Đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa Lý Lớp 9 - Năm học 2016-2017

doc 4 trang nhatle22 5370
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa Lý Lớp 9 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_dia_ly_lop_9_nam_hoc_2016_2017.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa Lý Lớp 9 - Năm học 2016-2017

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG HUYỆN TÂN HIỆP Năm học 2016 – 2017 Môn thi: Địa lý ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian 150 phút ( không kể thời gian giao đề ) Câu 1: (3 điểm) Dân gian ta có câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”, có đúng với mọi nơi trên trái đất hay không? Bằng kiến thức đã học em hãy giải thích hiện tượng trên. Câu 2: (5 điểm) Có nhận định rằng: “Biển nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và rất giàu đẹp”. Dựa vào Atlat và kiến thức đã học em hãy chứng minh nhận định trên? Câu 3: (2,5 điểm) a. Nêu tên các đơn vị hành chính tỉnh Kiên Giang. b. Em hãy nêu tên các đảo và quần đảo của tỉnh Kiên Giang. Câu 4: (2,5 điểm) Dựa vào At-Lát Địa Lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục và các kiến thức đã học em hãy: Xác định vị trí, đặc điểm của dãy Trường Sơn Bắc. Phân tích những ảnh hưởng của dãy Trường Sơn Bắc đến khí hậu và sông ngòi của Bắc Trung Bộ. Câu 5: (2,0 điểm) a. Tại sao việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay? b. Hãy nêu các giải pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay? Câu 6: (5,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta giai đoạn 1943 - 2005. Trong đó Tổng diện Diện tích Diện tích Độ che phủ Năm tích rừng rừng tự nhiên rừng trồng (%) (triệu ha) (triệu ha) (triệu ha) 1943 14,3 14,3 0,0 43,0 1976 11,1 11,0 0,1 33,8 1983 7,2 6,8 0,4 22,0 1990 9,2 8,4 0,8 27,8 2000 10,9 9,4 1,5 33,1 2005 12,7 10,2 2,5 38,0 a. Qua bảng số liệu hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta giai đoạn 1943-2005. b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, em nhận xét gì về sự biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta giai đoạn 1943-2005. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG HUYỆN TÂN HIỆP Năm học 2016 – 2017 Môn thi: Địa lý Häc sinh ®­îc sö dông Atlat §Þa lý ViÖt Nam
  2. ĐÁP ÁN ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1: (3 điểm ) - Câu này chỉ đúng với nước ta và một số nước ở bán cầu bắc có cùng vĩ độ với nước ta. (1đ) - Tháng 5 âm lịch tương ứng khoảng tháng 6 dương lịch có hiện tượng đêm ngắn hơn ngày nên được diễn đạt chưa nằm đã sáng. ( 0,5đ ) - Tháng 10 âm lịch tương ứng khoảng tháng 11,12 dương lịch có hiện tượng đêm dài ngày ngắn nên được diễn đạt chưa cười đã tối. ( 0,5đ ) - Giải thích: + Vào tháng 5 âm lịch ( tháng 6 dương lịch) nửa cầu bắc ngả nhiều hơn về phía mặt trời, vùng được chiếu sáng là ban ngày rộng hơn vùng khuất sáng là ban đêm, thời gian được chiếu sáng cũng nhiều thời gian khuất sáng nên ngày dài hơn đêm. ( 0,5đ ) + Vào tháng 10 âm lịch ( tháng 11,12 dương lịch) bán cầu bắc chếch xa mặt trời, vùng được chiếu sáng là ban ngày hẹp hơn vùng khuất sáng là đêm, thời gian được chiếu sáng cũng ít hơn thời gian khuất sáng do vậy ngày ngắn hơn đêm. ( 0,5đ) Câu 2: ( 5 điểm ) - Vùng biển Việt Nam là 1 bộ phận của biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2. Biển Đông là 1 biển lớn tương đối kín, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. ( Trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến bắc ). Với vị trí trên, vùng biển VN cơ bản mang tính chất nhiêt đới gió mùa. (1đ) Được thể hiện rõ thông qua yếu tố khí hậu biển: + Chế độ gió: Trên biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế trong 7 tháng từ T10-T4. Các tháng còn lại trong năm ưu thế thuộc về gió TN. Riêng vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam. Trên biển thường hay có bão, áp thấp nhiệt đới. Giông trên biển thường hay xuất hiện về đêm và sáng. ( 0,5đ) + Chế độ nhiệt: Nhiệt độ TB của nước biển tầng mặt là trên 230C. Biển nóng quanh năm. ( 0,5đ) + Dòng biển thay đổi theo hướng gió. ( 0,5đ) + Chế độ mưa: Lượng mưa đạt từ 1100 – 1300 mm / năm. Sương mù trên biển thường hay xuất hiện vào cuối đông đầu hạ. ( 0,5đ ) - Biển nước ta giàu và đẹp: + Khoáng sản có nhiều dầu khí, ti tan, muối thuận lợi phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến nguyên liệu, nhiên liệu. ( 0,5đ ) + Hải sản phong phú:cá, tôm, cua, rong biển thuận lợi phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến thuỷ sản. ( 0,5đ) + Mặt biển có các tuyến đường giao thông trong và ngoài nước thuận lợi phát triển giao thông hàng hải. ( 0,5đ) + Nhiều phong cảnh đẹp,bãi tắm đẹp, nhiều đảo (Vịnh Hạ Long, Cát Bà, Đồ Sơn, Mũi Né, Nha Trang, Phú Quốc, Côn Đảo, Bạch Long Vỹ ) thuận lợi phát triển ngành du lịch biển. ( 0,5đ) Câu 3: (2,5 điểm) Häc sinh ®­îc sö dông Atlat §Þa lý ViÖt Nam
