Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngọc Lâm

docx 17 trang nhatle22 5741
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngọc Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_vat_ly_lop_6_nam_hoc_2020_2021_truong_thcs_n.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngọc Lâm

  1. Trường THCS Ngọc Lâm ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN VẬT LÝ 6 Năm học: 2020-2021 Thời gian làm bài: 45p Đề số 1 I. Trắc nghiệm (5 điểm): Ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước đáp án đúng. Câu 1: Độ chia nhỏ nhất của thước là A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước. C. độ dài giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước. D. độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước. Câu 2 :Trong các đơn vị đo dưới đây, đơn vị không dùng để đo độ dài là: A. m B. cm C. dm2 D. mm Câu 3: Trước khi đo độ dài của một vật ta nên ước lượng giá trị cần đo để : A. Chọn dụng cụ đo thích hợp nhằm tránh sai số trong khi đo. B. Chọn dụng cụ đo có GHĐ lớn hơn vật cần đo để chỉ cần thực hiện một lần đo. C. Chọn dụng cụ đo có GHĐ nhỏ hơn vật cần đo để thực hiện nhiều lần đo. D. Có thể chọn nhiều dụng cụ đo khác nhau tùy ý. Câu 4 : Để đo chiều dài của một vật (ước lượng khoảng hơn 30 cm), nên chọn thước nào trong các thước sau đây ? A. Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm. B. Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 cm. C. Thước có giới hạn đo 50 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm. D. Thước có giới hạn đo 1m và độ chia nhỏ nhất 5 cm Câu 5 : Dụng cụ không đo được thể tích của chất lỏng là A. Ca đong có ghi sẵn dung tích. B. Bình chia độ. C. Bình tràn. D. Xi lanh có ghi sẵn dung tích. Câu 6: Bình chia độ ở hình bên có GHĐ và ĐCNN là: A. 100cm3 và 10cm3 B. 100cm3 và 5cm3 C. 100cm3 và 2cm3 D. 100cm3 và 1cm3 Câu 7: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng A. thể tích bình tràn. B. thể tích bình chứa. C.thể tích nước còn lại trong bình tràn. D. thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa. Câu 8 : Dùng bình chia độ có chứa một lượng nước có thể tích 95cm3, thả viên bi sắt vào bình thì mực nước trong bình dâng lên đến vạch 250cm3. Vậy thể tích viên bi là : A. 250cm3 B. 346cm3 C. 95cm3 D. 155cm3 Câu 9: Một bình tràn chứa nước tới miệng tràn là 150cm3, bỏ vào bình một vật rắn không thấm nước thì vật ấy nổi một phần và thể tích phần nước tràn từ bình tràn sang bình chứa là 25cm3. Dùng một que thật nhỏ dìm vật chìm hoàn toàn vào trong bình tràn thì thể tích nước ở bình chứa tăng thêm 5cm3. Thể tích của vật rắn là : A. V = 25cm3. B. V = 125cm3. C. V = 30cm3. D. V = 20cm3.
  2. Câu 10: Con số 250g được ghi trên hộp mứt tết chỉ: A. thể tích của hộp mứt. B. khối lượng của mứt trong hộp. C. sức nặng của hộp mứt. D. số lượng mứt trong hộp. Câu 11: Trong các số liệu dưới đây, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hoá? A. Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330ml B. Trên vỏ của hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén. C. Ở một số cửa hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99. D. Trên vỏi túi xà phòng bột có ghi: Khối lượng tịnh 1kg Câu 12: Hai bạn An và Bình cùng đưa thùng hàng lên sàn ô tô (An đứng dưới đất còn Bình đứng trên thùng xe). Nhận xét nào về lực tác dụng của An và Bình lên thùng hàng sau đây là đúng? A. An đẩy, Bình kéo B. An kéo, Bình đẩy C. An và bình cùng đẩy D. An và Bình cùng kéo. Câu 13: Người thợ xây đứng trên cao dùng dây kéo bao xi măng lên. Khi đó lực kéo của người thợ có phương, chiều như thế nào? A. Lực kéo cùng phương, cùng chiều với trọng lực. B. Lực kéo khác phương, khác chiều với trọng lực. C. Lực kéo cùng chiều nhưng khác phương với trọng lực. D. Lực kéo cùng phương nhưng ngược chiều với trọng lực. Câu 14: Đưa từ từ một cực của một thanh nam châm lại gần một quả nặng bằng sắt đang được treo trên một sợi chỉ tơ. Lực hút của nam châm đã gây ra sự biến đổi là A. quả nặng bị biến dạng. B. quả nặng dao dộng. C. quả nặng chuyển động