Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Tân Ước

doc 10 trang nhatle22 3050
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Tân Ước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2018_201.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Tân Ước

  1. PHÒNG GD&ĐT THANH OAI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THCS TÂN ƯỚC Môn: LỊCH SỬ Thời gian: 150 phút I. TRẮC NGHIỆM: ( 7,5đ) Chọn ý đúng nhất trong các câu sau: 1. Hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Liên Xô như thế nào? A.Nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại tới 10 năm. B.Nền kinh tế Liên Xô phát triển nhanh chóng. C.Nền kinh tế Liên Xô lâm vào khủng hoảng. D.Nền kinh tế Liên Xô phát triển nhảy vọt 2. Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực KHKT là: A. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ. B. Nhiều rô-bốt nhất thế giới, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ. C. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, đưa người đầu tiên lên mặt trăng D. Chế tạo bom nguyên tử, tàu sân bay lớn và nhiều nhất thế giới, du hành vũ trụ. 3. Thời gian tồn tại của chế độ XHCN ở Liên Xô là: A. 1917-1991 B. 1918- 1991 C. 1922- 1991 D. 1945- 1991 4 . Tại sao gọi là “Năm Châu Phi” A.Phong trào đấu tranh bắt đầu bùng nổ ở Châu Phi B.Năm Ai Cập giành độc lập C.Năm 17 nước Châu Phi tuyên bố độc lập D.Năm tất cả các nước Châu Phi tuyên bố độc lập 5. Nước nào sau 20 năm cải cách ,mở cửa (1979-2000) tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới? A.Mĩ B.Pháp C.Trung Quốc D.Nhật Bản 6. Nước đầu tiên ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập là: A. Việt Nam B. Lào C. Xin-ga-po D. In-đô-nê- xia. 7.Hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN) được thành lập ở đâu ? A.Gia-các –ta ( Inđônêxia) B.Ma-ni-la(Phi-lip-pin) C.Băng Cốc (Thái Lan) D.Cua-la-lăm-pơ(Malaixia 8. Hãy cho biết mục tiêu của tổ chức ASEAN là gì?: A. Giữ gìn hòa bình, an ninh các nước thành viên, củng cố sự hợp tác chính trị, quân sự, giúp đỡ giữa các nước XHCN B. Đẩy mạnh hợp tác ,giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN C. Hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. D. Liên minh với nhau để mở rộng thế lực. 9. Người da đen đầu tiên trong lịch sử Nam Phi trở thành tổng thống là: A. Nen-Xơn Man-đê-la B. Kô-phi An-nan C. Phi-đen Ca-xrơ-rô D. Mác-tin Lu-thơ King 1
  2. 10. Mở đầu cho giai đoạn đấu tranh vũ trang giành chính quyền ở CuBa là gì? A.Cuộc tấn công vào pháo đài Môncađa năm 1953 B.Phi-đen sang Mê-hi-cô C.Phi-đen trở về nước D.Phi-đen lập căn cứ ở Xi-e-ra Ma-e-xtơ-ra 11.”Phong trào 26-7” do Phi-đen thành lập ở đâu? A. Xi-e-ra Ma-e-xtơ-ra B. Mê-hi-cô C.Môncađa D.Lahabana 12. Hãy cho biết tình hình kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới 2? A. Bị tàn phá và thiệt hại nặng nề B.Phụ thuộc chặt chẽ các nước Châu Âu. C.Thu được nhiều lợi nhuận và trở thành nước tư bản giàu mạnh D.Nhanh chóng khôi phục nền kinh tế và phát triển. 