Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2015-2016

doc 9 trang nhatle22 3160
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_ho.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2015-2016

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS PHÚ THỌ NĂM HỌC 2015 – 2016 Môn thi: Sinh học (Phần tự luận) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi có 04 trang I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Mã đề: 149 Câu 1. Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hiđrô và có 900 nuclêôtit loại Guanin. Mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 30% và số nuclêôtit loại Guanin chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là: A. A = 450; T = 150; G = 450; X = 150. B. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150. C. A = 450; T = 150; G = 150; X = 750. D. A = 750; T = 150; G = 150; X = 150. Câu 2. Cho các loại tế bào sau: (1) Tế bào giao tử ở ruồi giấm. (2) Tế bào tam bội ở đậu Hà Lan. (3) Tế bào xôma ở châu chấu đực. (4) Tế bào đơn bội ở người. (5) Thể ba nhiễm ở ruồi giấm. (6) Tế bào của người bị mắc hội chứng Tớcnơ. Có bao nhiêu tế bào có bộ nhiễm sắc thể là một số lẻ? A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 3. Cho hai cây cùng loài giao phấn với nhau thu được các hợp tử. Một trong các hợp tử đó nguyên phân bình thường liên tiếp 4 lần đã tạo ra các tế bào con có tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Cho biết quá trình giảm phân của cây dùng làm bố không xảy ra đột biến và không có trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 256 loại giao tử. Số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào con được tạo ra trong quá trình nguyên phân này là A. 2n = 26. B. 3n = 36. C. 2n = 16. D. 3n = 24. Câu 4. Ở người, những bệnh, hội chứng nào sau đây liên quan đến đột biến gen? A. Bệnh bạch tạng, bệnh có túm lông ở tai của nam giới. B. Bệnh câm điếc bẩm sinh, bệnh hồng hình lưỡi liềm. C. Bệnh ung thư máu ác tính, hội chứng khóc tiếng mèo kêu ở trẻ em. D. Bệnh máu khó đông, hội chứng Tớcnơ. Câu 5. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho ruồi thân xám, cánh cụt giao phối với ruồi thân đen, cánh dài (P), thu được F1 gồm 100% ruồi thân xám, cánh dài. Cho ruồi F 1 giao phối với nhau, thu được F 2. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là A. 2 con thân xám, cánh dài : 1 con thân xám, cánh cụt : 1 con thân đen, cánh dài. B. 3 con thân xám, cánh dài : 1 con thân đen, cánh cụt. C. 1 con thân xám, cánh dài : 1 con thân đen, cánh cụt. D. 1 con thân xám, cánh dài : 2 con thân xám, cánh cụt : 1 con thân đen, cánh dài. Câu 6. Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là A. 4. B. 6. C. 3. D. 5. Câu 7. Ở một loài có 4 dòng, các gen trên NST số 1 của mỗi dòng như sau: Dòng 1: ABCDEGHIK Dòng 2: ABHGICDEK Dòng 3: ABHGEDCIK Dòng 4. AIGHBCDEK Nếu từ dòng 1 đã phát sinh đột biến đảo đoạn để hình thành các dòng còn lại thì thứ tự phát sinh đột biến của các dòng nói trên là: A. (1) → (3) → (4) → (2). B. (1) → (3) → (2) → (4). 1