lại gần nam châm. D. quả nặng chuyển động ra xa nam châm. Câu 15: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng: A. chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng. B. chỉ làm biến dạng quả bóng. C. không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng. D. vừa làm biến dạng quả bóng đồng thời làm biến đổi chuyển động của quả bóng. Câu 16: Cặp lực nào dưới đây là hai lực cân bằng ? A. Lực mà hai em bé cùng đẩy vào hai bên của một cánh cửa, làm cánh cửa quay. B. Lực của một lực sĩ đang nâng quả tạ lên trên cao và trọng lực tác dụng lên quả tạ. C. Lực một người đang kéo dãn một dây lò xo và lực mà dây lò xo kéo lại tay người. D. Trọng lực tác dụng lên 1 vật nằm yên trên bàn và lực của bàn tác dụng lên vật. Câu 17: Đơn vị của lực là gì? A. Kilôgam (kg) B. Niutơn (N) C. mét khối (m3) D. mét (m) Câu 18: Trọng lượng là gì? A. Là độ lớn của trọng lực B. Là lực hút của trái đất C. Là lực kéo của lò xo D. Là lực đẩy của lò xo. Câu 19: Một quả cân có khối lượng 500g thì trọng lượng của nó bằng bao nhiêu ? A. 500N B. 50N C. 5N D. 5000N Câu 20: Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động?
  3. A. Quả bóng được đá thì lăn trên sân. B. Một vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang. C. Một vật được thả thì rơi xuống. D. Một vật được ném thì bay lên cao. II. Tự luận (5 điểm) Câu 1 (1,5 điểm) Đổi đơn vị: a. 300dm3 = m3 b. 52000ml = m3 c. 0,12kg = g Câu 2 (3 điểm): a. Trọng lực là gì? Hãy nêu phương, chiều của trọng lực b. Treo một vật dưới một lò xo như hình vẽ. Lò xo tác dụng vào vật một lực gì? Lực đó có phương, chiều như thế nào? Câu 3 (0,5 điểm): Có một can 10 lít đựng đầy nước, 1 can 3 lít rỗng, 1 can 2 lít rỗng. Hỏi làm thế nào để can 10 lít chỉ còn lại 6 lít nước?
  4. Trường THCS Ngọc Lâm ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN VẬT LÝ 6 Năm học: 2020-2021 Thời gian làm bài: 45p Đề số 2 I. Trắc nghiệm (5 điểm). Ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước đáp án đúng. Câu 1: Giới hạn đo của thước là: A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước. C. độ dài giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước. D. độ dài lớn nhất ghi trên thước. Câu 2 :Trong các đơn vị đo dưới đây, đơn vị dùng để đo độ dài là: A. m B. cm3 C. dm2 D. ml Câu 3: Trước khi đo độ dài của một vật ta nên ước lượng giá trị cần đo để : A. Chọn dụng cụ đo thích hợp nhằm tránh sai số trong khi đo. B. Chọn dụng cụ đo có GHĐ lớn hơn vật cần đo để chỉ cần thực hiện một lần đo. C. Chọn dụng cụ đo có GHĐ nhỏ hơn vật cần đo để thực hiện nhiều lần đo. D. Có thể chọn nhiều dụng cụ đo khác nhau tùy ý. Câu 4 : Để đo chiều dài của một vật (ước lượng khoảng gần 100cm), nên chọn thước nào trong các thước sau đây? A. Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1mm. B. Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1cm. C. Thước có giới hạn đo 50 cm và độ chia nhỏ nhất 1cm. D. Thước có giới hạn đo 1m và độ chia nhỏ nhất 2mm Câu 5 : Dụng cụ không đo được thể tích của chất lỏng là A. Ca đong có ghi sẵn dung tích. B. Bình chia độ. C. Bình tràn. D. Xi lanh có ghi sẵn dung tích. Câu 6: Bình chia độ ở hình bên có GHĐ và ĐCNN là: A. 100cm3 và 10cm3 B. 100cm3 và 5cm3 C. 100cm3 và 2cm3 D. 100cm3 và 1cm3 Câu 7: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng A. thể tích bình tràn. B. thể tích bình chứa. C.thể tích nước còn lại trong bình tràn. D. thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa. Câu 8 : Dùng bình chia độ có chứa một lượng nước có thể tích 80cm3, thả viên bi sắt vào bình thì mực nước trong bình dâng lên đến vạch 220cm3. Vậy thể tích viên bi là : A. 300cm3 B. 220cm3 C. 140cm3 D. 80cm3 Câu 9: Một bình tràn chứa nước tới miệng tràn là 150cm3, bỏ vào bình một vật rắn không thấm nước thì vật ấy nổi một phần và thể tích phần nước tràn từ bình tràn sang bình chứa là 25cm3. Dùng một que thật nhỏ dìm vật chìm hoàn toàn vào trong bình tràn thì thể tích nước ở bình chứa tăng thêm 10cm3. Thể tích của vật rắn là : A. V = 25cm3. B. V = 150cm3. C. V = 15cm3. D. V = 35cm3.