13. Nguyên nhân khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2 phục hồi? A. Được đền bù chiến phí từ các nước bại trận. B. Tinh thần lao động tự lực của các nước Tây Âu. C. Được sự giúp đỡ của Liên Xô. D. Sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Mác – san. 14. Liên minh Châu Âu (EU) là tổ chức có tính chất gì? A. Liên minh quân sự. B. Liên minh giáo dục- văn hóa – y tế. C. Liên minh về khoa học kỹ thuật. D. Liên minh kinh tế chính trị. 15. Mĩ lần đầu tiên đưa người lên Mặt Trăng ở thời gian nào? A.Tháng 7 /1969 B.Tháng 7/1970 C Tháng 7/1971 D Tháng 7/1972 II. TỰ LUẬN( 12,5đ) Câu 1 ( 3,5đ) Hãy lựa chọn và phân tích bốn sự kiện chính trị tiêu biểu ở Đông Nam Á có tác động đến quá trình phát triển của tổ chức ASEAN, từ “ASEAN 5 phát triển thành ASEAN 10”. Sự kiện nào đánh dấu ASEAN bắt đầu phát triển? Vì sao? Câu 2 (3,0 điểm): Em hãy trình bày khái quát về quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? Nêu những nét khác biệt cơ bản của phong trào giải phóng dân tộc giữa các nước châu Á , châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh? Giải thích vì sao có sự khác biệt đó? Câu 3 (3,0 điểm) Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay: a, Cu Ba được mệnh danh là “Hòn đảo anh hùng”.Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên? b) Nêu một số hiểu biết của em về mối quan hệ giữa Việt Nam và Cu Ba? Câu 4:( 3,0 điểm) Nguyên nhân nào dẫn đến sự liên kết khu vực của các nước Tây Âu? Sự liên kết khu vực diễn ra như thế nào? 2
  3. B. ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5đ: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp A A A C C D C C A A B C D D A án II. TỰ LUẬN Câu 1: (3,5đ) *Hãy lựa chọn và phân tích bốn sự kiện chính trị tiêu biểu ở Đông Nam Á có tác động đến quá trình phát triển của tổ chức ASEAN, từ “ASEAN 5 phát triển thành ASEAN 10”. - Tháng 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN ) thành lập với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo, Thái Lan. - Năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Đông Dương kết thúc thắng lợi. Tình hình chính trị của khu vực Đông Nam Á bước đầu ổn định, quan hệ giữa các nước Đông Dương với ASEAN có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. - Tháng 2 – 1976, các nước ASEAN kí Hiệp ước Bali đã góp phần tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên thông qua nguyên tắc cơ bản của ASEAN. Lúc này quan hệ giữa ba nước Đông Dương với ASEAN được cải thiện rõ rệt, thể hiện ở việc thiết lập quan hệ ngoại giao - Tháng 10 – 1991, Hiệp định Pari về Campuchia được kí kết, tình hình chính trị ở Đông Nam Á được cải thiện rõ rệt. Từ đây ASEAN có điều kiện mở rộng thành viên Như vậy ASEAN từ năm nước đã phát triển thành mười nước thành viên. * Sự kiện nào đánh dấu ASEAN bắt đầu phát triển? Vì sao? - Sự kiện tháng 2 – 1976, các nước ASEAN kí Hiệp ước Bali đánh dấu ASEAN bắt đầu phát triển. - Giải thích: + Đã đưa ra được nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN + Quan hệ giữa ba nước Đông Dương và các nước ASEAN được cải thiện rõ rệt Câu 2 (3,0đ) Khái quát về quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh, làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa *Giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 1960: - Ở Đông Nam Á: Khi được tin phát xít Nhật đầu hàng nhân dân các nước Đông Nam Á đã nổi dậy như In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào - Phong trào ở Bắc Á (Trung Quôc) , Nam Á (Ấn Độ) - Ở châu Phi: Ai Cập(1952), An giê ri(1954-1962). - Ở Mĩ La- tinh: Cách mạng Cu Ba giành thắng lợi năm 1959 Như vậy: Đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX hệ thống thuộc địa của CN thực dân đã bị sụp đổ. 3