  2. C. (1) → (2) → (3) → (4). D. (1) → (4) → (2) → (3). Câu 8. Điểm độc đáo nhất trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen là: A. Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được trong thí nghiệm. B. Cặp tính trạng đem lai phải tương phản. C. Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng qua các thế hệ lai. D. Theo dõi sự di truyền của tất cả các tính trạng qua các thế hệ lai. Câu 9. Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; các gen phân li độc lập. Cho hai cây đậu (P) giao phấn với nhau thu được F 1 gồm 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ; 12,5% cây thân cao, hoa trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 là: A. 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1. B. 3 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1. C. 3 : 3 : 1 : 1. D. 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1. Câu 10. Biết hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của thể lưỡng bội là x. Trong trường hợp phân chia bình thường, hàm lượng ADN nhân của tế bào này đang ở kì sau của giảm phân I là A. 0,5x. B. x. C. 4x. D. 2x. Câu 11. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng? (1) Hô hấp cung cấp CO2 cho tế bào và loại O2 ra khỏi cơ thể. (2) Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu: sự thở, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào. (3) Sự thở giúp thông khí ở phổi, tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục. (4) Thực chất của quá trình trao đổi khí diễn ra ở phổi và tế bào. A. (3), (4). B. (2), (3). C. (2), (3), (4). D. (1), (2). Câu 12. Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng là trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh; alen B quy định hạt trơn là trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập. Cho giao phấn cây hạt vàng, trơn với cây hạt xanh, trơn thu được F 1 gồm: 120 hạt vàng, trơn; 40 hạt vàng, nhăn; 120 hạt xanh, trơn; 40 hạt xanh, nhăn. Tỉ lệ hạt xanh, trơn có kiểu gen đồng hợp trong tổng số hạt xanh, trơn ở F1 là A. 1/3. B. 1/4. C. 2/3. D. 1/2. Câu 13. Cho các nhận định sau về hệ tuần hoàn: (1) Động mạch thực hiện tốt nhiệm vụ của nó nhờ có tính đàn hồi và tính co thắt. (2) Huyết áp lớn nhất ở động mạch chủ → giảm dần ở động mạch nhỏ → giảm xuống ở mao mạch → tăng dần ở tĩnh mạch nhỏ → tăng dần ở tĩnh mạch chủ. (3) Trong một chu kì, tâm nhĩ nghỉ 0,7 giây, tâm thất nghỉ 0,5 giây, tim nghỉ ngơi hoàn toàn là 0,3 giây. (4) Giữa tâm nhĩ và tâm thất, van nhĩ - thất bên phải là van 2 lá, van nhĩ - thất bên trái là van 3 lá. (5) Khi bị hở van tim thì nhịp tim sẽ tăng lên, lượng máu giảm xuống và có thể dẫn đến suy tim. Số nhận định đúng là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 14. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng khi nói về đột biến gen? A. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến. B. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN. C. Đột biến điểm là nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá. D. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nuclêôtit. Câu 15. Ở người, bộ phận có thể cử động để đậy kín đường hô hấp là A. nắp thanh quản. B. vòng sụn khuyết. C. sụn thanh thiệt. D. vòng sụn. Câu 16. Khi nói về liên kết gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? (1) Trong tế bào, các gen luôn di truyền cùng nhau thành từng nhóm liên kết. (2) Liên kết gen đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng. (3) Liên kết gen làm tăng sự xuất hiện các biến dị tổ hợp. 2
