Đề thi chọn học sinh giỏi môn Tin học Lớp 9 - Năm học 2018-2019

pdf 3 trang nhatle22 2670
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Tin học Lớp 9 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_tin_hoc_lop_9_nam_hoc_2018_201.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Tin học Lớp 9 - Năm học 2018-2019

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 LÂM ĐỒNG NĂM HỌC 2018 - 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: TIN HỌC (Đề thi có 3 trang) Thời gian làm bài: 150 phút Ngày thi: 15/3/2019 Cấu trúc đề thi: Câu Tên bài Tên file bài làm Tên file INPUT Tên file OUTPUT 1 ỐC SÊN OCSEN.* OCSEN.INP OCSEN.OUT 2 SỐ GIẢ NGUYÊN TỐ GIANT.* GIANT.INP GIANT.OUT 3 ĐỘI BỐC VÁC BOCVAC.* BOCVAC.INP BOCVAC.OUT 4 RÔBỐT THÁM HIỂM ROBOT.* ROBOT.INP ROBOT.OUT Lưu ý: Dấu * được thay thế bởi PAS hoặc PP, CPP của ngôn ngữ lập trình được sử dụng tương ứng là Pascal hoặc C/C++. Câu 1. (5 điểm) Ốc sên Con ốc sên đang ở gốc của một cây cao v (mét), muốn bò lên ngọn cây để ăn những lá non trên đó. Ban ngày ốc sên bò lên được a (mét), nhưng ban đêm nó mệt quá “ngủ quên” nên bị “tuột” xuống dưới b (mét). Hãy viết chương trình xác định số ngày cần thiết và tổng quãng đường để ốc sên lên tới ngọn cây. Dữ liệu vào từ file: OCSEN.INP - Dòng đầu tiên ghi 3 số nguyên a, b và v, các số cách nhau một khoảng trắng (0 ≤ b < a < 10, 0 < v < 50). Kết quả ra file: OCSEN.OUT - Dòng đầu tiên ghi hai số nguyên là số ngày và tổng quãng đường tìm được, hai số cách nhau một khoảng trắng. Ví dụ: OCSEN.INP OCSEN.OUT 2 1 5 4 11 5 1 6 2 8 Câu 2. (5 điểm) Số giả nguyên tố Trong lý thuyết số, “số giả nguyên tố” là một số (có thể là hợp số) thoả mãn một tính chất nào đó của số nguyên tố. Tuỳ theo tính chất mà ta sẽ có các loại số giả nguyên tố khác nhau. Ta quy ước tính chất một số giả nguyên tố như sau: “Là một số thập phân hữu hạn dương mà từng chữ số của nó là số nguyên tố và tổng các chữ số của nó cũng là số nguyên tố (với phần nguyên và phần thập phân cách nhau bởi dấu phẩy)”. Hãy viết chương trình kiểm tra xem một số có phải là “số giả nguyên tố” hay không. Dữ liệu vào từ file: GIANT.INP - Dòng đầu tiên ghi số thập phân hữu hạn dương (không quá 300 chữ số). Kết quả ra file: GIANT.OUT - Dòng đầu tiên ghi kết quả “CO” hoặc “KHONG”. Ví dụ: GIANT.INP GIANT.OUT 73,232 CO 73,23212 KHONG Trang 1/3
  2. Câu 3. (5 điểm) Đội bốc vác Một đội bốc vác khi làm việc thường được phân công như sau: + Nhóm phụ việc gồm: một người ghi chép các thông tin liên quan đến công việc, ở điểm bốc hàng sẽ có một người phụ giúp để cân khối lượng và đưa các bao hàng lên vai, ở điểm xếp sẽ có một người giúp sắp xếp ngăn nắp các bao hàng. + Nhóm khuân vác: Gồm a công nhân khuân vác sẽ làm việc theo thứ tự để vác b bao hàng từ điểm bốc đến điểm xếp rồi quay lại, lặp lại cho đến khi hết hàng. Khi làm việc các công nhân được