  3. a. Các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Kiên Giang: Thành phố Rạch Giá, Thị xã Hà Tiên và các huyện: Tân Hiệp, Châu Thành, Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, Phú Quốc, Kiên Hải. ( 1đ) b. Các đảo và quần đảo của Kiên Giang: - Đảo Phú Quốc và quần đảo An Thới. (0,25đ) - Quần đảo Thổ Chu. (0,2đ) - Quần đảo Nam Du. (0,2đ) - Quần đảo Bà Lụa. (0,25đ) - Quần đảo Hải Tặc. (0,25đ) - Hòn Tre, Hòn Nghệ, Hòn Lại Sơn. (0,25đ) Câu 4 :(2.5 điểm) Xác định vị trí, đặc điểm của dãy Trường Sơn Bắc. Ảnh hưởng đến khí hậu và sông ngòi của Bắc Trung Bộ. *Vị trí + Từ phía Nam sông Mã đến dãy Bạch Mã. (0.25đ) + Chạy dọc theo biên giới Việt-Lào, dài khoảng 600 km. (0.25đ) *Đặc điểm + Là vùng núi thấp chạy theo hướng Tây bắc- Đông nam. (0.25đ) + Có hai sườn không cân đối: Sườn Đông hẹp và dốc, sườn Tây thoải. (0.25đ) + Có nhiều nhánh núi đâm ngang ra phía biển. (0.25đ) *Ảnh hưởng - Khí hậu + Chắn gió mùa đông bắc thổi qua vịnh Bắc Bộ gây mưa lớn cho vùng. (0.25đ) + Chắn gió mùa Tây nam thổi từ vịnh Bengan vào gây hiệu ứng phơn làm cho vùng có khí hậu khô nóng. (0.25đ) - Sông ngòi + Nhỏ, hẹp, ngắn, dốc. (0.25đ) + Mùa mưa lũ lên nhanh, đột ngột. (0.25đ) + Mùa khô phần lớn khô dòng. (0.25đ) Câu 5: (2.0 điểm) * Việc làm đang là vấn đề kinh tế- xã hội gay gắt ở nước ta, vì: - Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, chất lượng của nguồn lao động thấp tạo sức ép đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta. (0,25 đ). - Ở nông thôn: Do tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển các ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế nên tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 22,3 % (năm 2003) (0,25 đ). - Ở thành thị: tỉ lệ thất nghiệp cao khoảng 6 %, trong khi thiếu lao động có trình độ kĩ thuật ở các ngành công nghiệp, dịch vụ, KHKT (0,25 đ). * Hướng giải quyết: Häc sinh ®­îc sö dông Atlat §Þa lý ViÖt Nam
  4. - Đẩy mạnh công tác kế hoạch hoá gia đình. (0,25 đ). - Phân bố lại dân cư và lao động (chuyển từ ĐBSH, DHMT đến Tây Bắc và Tây Nguyên).(0,25 đ). - Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn, phát triển công nghiệp, dịch vụ ở thành thị. Chú ý các hoạt động công nghiệp vừa và nhỏ để thu hút lao động. (0,25 đ). - Đa dạng hoá các loại hình đào tạo và hướng nghiệp, dạy nghề. (0,25 đ). - Có chính sách xuất khẩu lao động hợp lí.(0,25 đ). Câu 6: ( 5.0 điểm). a. Vẽ biểu đồ: (2,5 đ) - Vẽ biểu đồ kết hợp giữa cột chồng và đường (đồ thị) thể hiện sự biến động về quy mô tổng diện tích rừng, rừng tự nhiên, rừng trồng và độ che phủ rừng ở nư- ớc ta giai đoạn 1943-2005. - Yêu cầu của biểu đồ: + Cột chồng thể hiện tổng diện tích rừng trong đó có diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng (mỗi năm 1 cột). (Nếu HS vẽ với số liệu tương đối vẫn cho điểm tối đa). + Đường biểu diễn thể hiện độ che phủ rừng. + Biểu đồ đảm bảo chính xác, thẩm mĩ; có số liệu, có biểu thị đơn vị trên các trục toạ độ; có biểu hiện khoảng cách thời gian và tên biểu đồ, chú giải. (Nếu thiếu 1 yêu cầu trừ 0, 25 điểm). b. Nhận xét Từ năm 1943-2005 tổng diện tích rừng, rừng tự nhiên, rừng trồng cũng như độ che phủ rừng nước ta có sự biến động khá rõ nhưng không đều nhau giữa các giai đoạn, các loại rừng: (0,5 đ). * Từ năm 1943-1983 + Tổng diện tích rừng giảm nhanh: Giảm 7.1 triệu ha. Diện tích rừng tự nhiên giảm: 7.5 triệu ha. (0,5 đ). + Năm 1943 nước ta chưa có rừng trồng. Đến năm 1976 rừng trồng có 0.1 triệu ha tăng lên 0.4 triệu ha vào năm 1983. (0.25 đ). + Độ che phủ rừng giảm 21%. (0.25 đ). * Từ năm 1983-2005 + Tổng diện tích rừng và diện tích rừng tự nhiên tăng (tăng 5.5 triệu ha và 3.4 triệu ha) (0,5 đ). + Rừng trồng tăng nhanh: 2.1 triệu ha (0.25 đ). + Độ che phủ rừng tăng 16% (0.25 đ). Häc sinh ®­îc sö dông Atlat §Þa lý ViÖt Nam