  3. (4) Ở tất cả các loài động vật, liên kết gen chỉ có ở giới đực mà không có ở giới cái. (5) Liên kết gen ít gặp ở trong tự nhiên. (6) Số nhóm gen liên kết bằng số lượng NST trong bộ đơn bội của loài. A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 17. Một phân tử mARN dài 2040Å được tách ra từ vi khuẩn E. coli có tỉ lệ các loại nuclêôtit A, G, U và X lần lượt là 20%, 15%, 40% và 25%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một đoạn ADN có chiều dài bằng chiều dài phân tử mARN. Tính theo lí thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp một đoạn ADN trên là: A. G = X = 280, A = T = 320. B. G = X = 320, A = T = 280. C. G = X = 240, A = T = 360. D. G = X = 360, A = T = 240. Câu 18. Giả thuyết Menđen đã dùng để giải thích cho các quy luật di truyền của ông là: A. Sự trao đổi chéo của các nhiễm sắc thể trong giảm phân. B. Giả thuyết giao tử thuần khiết. C. Sự phân li của các nhiễm sắc thể trong giảm phân. D. Sự tổ hợp của các nhiễm sắc thể trong thụ tinh. Câu 19. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể? A. Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể. B. Có thể làm cho hai gen nào đó xa nhau hoặc gần nhau hơn. C. Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể. D. Làm thay đổi lượng vật chất di truyền của nhiễm sắc thể. Câu 20. Giả sử ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6, các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb và Dd. Trong các dạng đột biến lệch bội sau đây, dạng nào là thể một? A. AaBbDdd. B. ABbDd. C. AaBbd. D. AaaBb. II. Tự luận Câu 1 (2,0 điểm) a) Ở chim bồ câu, các tế bào mắt, tế bào cơ tim, tế bào lông ruột, tế bào sinh tinh, tế bào sinh trứng, tinh trùng, trứng, loại tế bào nào chứa NST giới tính và nếu có thì đó là NST gì? b) Một tế bào sinh tinh có hai cặp NST tương đồng (kí hiệu là A, a và B, b) phân bào giảm phân, ở lần phân bào hai một trong hai tế bào cặp NST B, b phân li không bình thường. Có mấy loại tinh trùng được tạo ra và kí hiệu như thế nào? Câu 2 (1,5 điểm) Cho tỉ lệ phần trăm các loại nuclêôtit ở các đối tượng khác nhau theo bảng sau: Nuclêôtit A G T X U Loài I 21% 29% 21% 29% 0% II 29% 21% 29% 21% 0% III 21% 21% 29% 29% 0% IV 21% 29% 0% 29% 21% V 21% 29% 0% 21% 29% Từ bảng số liệu, rút ra nhận xét gì về cấu trúc axit nuclêic của 5 đối tượng trên. Câu 3 (1,5 điểm) 3
  4. a) Một loài thực vật, tế bào lưỡng bội có 2n = 20, người ta thấy trong một tế bào có 19 NST bình thường và 1 NST có tâm động ở vị trí khác thường. Hãy cho biết NST có tâm động ở vị trí khác thường này có thể được hình thành bằng cơ chế nào? b) Một tế bào có 48 NST đơn đang phân li về 2 cực. Hãy cho biết: - Tế bào đang ở kì nào của quá trình phân bào? - Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài có tế bào nói trên là bao nhiêu? Câu 4 (1,0 điểm) Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn (kí hiệu h) nằm trên NST giới tính X gây ra, người có gen trội (kí hiệu H) không bị bệnh này; gen H và h đều không có trên NST giới tính Y. a) Một người bị bệnh máu khó đông có người em trai đồng sinh không mắc bệnh này, cho rằng trong giảm phân ở bố và