  4. *Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX - Phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi: Ăng- gô-la, . - Từ đầu những năm 70 nhân dân ba nước này đã đấu tranh vũ trang đến năm 1974 chính phủ mới ở Bồ Đào Nha đã trao trả độc lập cho các nước này *Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX - Đến cuối những năm 70 chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức phân biệt chủng tộc (A-Pác-thai) tập trung ở miền nam châu Phi - Chính quyền của người da đen được thành lập ở Rô-đê-ri-a (1980), Tây Nam phi (1990) - Năm 1993 chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi bị xóa bỏ sau hơn ba thế kỉ tồn tại. - Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn. Nét khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi với khu vực Mĩ La tinh: - Châu Á, châu Phi đấu tranh chống bọn đế quốc, thực dân và tay sai để GPDT giành độc lập và chủ quyền. - Khu vực Mĩ La- tinh đấu tranh chống các thế lực thân Mĩ để thành lập chính phủ dân tộc dân chủ qua đó giành lại chủ quyền dân tộc. Sự khác biệt đó là do: - Châu Á, châu Phi là thuộc địa, nửa thuộc đia, phụ thuộc vào CNTB - Khu vực Mĩ La-tinh vốn là những nước cộng hòa độc lập nhưng thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mĩ Câu 3 (3,0 điểm) a. Cu Ba hòn đảo anh hùng * Cu Ba anh hùng trong chiến đấu - Tháng 3-1952 được sự hỗ trợ của Mỹ, Ba-ti-xta làm đảo chính, thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cu Ba. Dưới chế độ độc tài, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Cu Ba với chế độ độc tài Ba-ti-xta trở nên gay gắt. - Ngày 26-7-1953, 135 thanh niên yêu nước, dưới sự chỉ huy của Phi-đen Ca-xtơ- rô tấn công pháo đài Môn-ca-đa. Mặc dù cuộc tấn công không thành, nhưng tiếng súng Môn-ca-đa đã mở đầu một giai đoạn mới của cách mạng Cu Ba – giai đoạn đấu tranh vũ trang. - Bị chính quyền Ba ti xta trục xuất, năm 1955, Phi-đen Ca-xtô-rô cùng các đồng chí của mình sang Mê hi cô hoạt động. Tại đây ông tiếp tiếp tục tập hợp lực lượng, huấn luyện và mua sắm vũ khí chờ thời cơ trở về nước tiếp tục cuộc chiến đấu. - Tháng 11-1956, Phi-đen cùng 81 chiến sĩ yêu nước trở về trên con tàu Gran-ma. Bị địch phát hiện, nhưng Phi đen cùng các đồng chí còn lại đã kiên cường chiến đấu - Từ năm 1958, các lực lượng cách mạng phát triển một cách nhanh chóng và liên tiếp mở các cuộc tấn công vào quân đội của Ba ti xta - Ngày 1/1/1959, lực lượng cách mạng mở cuộc tấn công đánh chiếm thủ đô La ha ba na. Chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ. Cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Cu Ba đã giành được thắng lợi. * Cu Ba anh hùng trong xây dựng đất nước 4
  5. - Sau khi giành được độc lập, nhân dân Cu Ba bắt tay vào công cuộc xây dựng chế độ mới XHCN. Cu Ba đã tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các nhà máy xí nghiệp hầm mỏ, tiến hành xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa. - Công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân Cu Ba được tiến hành trong điều kiện cực khó khăn bởi cuộc bao vây cấm vận của Mỹ, sự phá hoại của các thế lực phản động, khó khăn càng tăng thêm khi Liên Xô và Đông Âu tan rã. Mặc dù vậy, Đảng, chính phủ và nhân dân Cu Ba vẫn anh dũng kiên định lập trường xây dựng CNXH. b. Mối quan hệ Việt Nam - Cu Ba: - Nêu được: Mối quan hệ Việt Nam-Cu Ba được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Phi đen-ca-xtơ-rô đã dày công xây đắp - Nêu được những biểu hiện về sự giúp đỡ lẫn nhau giữa hai dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động - Nêu được những biểu hiện giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc xây dựng đất nước. Cu Ba xây dựng bệnh viện tại Việt Nam; Việt Nam ủng hộ lương thực cho nhân dân Cu Ba - Hiện nay: Việt Nam và Cu Ba đang