Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Tin học Lớp 9 - Năm học 2017-2018

docx 2 trang nhatle22 7760
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Tin học Lớp 9 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_tin_hoc_lop_9_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Tin học Lớp 9 - Năm học 2017-2018

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 BÌNH ĐỊNH KHÓA NGÀY: 18-03-2018 Môn thi: TIN HỌC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 18-03-2018 Tổng quan đề thi: (Đề thi có hai trang) Tên tệp Tên tệp Tên tệp Bài Tên bài chương trình dữ liệu vào dữ liệu ra 1 Đoạn con có tổng lớn nhất (6,0 điểm) DOANCON.PAS DOANCON.INP DOANCON.OUT 2 Hình vuông lớn nhất (7,0 điểm) VUONG.PAS VUONG.INP VUONG.OUT 3 Phân rã nguyên tố (7,0 điểm) PR_NGTO.PAS Bàn phím Màn hình Bài 1. Đoạn con có tổng lớn nhất (6,0 điểm) Cho một dãy gồm N số nguyên a1, a2, , aN (N<250). Một đoạn con của dãy từ phần tử thứ p đến phần tử thứ q gồm liên tiếp các số ap, , ap (1<=p<=q<=N). Hãy viết chương trình tìm một đoạn con có tổng lớn nhất của dãy N số đã cho. Dữ liệu vào là file DOANCON.INP có cấu trúc như sau: - Dòng thứ nhất chứ số nguyên N. - Dòng tiếp theo chứa N số nguyên a1, a2, , aN; các số kề nhau cách nhau một khoảng trắng. Dữ liệu ra là file DOANCON.OUT có cấu trúc như sau : - Dòng thứ nhất chứa một số là tổng các phần tử của đoạn con tìm được. - Dòng thứ 2 gồm hai số nguyên dương p, q chỉ vị trí bắt đầu và vị trí kết thúc của đoạn con trong dãy. Ví dụ : DOANCON.INP DOANCON.OUT Giải thích 10 15 Đoạn con 1 -2 -3 5 7 -1 4 -2 -4 1 4 7 5 7 -1 4 Bài 2. Hình vuông lớn nhất (7,0 điểm) Cho một bảng số gồm M dòng, N cột (1<=M, N<=100) mỗi ô được ghi số 1 hoặc số 0. Bài toán đặt ra là tìm một hình vuông có kích thước lớn nhất k trong bảng số nói trên mà trong đó chỉ gồm toàn số 0 hoặc toàn số 1. Dữ liệu vào là file VUONG.INP có cấu trúc như sau: - Dòng đầu tiên gồm hai số nguyên M, N. Hai số cách nhau một khoảng trắng. - M dòng tiếp theo, mỗi dòng gồm N số 0 hoặc 1, các số cách nhau một khoảng trắng để mô tả một dòng của bảng số đã cho. Dữ liệu ra là file VUONG.OUT có cấu trúc như sau: - Dòng thứ nhất chứa số nguyên dương k là kích thước của hình vuông lớn nhất tìm được. - Dòng thứ hai chứa 2 số nguyên dương p, q là tọa độ của góc trên bên trái cảu hình vuông tìm được (dòng p cột q).
  2. Ví dụ : VUONG.INP VUONG.OUT Giải thích 5 7 3 0 1 1 1 0 1 1 3 2 0 1 1 1 0 1 1 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 1 0 0 VUONG.INP VUONG.OUT Giải thích 7 9 5 0 1 1 1 0 1 1 0 1 2 3 0 1 1 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 1 1 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 1 Bài 3. Phân rã nguyên tố (7,0 điểm) Khi nghiên cứu về số nguyên tố, người ta dự đoán rằng: Mỗi số nguyên dương không nhỏ hơn 2 có thể viết thành tổng của không quá 3 số nguyên tố (xuất phát từ giả thiết Golbach – Euler). Hãy viết chương trình PR_NGTO.PAS nhập vào một số tự nhiên N (2<=N<=106) và biểu diễn số N thành tổng của các số nguyên tố với số số hạng là ít nhất. Dữ liệu vào: Số N được nhập từ bàn phím. Dữ liệu ra: Xuất lên màn hình cách viết số N thành tổng các số nguyên tố. Ví dụ : VUONG.INP VUONG.OUT Nhap N =5 5=5 Nhap N =18 18=13+5 Nhap N=2018 2018=2011+7 Nhap N=11111 11111=11093+13+5