ở mẹ không xảy ra đột biến . Hãy cho biết: - Cặp đồng sinh này là cùng trứng hay khác trứng? Giải thích? - Người bị bệnh máu khó đông thuộc giới tính nào? Vì sao? b) Giả thiết hai người nói trên đều là nam giới và cùng bị bệnh máu khó đông thì có thể khẳng định được họ là đồng sinh cùng trứng hay không? Vì sao? Câu 5 (2,0 điểm) Trong ống dẫn sinh dục có 10 tế bào sinh dục thực hiện sự phân bào nguyên phân liên tiếp một số đợt đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo ra 2480 NST đơn. Các tế bào con sinh ra đều giảm phân tạo ra các giao tử, môi trường nội bào cung cấp thêm nguyên liệu tương đương 2560 NST đơn. Biết hiệu suất thụ tinh của giao tử bằng 10%, đã hình thành 128 hợp tử. a) Xác định bộ NST 2n của loài. b) Xác định giới tính của cơ thể sinh vật đã tạo ra các giao tử đó. c) Các hợp tử hình thành được chia làm 2 nhóm có số lượng bằng nhau. Nhóm thứ nhất có số lần nguyên phân gấp đôi số lần nguyên phân của nhóm thứ hai. Các hợp tử trong mỗi nhóm có số lần nguyên phân bằng nhau. Trong tất cả các tế bào do cả 2 nhóm thực hiện quá trình nguyên phân tạo ra có 10240 NST đơn. Tính số lần nguyên phân của mỗi nhóm hợp tử. Câu 6 (2,0 điểm) Ở thực vật, có hai phép lai giữa các thể dị hợp về 2 cặp gen (kí hiệu 2 cặp gen là A, a và B, b), mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và nằm trên NST thường, tính trạng trội là trội hoàn toàn. - Phép lai 1: Hai cặp gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng và di truyền liên kết. - Phép lai 2: Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau. a) Xác định tỉ lệ phân li của 2 phép lai nói trên. b) Viết các kiểu gen có cùng kiểu hình trội về cả 2 tính trạng ở mỗi phép lai trong tất cả các trường hợp. .Hết Họ và tên thí sinh: SBD: . 4
  5. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN SINH HỌC LỚP 9 THCS PHÚ THỌ (Phần TNKQ) Năm học 2015 - 2016 (Đáp án có 01 trang) I. TRẮC NGHIỆM Mã đề Mã đề Mã đề Mã đề Mã đề Mã đề 149 227 340 470 505 621 Câu 1 C C A C, D C C Câu 2 D B, D D B, C D D Câu 3 D A, D A B C B Câu 4 A, B C D B, C C C Câu 5 A D A B, D B, D C Câu 6 C B C C, D A, D D Câu 7 B D C D D B Câu 8 C B, D D D B A Câu 9 A C A D D D Câu 10 D A, C B, C C D A, D Câu 11 B D A, C D B, C C Câu 12 A B C D A, D B Câu 13 B C A, B D D C Câu 14 A, B D C C B D Câu 15 A, C D B C C A, C Câu 16 C D C B B, D A, B Câu 17 C D A, D D C C Câu 18 B B, C D B B A, C Câu 19 A, B D B C B A, D Câu 20 B, C B A, C B B A II. TỰ LUẬN Câu 1 (2,0 điểm) a) Ở chim bồ câu, các tế bào mắt, tế bào cơ tim, tế bào lông ruột, tế bào sinh tinh, tế bào sinh trứng, tinh trùng, trứng, loại tế bào nào chứa NST giới tính và nếu có thì đó là NST gì? b) Một tế bào sinh tinh có hai cặp NST tương đồng (kí hiệu là A, a và B, b) phân bào giảm phân, ở lần phân bào hai một trong hai tế bào cặp NST B, b phân li không bình thường. Có mấy loại tinh trùng được tạo ra và kí hiệu như thế nào? 5