  5. Câu 10: Con số 200g được ghi trên hộp bánh chỉ: A. thể tích của hộp bánh . B. Số lượng bánh trong hộp C. sức nặng của cả hộp bánh. D. Khối lượng của bánh trong hộp. Câu 11: Trong các số liệu dưới đây, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hoá? A. Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330ml B. Trên vỏ của hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén. C. ở một số của hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99. D. Trên vỏi túi xà phòng bột có ghi: Khối lượng tịnh 1kg Câu 12: Hai bạn An và Bình cùng đưa thùng hàng lên sàn ô tô (An đứng dưới đất còn Bình đứng trên thùng xe). Nhận xét nào về lực tác dụng của An và Bình lên thùng hàng sau đây là đúng? A. An kéo, Bình đẩy B. An đẩy, Bình kéo C. An và bình cùng đẩy D. An và Bình cùng kéo. Câu 13: Treo một vật nặng vào lò xo làm lò xo dãn ra, lực kéo do lò xo tác dụng vào vật có phương, chiều như thế nào? A. cùng phương, ngược chiều với trọng lực. B. khác phương, khác chiều với trọng lực. C. cùng chiều nhưng khác phương với trọng lực. D. cùng phương, cùng chiều với trọng lực. Câu 14: Đưa từ từ một cực của một thanh nam châm lại gần một quả nặng bằng sắt đang được treo trên một sợi chỉ tơ. Lực hút của nam châm đã gây ra sự biến đổi là A. quả nặng bị biến dạng. B. quả nặng dao dộng. C. quả nặng chuyển động lại gần nam châm. D. quả nặng chuyển động ra xa nam châm. Câu 15: Khi dùng chân sút một quả bóng, lực mà chân tác dụng lên quả bóng: A. chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng. B. chỉ làm biến dạng quả bóng. C. không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng. D. vừa làm biến dạng đồng thời làm biến đổi chuyển động của quả bóng. Câu 16: Cặp lực nào dưới đây là hai lực cân bằng ? A. Lực mà hai em bé cùng đẩy vào hai bên của một cánh cửa, làm cánh cửa quay. B. Lực của một lực sĩ đang nâng quả tạ lên trên cao và trọng lực tác dụng lên quả tạ. C. Lực một người đang kéo dãn một dây lò xo và lực mà dây lò xo kéo lại tay người. D. Trọng lực tác dụng lên 1 vật nằm yên trên bàn và lực của bàn tác dụng lên vật. Câu 17: Đơn vị của lực là gì? A. mét (m) B. Kilogam (kg) C. mét khối (m3) D. Niutơn (N) Câu 18: Một vật đang đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ: A. bắt đầu chuyển động B. biến dạng C. vừa chuyển động vừa biến dạng D. vẫn tiếp tục đứng yên Câu 19: Một quả cân có khối lượng 1500g thì trọng lượng của nó bằng bao nhiêu ? A. 1500N B. 150N C. 15N D. 1,5N Câu 20: Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động? A. Quả bóng được đá thì lăn trên sân. B. Một vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang.
  6. C. Một vật được ném thì bay lên cao. D. Một vật được thả thì rơi xuống. II. Tự luận (5 điểm) Câu 1 (1,5 điểm) Đổi đơn vị: a. 0,28m3 = dm3 b. 16000ml = m3 c. 1200g = kg Câu 2 (3 điểm) a. Thế nào là hai lực cân bằng? b. Dùng tay ép một lò xo lá tròn như hình vẽ. Hỏi lò xo lá tròn tác dụng lên xe một lực gì? Lực đó có phương, chiều như thế nào? Câu 3 (0,5 điểm): Có 1 can 10 lít đựng đầy nước, 1 can 8 lít rỗng, 1 can 5 lít rỗng. Làm thế nào để can 10 lít chỉ còn 7 lít nước, hãy trình bày cách làm của em.
