuy khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối (Phan Bội Châu 0,25 và Phan Châu Trinh), nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành cách làm của họ, nên quyết định tìm con đường cứu nước mới. - Hết -