  6. - Tất cả các tế bào đó đều chứa NST giới tính. 0,5đ - Ở chim trống: tế bào mắt, tế bào cơ tim, tế bào lông ruột, tế bào sinh tinh chứa cặp 0,5đ a NST XX, tinh trùng chứa NST X. - Ở chim mái: tế bào mắt, tế bào cơ tim, tế bào lông ruột, tế bào sinh trứng chứa cặp 0,5đ NST XY, tế bào trứng có 2 loại: một loại chứa NST X, một loại chứa NST Y. - Trường hợp 1: 3 loại tinh trùng A, ABB, ab hoặc AB, a, abb 0,25đ b - Trường hợp 2: 3 loại tinh trùng A, Abb, aB hoặc Ab, a, aBB 0,25đ Câu 2 (1,5 điểm) Cho tỉ lệ phần trăm các loại nuclêôtit ở các đối tượng khác nhau theo bảng sau: Nuclª«tit A G T X U Loài I 21% 29% 21% 29% 0% II 29% 21% 29% 21% 0% III 21% 21% 29% 29% 0% IV 21% 29% 0% 29% 21% V 21% 29% 0% 21% 29% Từ bảng số liệu, rút ra nhận xét gì về cấu trúc axit nuclêic của những đối tượng trên. + Loài I, II có cấu trúc ADN mạch kép vì A = T, G = X. 0.5đ + Loài III có cấu trúc ADN mạch đơn vì A # T; G # X. 0.5đ + Đối tượng IV, V có cấu trúc ARN. Cụ thể đối tượng IV có cấu trúc ARN mạch kép vì A = 0.5đ U; G = X còn đối tượng V có cấu trúc ARN mạch đơn vì A # U; G # X. Câu 3 (1,5 điểm) a) Một loài thực vật, tế bào lưỡng bội có 2n = 20, người ta thấy trong một tế bào có 19 NST bình thường và 1 NST có tâm động ở vị trí khác thường. Hãy cho biết NST có tâm động ở vị trí khác thường này có thể được hình thành bằng cơ chế nào? b) Một tế bào có 48 NST đơn đang phân li về 2 cực. Hãy cho biết: - Tế bào đang ở kì nào của quá trình phân bào? - Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài có tế bào nói trên là bao nhiêu? - Đột biến đảo đoạn NST mà đoạn đảo có chứa tâm động. 0,25đ - Đột biến chuyển đoạn trên 1 NST hoặc chuyển đoạn không tương hỗ giữa 2 NST. 0,25đ a - Đột biến mất đoạn NST không chứa tâm động. 0,25đ - Đột biến lặp đoạn NST. 0,25đ - Trường hợp 1: 0,25đ + Tế bào đang ở kì sau của quá trình nguyên phân. + Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài: Ở kì sau của quá trình nguyên phân trong mỗi tế bào có b 4n nhiễm sắc thể đơn đang phân li nên 2n = 48 : 2 = 24 (NST). - Trường hợp 2: 0,25đ + Tế bào đang ở kì sau II của giảm phân. 6
  7. + Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài: Ở kì sau II của giảm phân, trong mỗi tế bào có 2n nhiễm sắc thể đơn đang phân li nên 2n = 48 (NST) Câu 4 (1,0 điểm) Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn (kí hiệu h) nằm trên NST giới tính X gây ra, người có gen trội (kí hiệu H) không bị bệnh này; gen H và h đều không có trên NST giới tính Y. a) Một người bị bệnh máu khó đông có người em trai đồng sinh không mắc bệnh này, cho rằng trong giảm phân ở bố và ở mẹ không xảy ra đột biến . Hãy cho biết: - Cặp đồng sinh này là cùng trứng hay khác trứng? Giải thích? - Người bị bệnh máu khó đông thuộc giới tính nào? Vì sao? b) Giả thiết hai người nói trên đều là nam giới và cùng bị bệnh máu khó đông thì có thể khẳng định được họ là đồng sinh cùng trứng hay không? Vì sao? - Dạng đồng sinh: + Cặp sinh đôi này là đồng sinh khác trứng. 0,125đ + Giải thích: Hai người đồng sinh chỉ có 1 người bị bệnh chứng tỏ 0,25đ kiểu gen của họ khác nhau, suy ra họ được sinh ra từ 2 hợp tử khác nhau. - Giới tính của người bị bệnh: Có thể là nam hoặc nữ. 0,125đ a Giải thích: Vì không biết kiểu hình của bố nên có 2 khả năng: + Khả năng 1 : Người bị bệnh là nam (X hY) nếu nhận được NST Y từ bố và X h từ 0,125đ mẹ. + Khả năng 2: Người bị bệnh là nữ (X h Xh) nếu nhận được NST X h từ bố và NST X h 0,125đ từ mẹ. - Không thể khẳng định chắc chắn họ là đồng sinh cùng trứng được. 0,125đ b - Giải thích : Chỉ giống nhau về giới tính và