Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Huyện môn Tin học Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Mỹ Thành (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Huyện môn Tin học Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Mỹ Thành (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_tin_hoc_lop_9_nam_ho.doc
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Huyện môn Tin học Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Mỹ Thành (Có đáp án)
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN TRƯỜNG THCS MỸ THÀNH NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn thi: TIN HỌC 9 (Khóa thi ngày 13 tháng 10 năm 2022) ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) SỐ BÁO DANH: Đề thi gồm 2 trang Sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal để lập trình giải các bài toán sau: Câu 1 (5.0 điểm): Đếm ký tự chữ số COUNT.PAS Cho một xâu ký tự St có độ dài tối đa 255 ký tự, các ký tự được lấy từ tập: ‘a’ ‘z’; ‘A’ ‘Z’; ‘0’ ‘9’ và ký tự dấu cách. Yêu cầu: Đếm số lần xuất hiện của ký tự chữ số có trong xâu St. Dữ liệu vào: Cho trong file văn bản COUNT.INP, có cấu trúc như sau: - Dòng 1: Ghi xâu ký tự St. Dữ liệu ra: Ghi ra file văn bản COUNT.OUT, theo cấu trúc như sau: - Dòng 1: Ghi ra số lần xuất hiện của ký tự chữ số có trong xâu St. Ví dụ: COUNT.INP COUNT.OUT Ky thi HSG lop 9 thang 3 nam 2018 6 Câu 2 (5.0 điểm): Tổng nguyên tố SPRIME.PAS Một số tự nhiên n có thể phân tích được dưới dạng tổng của hai số nguyên tố. Ví dụ: Số 8 có một cách phân tích thành tổng hai số nguyên tố là 3 và 5; Số 11 không có cách phân tích nào thành tổng của hai số nguyên tố. Yêu cầu: Cho số nguyên dương n, hãy đếm số cách phân tích n thành tổng của hai số nguyên tố. Dữ liệu vào: Cho trong file văn bản SPRIME.INP có cấu trúc như sau: - Dòng 1: Ghi số nguyên dương n ( 1≤ n ≤ 10000). Dữ liệu ra: Ghi ra file văn bản SPRIME.OUT theo cấu trúc như sau: - Dòng 1: Ghi số nguyên đếm được. Ví dụ: SPRIME.INP SPRIME.OUT 30 3 Giải thích: Trong ví dụ trên số 30 có 3 cách phân tích thành tổng của hai số nguyên tố như sau: 30 = 7 + 23; 30 = 11 + 19 và 30 = 13 + 17. 1/2
- Câu 3: (5.0 điểm) Tính tổng TONG.PAS Cho số X gồm N chữ số, Số Y gồm M chữ số (1<=M<=32000; 1<=N<=32000)). Yêu cầu: Tính tổng 2 số X và Y. Dữ liệu vào: Cho trong file văn bản TONG.INP có cấu trúc như sau: Dòng 1: Ghi 2 số nguyên dương N M mỗi số cách nhau một dấu cách. Dòng 2: Ghi số X Dòng 3: Ghi số Y Dữ liệu ra: Ghi ra file TONG.OUT, theo cấu trúc như sau: Dũng 1: Ghi số lượng các chữ số của tổng tính được. Dũng 2: Ghi giá trị tổng. Ví dụ: TONG.INP TONG.OUT 3 4 4 333 5769 5436 Câu 4 (5.0 điểm): Chữ số thứ N NUMBER.PAS Khi viết các số tự nhiên tăng dần từ 1, 2, 3, liên tiếp nhau, ta nhận được một dãy các chữ số thập phân vô hạn, đoạn đầu tiên của dãy sẽ là: 1234567891011121314151617181920 Yêu cầu: Hãy tìm chữ số thứ n của dãy số vô hạn trên. Dữ liệu: Cho trong file NUMBER.INP có cấu trúc như sau: - Dòng 1: Ghi một số nguyên dương n (n ≤ 106). Dư liệu ra: Ghi ra file văn bản NUMBER.OUT có cấu trúc như sau: - Dòng 1: Ghi chữ số tìm được. Ví dụ: NUMBER.OUT NUMBER.OUT 21 5 Giải thích: Trong ví dụ trên chữ số thứ 21 trong dãy là chữ số 5. ==HẾT== 2/2