  7. Trường THCS Ngọc Lâm ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN VẬT LÝ 6 Năm học: 2020-2021 Thời gian làm bài: 45p I. Muc tiêu 1. Kiến thức - Học sinh nắm bắt được kiến thức tổng quát từ bài 1 đến bài 8 - Học sinh hiểu và vận dụng được kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống, giải được một số bài tập vận dụng. 2. Kỹ năng - Kỹ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận - Kỹ năng bố trí thời gian phù hợp để làm bài. 3. Thái độ - Nghiêm túc, tập trung. 4. Năng lực - Năng lực tự học - Năng lực tư duy logic, sáng tạo. - Năng lực giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Đề kiểm tra 2. Học sinh - Ôn tập kiến thức từ bài 1 đến bài 8 - Giấy kiểm tra. III. Ma trận đề BiÕt HiÓu VËn dông VËn dông Tæng Chñ ®Ò cao TN TL TN TL TN TL TN TL §o ®é dµi, ®o thÓ 5 2 2 1 1 1 12 tÝch 1,25 0,5 1 0,25 0,25 0,5 3,75 Khèi l­îng, lùc 5 1 4 1 1 1 1 14 0,25 1,25 1 1 0,5 0,25 2 6,25 Tæng 11 9 3 3 26 3,5 3 2,5 1 10
  8. Trường THCS Ngọc Lâm ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN VẬT LÝ 6 Năm học: 2020-2021 Thời gian làm bài: 45p Đề số 3 I. Trắc nghiệm (5 điểm): Ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước đáp án đúng. Câu 1: Trong các đơn vị đo dưới đây, đơn vị không dùng để đo độ dài là: A. m B. dm2 C. cm D. mm Câu 2 : Độ chia nhỏ nhất của thước là A. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước. B. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. C. độ dài giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước. D. độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước. Câu 3: Trước khi đo độ dài của một vật ta nên ước lượng giá trị cần đo để : A. Chọn dụng cụ đo có GHĐ lớn hơn vật cần đo để chỉ cần thực hiện một lần đo. B. Chọn dụng cụ đo có GHĐ nhỏ hơn vật cần đo để thực hiện nhiều lần đo. C. Có thể chọn nhiều dụng cụ đo khác nhau tùy ý. D. Chọn dụng cụ đo thích hợp nhằm tránh sai số trong khi đo. Câu 4 : Để đo chiều dài của một vật (ước lượng khoảng 150 cm), nên chọn thước nào trong các thước sau đây ? A. Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm. B. Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 cm. C. Thước có giới hạn đo 1m và độ chia nhỏ nhất 5 mm. D. Thước có giới hạn đo 2m và độ chia nhỏ nhất 5mm Câu 5 : Dụng cụ không đo được thể tích của chất lỏng là A. Ca đong có ghi sẵn dung tích. B. Bình chia độ. C. Bình tràn. D. Xi lanh có ghi sẵn dung tích. Câu 6: Bình chia độ ở hình bên có GHĐ và ĐCNN là: A. 100cm3 và 10cm3 B. 100cm3 và 5cm3 C. 100cm3 và 2cm3 D. 100cm3 và 1cm3 Câu 7: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng A. thể tích bình tràn. B. thể tích bình chứa. C.thể tích nước còn lại trong bình tràn. D. thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa. Câu 8 : Dùng bình chia độ có chứa một lượng nước có thể tích 120cm3, thả viên bi sắt vào bình thì mực nước trong bình dâng lên đến vạch 250cm3. Vậy thể tích viên bi là : A. 250cm3 B. 130cm3 C. 120cm3 D. 370cm3 Câu 9: Một bình tràn chứa nước tới miệng tràn là 150cm3, bỏ vào bình một vật rắn không thấm nước thì vật ấy nổi một phần và thể tích phần nước tràn từ bình tràn sang bình chứa là 30cm3. Dùng một que thật nhỏ dìm vật chìm hoàn toàn vào trong bình tràn thì thể tích nước ở bình chứa tăng thêm 7cm3. Thể tích của vật rắn là : A. V = 7cm3. B. V = 30cm3. C. V = 23cm3. D. V = 37cm3.