về 1 tính trạng (bệnh) do cùng có gen lặn 0,125đ trên X gây ra thì chưa đủ yếu tố để kết luận họ có kiểu gen hoàn toàn giống nhau . Câu 5 (2,0 điểm) Trong ống dẫn sinh dục có 10 tế bào sinh dục thực hiện sự phân bào nguyên phân liên tiếp một số đợt đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo ra 2480 NST đơn. Các tế bào con sinh ra đều giảm phân tạo ra các giao tử, môi trường nội bào cung cấp thêm nguyên liệu tương đương 2560 NST đơn. Biết hiệu suất thụ tinh của giao tử bằng 10%, đã hình thành 128 hợp tử. a) Xác định bộ NST 2n của loài. b) Xác định giới tính của cơ thể sinh vật đã tạo ra các giao tử đó. c) Các hợp tử hình thành được chia làm 2 nhóm có số lượng bằng nhau. Nhóm thứ nhất có số lần nguyên phân gấp đôi số lần nguyên phân của nhóm thứ hai. Các hợp tử trong mỗi nhóm có số lần nguyên phân bằng nhau. Trong tất cả các tế bào do cả 2 nhóm thực hiện quá trình nguyên phân tạo ra có 10240 NST đơn. Tính số lần nguyên phân của mỗi nhóm hợp tử. - Gọi k là số lần nguyên phân của 1 tế bào sinh dục. a 2n . 10 . (2k - 1) = 2480 (1) 2n . 10 . 2k = 2560 (2) 7
  8. Từ (1) và (2) 2n = 8, k = 5 0,5đ - Giới tính: + Số tế bào con tham gia giảm phân: 2560/8 = 320 b + Số giao tử được hình thành: 128. 100/10 = 1280 1280/320 = 4 Đây là cơ thể đực. 0,5đ - Số lần nguyên phân của mỗi nhóm hợp tử: + Tổng số các tế bào con sinh ra từ 2 nhóm hợp tử: = 10240/8 = 1280 tế bào. + Gọi x là số lần nguyên phân của nhóm hợp tử thứ 2 (x > 0 và thuộc Z). c 2x là số lần nguyên phân của nhóm hợp tử thứ 1. Có phương trình: 128 . (22x + 2x)/2 = 1280 x = 2 Vậy nhóm hợp tử thứ nhất nguyên phân 4 lần. 0,5đ Nhóm hợp tử thứ 2 nguyên phân 2 lần. 0,5đ Câu 6 (2,0 điểm) Ở thực vật, có hai phép lai giữa các thể dị hợp về 2 cặp gen (kí hiệu 2 cặp gen là A, a và B, b), mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và nằm trên NST thường, tính trạng trội là trội hoàn toàn. - Phép lai 1: Hai cặp gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng và di truyền liên kết. - Phép lai 2: Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau. a) Xác định tỉ lệ phân li của 2 phép lai nói trên. b) Viết các kiểu gen có cùng kiểu hình trội về cả 2 tính trạng ở mỗi phép lai trong tất cả các trường hợp. Xác định tỉ lệ phân li của hai phép lai: - Phép lai 1: Hai cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng và di truyền liên kết: P: (Aa, Bb) × (Aa, Bb) AB AB + Trường hợp 1: P: × ab ab 0,25đ G: 1 AB : 1 ab 1 AB : 1 ab AB AB ab F1: Tỉ lệ kiểu gen: 1 : 2 : 1 AB ab ab Ab Ab a + Trường hợp 2: P: × aB aB 0,25đ G: 1 Ab : 1 aB 1 Ab : 1 aB Ab Ab aB F1: Tỉ lệ kiểu gen: 1 : 2 : 1 Ab aB aB AB Ab + Trường hợp 3: P: × ab aB G: 1 AB : 1 ab 1 Ab: 1 aB 0,5đ AB AB Ab aB F1: Tỉ lệ kiểu gen: 1 : 1 : 1 : 1 Ab aB aB ab 8
  9. - Phép lai 2: Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau. P: AaBb × AaBb G: 1 AB : 1 Ab : 1 aB : 1 ab 1 AB : 1 Ab : 1 aB : 1 ab 0,25đ F1: 1AABB : 2 AABb : 2 AaBB : 4 AaBb : 1 AAbb : 2 Aabb : 1 aaBB : 2 aaBb : 1 aabb Viết các kiểu gen có cùng kiểu hình trội về cả 2 tính trạng ở mỗi phép lai trong tất cả các trường hợp: b AB AB AB AB Ab 0,5đ - Phép lai 1: , , , , (5 kiểu gen). AB Ab aB ab aB - Phép lai 2: AABB, AABb, AaBB, AaBb (4 kiểu gen). 0,25đ . .Hết 9