đánh mã số là số thứ tự lần lượt từ 1 đến a (trên thực tế mã số này chính là tên của từng công nhân), các bao hàng được ghi số thứ tự từ 1 đến b. Hãy viết chương trình để tính năng suất và tiền thưởng cho nhóm công nhân khuân vác. Dữ liệu vào từ file: BOCVAC.INP - Dòng đầu tiên ghi hai số nguyên a, b cách nhau một khoảng trống (0 < a,b < 1000). - Dòng tiếp theo là b số tự nhiên có giá trị k (45 < k ≤ 65) là khối lượng của các bao hàng từ 1 đến b. Dữ liệu ra file: BOCVAC.OUT - Dòng đầu tiên ghi tổng khối lượng mà mỗi công nhân vác được, các số cách nhau một khoảng trắng. - Dòng thứ hai ghi mã số của công nhân có tổng khối lượng vác nhiều nhất, nếu có nhiều công nhân cùng khối lượng thì ghi tất cả mã số theo thứ tự tăng dần, các số cách nhau một khoảng trắng. Ví dụ: BOCVAC.INP BOCVAC.OUT 5 17 214 228 164 167 180 51 62 53 54 65 56 57 58 49 60 51 62 53 64 55 56 47 2 Câu 4. (5 điểm) Rô bốt thám hiểm Bằng phương pháp quét sóng âm các nhà khảo cổ học có thể xác định được không gian rỗng bên trong một hang sâu, từ đó xác lập khả năng tiếp cận bên trong hang sâu để thám hiểm hoặc nghiên cứu. Để cho an toàn các nhà khảo cổ học sẽ lập một tấm bản đồ hình chữ nhật kích thước gồm MxN (0 < M, N < 51) ô vuông. Trên bản đồ đó ghi số 0 biểu thị không gian rỗng có thể đi qua được, số 1 biểu thị không gian không đi qua được, hai ô vuông ghi số 0 kề nhau chung đỉnh hoặc chung cạnh thì rô bốt có thể đi qua được. Vị trí hàng 1, cột 1 của bản đồ luôn bắt đầu là số 0, là nơi đầu tiên đặt rô bốt khởi hành. Sau đó rô bốt thám hiểm sẽ tìm đường tiếp cận đến các vị trí bên trong của hang mà nó có thể đến được để làm nhiệm vụ dò đường. Hãy viết chương trình tính tổng số ô vuông trong hang sâu mà rô bốt có thể đi qua được. Dữ liệu vào từ file: ROBOT.INP - Dòng đầu tiên ghi hai số M và N, cách nhau một khoảng trắng. - M dòng tiếp theo, mỗi dòng ghi N số 0 hoặc 1, các số cách nhau một khoảng trắng. Kết quả ra file: ROBOT.OUT - Dòng đầu tiên ghi tổng số ô vuông mà rô bốt sẽ đi qua được. Trang 2/3
  3. - Các dòng tiếp theo, mỗi dòng ghi hai số cách nhau một khoảng trắng, là hàng và cột của ô vuông cuối cùng trong mỗi nhánh đường đi theo thứ tự tăng dần theo hàng, nếu các ô vuông có số hàng bằng nhau thì ghi tăng dần theo cột (ô vuông cuối cùng trong mỗi nhánh đường đi có nghĩa là khi rô bốt đứng tại đó nó không thể tiến thêm được nữa). Ví dụ: ROBOT.INP ROBOT.OUT 5 8 19 0 1 1 0 0 1 1 0 1 8 1 0 1 0 1 0 1 0 5 3 0 0 0 1 1 0 0 1 5 7 0 1 1 1 0 1 1 1 1 0 0 1 1 0 0 1 Minh họa ví dụ: 0 1 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 0 1 0 1 1 1 0 1 1 1 1 0 0 1 1 0 0 1 Hết Họ tên thí sinh:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Số báo danh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . Giám thị 1: . . . . . . . . . . Ký tên:. . . . . . . . Giám thị 2: . . . . . . . . . . Ký tên: . . . . . . Trang 3/3