làm hết sức mình để củng cố, mở rộng mối quan hệ đoàn kết anh em Câu 4 (3.0đ); a. Nguyên nhân:Các nước Tây Âu đều có chung một nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong xu thế toàn cầu hoá, đặc biệt là dưới tác động của cách mạng KH-KT, hợp tác phát triển là cần thiết. Từ năm 1950, sau khi nền kinh tế được phục hồi và bắt đầu phát triển, các nước Tây Âu cần phải đoàn kết nhau lại để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ và cạnh tranh với các nước ngoài khu vực. b. Quá trình liên kết: + Khởi đầu Là sự ra đời của "Cộng đồng than, thép châu Âu" (4/1951). + Tháng 3/1957, sáu nước Pháp, Đức, I-ta-li-a, Hà Lan, Bỉ và Lúc-xăm-bua cùng nhau thành lập "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu", rồi "Cộng đồng kinh tế châu Âu" (EEC) nhằm hình thành "một thị trường chung". + Năm 1967, ba cộng đồng trên sáp nhập với nhau thành Cộng đồng châu Âu. (viết tắt theo tiếng Anh là EC) + Tháng 12/1991, các thành viên EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích, nhằm thống nhất châu Âu, quyết định đổi tên thành EU và sử dụng đồng tiền chung châu Âu (EURO). Hiện nay, sau nhiều năm thành lập và hoạt động, liên minh châu Âu đã trở thành một liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới, tổ chức chặt chẽ nhất và là một trong ba trung tâm kinh tế thế giới. Năm 1999, số nước thành viên của tổ chức này là 15, đến năm 2004 là 25 nước. 5
  6. Câu 4 (2,0 điểm) Hãy lựa chọn và phân tích bốn sự kiện chính trị tiêu biểu ở Đông Nam Á có tác động đến quá trình phát triển của tổ chức ASEAN, từ “ASEAN 5 phát triển thành ASEAN 10”. Sự kiện nào đánh dấu ASEAN bắt đầu phát triển? Vì sao? ĐA: * Hãy lựa chọn và phân tích bốn sự kiện chính trị tiêu biểu ở Đông Nam Á có tác động đến quá trình phát triển của tổ chức ASEAN, từ “ASEAN 5 phát triển thành ASEAN 10”. Tháng 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN ) thành lập với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo, Thái Lan. Năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Đông Dương kết thúc thắng lợi. Tình hình chính trị của khu vực Đông Nam Á bước đầu ổn định, quan hệ giữa các nước Đông Dương với ASEAN có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tháng 2 – 1976, các nước ASEAN kí Hiệp ước Bali đã góp phần tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên thông qua nguyên tắc cơ bản của ASEAN. Lúc này quan hệ giữa ba nước Đông Dương với ASEAN được cải thiện rõ rệt, thể hiện ở việc thiết lập quan hệ ngoại giao Tháng 10 – 1991, Hiệp định Pari về Campuchia được kí kết, tình hình chính trị ở Đông Nam Á được cải thiện rõ rệt. Từ đây ASEAN có điều kiện mở rộng thành viên Như vậy ASEAN từ năm nước đã phát triển thành mười nước thành viên. * Sự kiện nào đánh dấu ASEAN bắt đầu phát triển? Vì sao? Sự kiện tháng 2 – 1976, các nước ASEAN kí Hiệp ước Bali đánh dấu ASEAN bắt đầu phát triển. Giải thích: Đã đưa ra được nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN Quan hệ giữa ba nước Đông Dương và các nước ASEAN được cải thiện rõ rệt Câu 1 (6,0 điểm) Cu Ba sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay: a) Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Cu Ba được mệnh danh là “Hòn đảo anh hùng”. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. b) Nêu một số hiểu biết của em về mối quan hệ giữa Việt Nam và Cu Ba. Cu Ba “Hòn đảo anh hùng”. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Cu Ba a.Cu Ba hòn đảo anh hùng * Cu Ba anh hùng trong chiến đấu - Là một quốc đảo nằm trên vùng biển Ca-ri-bê, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Cu Ba được mệnh danh là “Hòn đảo anh hùng” trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và xây dựng đất nước. - Tháng 3-1952 được sự hỗ trợ của Mỹ, Ba-ti-xta làm đảo chính, thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cu Ba. Dưới chế độ độc tài, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Cu Ba với chế độ độc tài Ba-ti-xta trở nên gay gắt. - Ngày 26-7-1953: 135 thanh niên yêu nước, dưới sự chỉ huy của Phi-đen Ca-xtơ-rô tấn công pháo đài Môn-ca-đa. Mặc dù cuộc tấn công không thành, nhưng tiếng súng Môn-ca- đa đã mở đầu một giai đoạn mới của cách mạng Cu Ba – giai đoạn đấu tranh vũ trang. - Bị chính quyền Ba ti xta trục xuất, năm 1955, Phi-đen Ca-xtô-rô cùng các đồng chí của mình sang Mê hi cô hoạt động. Tại đây ông tiếp tiếp tục tập hợp lực lượng, huấn luyện và mua sắm vũ khí chờ thời cơ trở về nước tiếp tục cuộc chiến đấu. - Tháng 11-1956, Phi-đen cùng 81 chiến sĩ yêu nước trở về trên con tàu Gran-ma. . Bị địch phát hiện, nhưng Phi đen cùng các đồng chí còn lại đã kiên cường chiến đấu, xây dựng căn cứ ở vùng rừng núi Xi-e-ra Ma-e-xtơ-ra - Từ năm 1958, các lực lượng cách mạng phát triển một cách nhanh chóng và liên tiếp mở các cuộc tấn công vào quân đội của Ba ti xta 6
  7. - Ngày 1/1/1959, lực lượng cách mạng mở cuộc tấn công đánh chiếm thủ đô La ha ba na. Chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ. Cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Cu Ba đã giành được thắng lợi. - Tháng 4-1961, được sự giúp đỡ của Mỹ, quân phản động lưu vong đã đổ bộ lên bãi biển Hi ron, hòng tiêu diệt cách mạng Cu Ba. Quân dân Cu Ba đã anh dũng đánh trả tiêu diệt 1300 tên lính đánh thuê của Mỹ, bảo vệ vững chắc thành quả của cách mạng Chính trong giờ phút quyết liệt của cuộc chiến đấu, Phi đen Ca-xtơ-rô đã tuyên bố trước thế giới : Cu Ba tiến lên CNXH. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã vươn dài sang Mỹ La tinh. * Cu Ba anh hùng trong xây dựng đất nước - Sau khi giành được độc lập, nhân dân Cu Ba bắt tay vào công cuộc xây dựng chế độ mới XHCN. Cu Ba đã tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các nhà máy xí nghiệp hầm mỏ, tiến hành xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa. - Công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân Cu Ba được tiến hành trong điều kiện cực khó khăn bởi cuộc bao vây cấm vận của Mỹ, sự phá hoại của các thế lực phản động, khó khăn càng tăng thêm khi Liên Xô và Đông Âu tan rã. Mặc dù vậy, Đảng, chính phủ và nhân dân Cu Ba vẫn anh dũng kiên định lập trường xây dựng CNXH. b. Mối quan hệ Việt Nam - Cu Ba: - Nêu được: Mối quan hệ Việt Nam-Cu Ba được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Phi đen-ca-xtơ-rô đã dày công xây đắp, đó là mối quan hệ, thuỷ chung son sắt - Nêu được những biểu hiện về sự giúp đỡ lẫn nhau giữa nai dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động Nêu được những biểu hiện giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc xây dựng đất nước - Hiện nay: Việt Nam và Cu Ba đang làm hết sức mình để củng cố, mở rộng mối quan hệ đoàn kết anh em, hợp tác toàn diện trên tinh thần hoàn toàn tin cậy lẫn nhau. Sát cánh bên nhau trong các tổ chức và diễn đàn quốc tế, trong việc bảo vệ những lợi ích chính đáng của mỗi nước và tham gia tích cực vào những nỗ lực chung, để xây dựng một thế giới tốt đẹp và công bằng hơn. Câu 1: (4,0 điểm) Nêu và phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai. Qua đó hãy chỉ ra những điểm chung giống nhau về nguyên nhân phát triển? Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Nhật Bản đã xây dựng nền kinh tế trong hoàn cảnh lịch sử khác nhau như thế nào ? Nêu nhận xét. Hãy chứng minh nền kinh tế Mĩ – Nhật phát triển nhất, nhì thế giới vào những năm 70 của thế kỉ XX. Trình bày nguyên nhân phát triển chung và riêng giúp cho nền kinh tế hai nước đạt được những thành tựu như trên. Hướng dẫn làm bài. 1. Hoàn cảnh lịch sử : Mĩ Nhật + Là nước thắng trận. Theo Hội nghị + Là nước bại trận, khoảng 3 triệu Ianta, người chết và mất tích; 40% đô thị, Mĩ đóng quân ở nhiều nước để giải giáp 80% tàu bè, 34% máy móc công nghiệp quân đội phát xít. bị phá hủy. Thảm họa đói rét đe doạ + Ðất nước không bị ảnh hưởng bởi chiến toàn nước Nhật. tranh. + Mất hết thuộc địa, bị quân Mĩ chiếm + Tài nguyên phong phú, nhân công dồi đóng. dào. + Kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng + Thu nhiều lợi nhuận do buôn bán vũ khí nề. (114 tỉ USD ). + Sản xuất công nghiệp 1946 chỉ bằng + Trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến. so với trước chiến tranh. 7
  8. – Nhận xét : Mĩ xây dựng kinh tế trong những điều kiện hết sức thuận lợi, kinh tế phát triển mạnh mẽ. Từ những năm 70 trở đi tốc độ phát triển kinh tế của Mĩ đã giảm. Nhật xây dựng dựng kinh tế trong những điều kiện hết sức khó khăn. Kinh tế phát triển thần kì. Từ những năm 70 trở đi Nhật trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế tài chính thế giới. 2. Chứng minh nền kinh tế Mĩ – Nhật phát triển nhất, nhì thế giới vào những năm 70 của thế kỉ XX. a. Nước Mĩ : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế nước Mĩ phát triển nhanh chóng. Trong khoảng nửa sau những năm 40, tổng sản phảm quốc dân tăng trung bình hằng năm là 6%. – Công nghiệp: sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm hơn nửa sản lượng công nghiệp t0àn thế giới (56,5% năm 1948). – Nông nghiệp: Sản lượng nông nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh. Sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng của Anh + Pháp + Tây Đức + Italia + Nhật Bản. – Tài chính: Nắm ¾ trữ lượng vàng trên toàn thế giới. Là nước chủ nợ thế giới. – Hơn 50% tàu bè đi lại trên biển. – Nền kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới. -> Trong khoảng hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất của thế giới. Từ thập kỉ 70 đến nay, địa vị của Mĩ trong thế giới tư bản giảm đi song vẫn là cường quốc số một thế giới. b. Nhật Bản : – Chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho Nhật Bản những hậu quả nặng nề, bị Mĩ chiếm đóng dưới danh nghĩa Đồng minh (1945 – 1952). Từ năm 1950 – 1951, dựa vào nổ lực của bản thân và viện trở của Mĩ, Nhật Bản đã khôi phục được nền kinh tế, đạt mức trước chiến tranh. – Sau khi nền kinh tế phục hồi và đạt mức trước chiến tranh, từ năm 1952 đến năm 1960, Nhật Bản có bước phát triển nhanh. Đặc biệt là từ 1960 – 1970 có sự phát triển thần kỳ (tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,8% – năm). Năm 1968, vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản (sau Mĩ). Đầu những năm 70, Nhật trở thành một trOng ba trung tâm kinh tế – tài chính thế giới. 3. Những nguyên nhân phá triển chung và riêng thúc đẩy nền kinh tế Mĩ – Nhật phát triển nhất, nhì thế giới vào những năm 70: *Nguyên nhân riêng. Mĩ – Trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản rất cao – Quân sự hóa nền kinh tế để buôn bán vũ khí – Tài nguyên phong phú, đất nước không bị chiến tranh tàn phá, nhân công dồi dào, chất xám trên thế giới đổ vào nước Mĩ. Nhật – Lợi dụng vốn nước ngoài để tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp then chốt. – Biết “len lách”, thâm nhập vào thị trường thế giới. – Những cải cách dân chủ sau chiến tranh – Truyền thống tự lực tự cường của nhân dân. *Nguyên nhân chung. – Tận dụng được những thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật để tăng năng suất và giảm giá thành hàng hóa – Sự năng động của chính sách kinh tế Bóc lột nhân dân trong nước, cácnước nhỏ yếu và cạnh tranh với các nước lớn Câu 5 (1,5 điểm): Nêu những biến đổi lớn ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong các năm 1945, 1967, 1976, có những sự kiện nào tác động đến sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á? 1 Những biến đổi lớn ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai 0.75 - Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của 0,25 các nước đế quốc Âu – Mỹ (trừ Thái Lan). Trong Chiến tranh thế giới thứ hai các nước này lại là thuộc địa của phát xít Nhật. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, từ thân phận thuộc địa, các nước Đông Nam Á đã giành độc lập. - Sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á bước vào thời kỳ xây dựng đất nước theo 0,25 các mô hình kinh tế, xã hội khác nhau và nhanh chóng đạt nhiều thành tựu, tiêu biểu như Singapore, Malayxia, Thái Lan 8
  9. - Cùng với quá trình phát triển, các nước Đông Nam Á đã thực hiện quá trình liên kết khu 0,25 vực, hợp tác để phát triển và trở thành tổ chức liên kết hợp tác thành công nhất của các nước đang phát triển, một khu vực kinh tế năng động 2 Trong các năm 1945, 1967, 1976, có những sự kiện nào tác động đến sự phát triển của 0.75 các quốc gia Đông Nam Á - Năm 1945, với sự xuất hiện của thời cơ thuận lợi, các nước Việt Nam, Inđônêxia, Lào đã 0,25 giành được độc lập, thúc đẩy phong trào giải phong dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ, - Năm 1967, sự thành lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã mở ra một 0,25 hướng phát triển mới cho khu vực, tạo nền tảng cho quá trình liên kết, hợp tác khu vực. - Năm 1976, với việc ký Hiệp ước thân thiện hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là hiệp ước 0,25 Bali) quan hệ giữa các nước Đông Dương với ASEAN được cải thiện, Hiệp ước Bali đã thúc đẩy sự phát triển hợp tác, tạo ra một thời kỳ phát triển mới cho Đông Nam Á Câu 2. (2.5 điểm) Vì sao tư khi thành lập đến nay, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lại coi trọng vấn đề an ninh - chính trị? Theo anh/ chị, Việt Nam có vai trò như thế nào trong việc bảo vệ hòa bình, an ninh - chính trị ở khu vực Đông Nam Á? Các nước đều đã giành được độc lập ở những mức độ khác nhau. - Sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á đều bắt tay vào công cuộc khôi phục, phát triển kinh tế và đạt được những thành tựu đáng kể điển hình như Singapore. - Các nước đều gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và phấn đấu đưa ASEAN ngày càng trở nên vững mạnh, một cộng đồng hợp tác hùng mạnh ở khu vực và trên thế giới trên cơ sở hoà bình, ổn định khu vực. Hiện nay, ASEAN cần có những biện pháp để bảo đảm hoà bình, an ninh, ổn định ở khu vực. + Trước những hành động leo thang của Trung Quốc ở biển Đông, tình hình ở Đông Nam Á ngày càng nóng lên, nguy cơ xung đột vũ trang có thể xảy ra, ASEAN cần đứng vai trò trung tâm, vai trò định hướng trong việc giải quyết các xung đột nhằm duy trì hoà bình, ổn định ở khu vực. +Cần coi trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. + Quan điểm và lập trường hoà bình nhưng trên nguyên tắc là kiên quyết bảo vệ chủ quyền của các quốc gia và các cơ sở pháp lí quốc tế. Câu 7. (3.0 điểm) Trên cơ sở nào tổ chức Liên hợp quốc đề ra nguyên tắc: “giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình”? Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc này trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biên Đông hiện nay như thế nào? a. Nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc: - Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết. - Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị. - Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình. - Đảm bảo nguyên tắc nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, (hiện nay là Nga), Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc. - Không can thiệp vào nội bộ của các nước. b. Liên hợp quốc xác định một trong những nguyên tắc hoạt động là giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình với mục đích và tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc là duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Đây là vấn đề xuyên suốt của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, cũng như thể hiện rõ ràng trong các hoạt động của Hội đồng Bảo an và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Trong duy trì hòa bình và an ninh, giải quyết các tranh chấp, các quốc gia phải tuyệt đối tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc nhằm gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế; phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng, dân tộc tự quyết; tăng cường hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị - an ninh, 9
  10. văn hóa - xã hội, nhân đạo Hiến chương Liên Hiệp Quốc quy định: "Tất cả các thành viên từ bỏ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc bằng cách khác trái với những mục đích của Liên Hiệp Quốc". Từ nguyên tắc trên, liên hệ với việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam hiện nay : Việc Trung Quốc sử dụng các phương tiện quân sự như: Tàu chiến, máy bay hộ tống giàn khoan Hải Dương - 981; dùng các tàu hải cảnh, kiểm ngư, tàu cá bọc sắt chủ động đâm va, dùng vòi rồng cản phá các tàu cảnh sát biển, kiểm ngư đang làm nhiệm vụ của Việt Nam, tàu cá của ngư dân đang hoạt động trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam là hành động sử dụng vũ lực. Những hành động này của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc mà Trung Quốc là một thành viên. Là một thành viên ký Công ước Luật Biển, nên Trung Quốc phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ Công ước, cần có thiện chí, sự sẵn sàng hợp tác và sự nhượng bộ trong giải quyết các tranh chấp, bất đồng. Trong quan hệ với ASEAN, ngoài việc tuân thủ nghiêm Công ước Luật Biển, Trung Quốc cần phải thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), Quy tắc hướng dẫn thực thi DOC mà Trung Quốc là một bên đối tác, tiến tới xây dựng COC giữa ASEAN và Trung Quốc. Trong giải quyết các tranh chấp, cần kiên trì, kiềm chế, xử lý bình tĩnh, trên tinh thần đoàn kết và hợp tác; tuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Cần phát huy hiệu quả của các cơ chế an ninh khu vực, giải quyết vấn đề bất đồng, tranh chấp từ dễ đến khó, từ ít phức tạp đến phức tạp hơn Câu 6: (2.0 điểm). Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức ASEAN ? Vì sao ? 10