  9. Câu 10: Con số 100g được ghi trên gói chè chỉ: A. thể tích của hộp chè. B. khối lượng của chè trong hộp. C. Khối lượng của cả hộp chè. D. Khối lượng của vỏ hộp chè. Câu 11: Trong các số liệu dưới đây, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hoá? A. Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 500ml B. Trên vỏ của hộp Vitamin C có ghi: 500 viên nén. C. Trên vỏ hộp mứt có ghi: Khối lượng tịnh 250g D. ở một số cửa hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99. Câu 12: Một đoàn tàu đang chuyển động, đầu tàu tác dụng vào toa tàu lực nào trong các lực sau đây: A. Lực đẩy B. Lực kéo C. Lực ép D. Lực hút. Câu 13: Người thợ xây đứng trên cao dùng dây kéo bao xi măng lên. Khi đó lực kéo của người thợ có phương, chiều như thế nào? A. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. B. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. C. Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. D. Phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái. Câu 14: Đưa từ từ một cực của một thanh nam châm lại gần một quả nặng bằng sắt đang được treo trên một sợi chỉ tơ. Lực hút của nam châm đã gây ra sự biến đổi là A. quả nặng bị biến dạng. B. quả nặng dao dộng. C. quả nặng chuyển động lại gần nam châm. D. quả nặng chuyển động ra xa nam châm. Câu 15: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng: A. chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng. B. chỉ làm biến dạng quả bóng. C. không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng. D. vừa làm biến dạng quả bóng đồng thời làm biến đổi chuyển động của quả bóng. Câu 16: Cặp lực nào dưới đây là hai lực cân bằng ? A. Lực mà hai em bé cùng đẩy vào hai bên của một cánh cửa, làm cánh cửa quay. B. Lực của một lực sĩ đang nâng quả tạ lên trên cao và trọng lực tác dụng lên quả tạ. C. Trọng lực tác dụng lên 1 vật nằm yên trên bàn và lực của bàn tác dụng lên vật. D. Lực một người đang kéo dãn một dây lò xo và lực mà dây lò xo kéo lại tay người. Câu 17: Đơn vị của lực là gì? A. Niutơn (N) B. Kilôgam (kg) C. mét khối (m3) D. mét (m) Câu 18: Trọng lực có phương, chiều như thế nào? A. Phương thẳng đứng, chiều hướng lên trên B. Phương thẳng đứng, chiều hướng về phía trái đất C. Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải D. Phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái. Câu 19: Một quả cân có khối lượng 50g thì trọng lượng của nó bằng bao nhiêu ? A. 0,5N B. 5N C. 50N D. 500N
  10. Câu 20: Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động? A. Quả bóng được đá thì lăn trên sân. B. Một vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang. C. Một vật được thả thì rơi xuống. D. Một vật được ném thì bay lên cao. II. Tự luận (5 điểm) Câu 1 (1,5 điểm) Đổi đơn vị: a. 250dm3 = m3 b. 57500ml = m3 c. 32g = kg Câu 2 (3 điểm) a. Thế nào là hai lực cân bằng? b. Dùng tay ép một lò xo lá tròn như hình vẽ. Hỏi tay ta thông qua xe lăn đã tác dụng lên lò xo lá tròn một lực gì? Lực đó có phương, chiều như thế nào? Câu 3 (0,5 điểm): Có 1 can 10 lít đựng đầy nước, 1 can 8 lít rỗng, 1 can 5 lít rỗng. Làm thế nào để can 10 lít chỉ còn 7 lít nước, hãy trình bày cách làm của em.
  11. Trường THCS Ngọc Lâm ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN VẬT LÝ 6 Năm học: 2020-2021 Thời gian làm bài: 45p Đề số 4 I. Trắc nghiệm (5 điểm): Ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước đáp án đúng. Câu 1: Trước khi đo độ dài của một vật ta nên ước lượng giá trị cần đo để : A. Chọn dụng cụ đo thích hợp nhằm tránh sai số trong khi đo. B. Chọn dụng cụ đo có GHĐ lớn hơn vật cần đo để chỉ cần thực hiện một lần đo. C. Chọn dụng cụ đo có GHĐ nhỏ hơn vật cần đo để thực hiện nhiều lần đo. D. Có thể chọn nhiều dụng cụ đo khác nhau tùy ý. Câu 2 :Trong các đơn vị đo dưới đây, đơn vị không dùng để đo độ dài là: A. m B. cm C. dm2 D. mm Câu 3: Độ chia nhỏ nhất của thước là A. B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước. B. độ dài giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước. C. độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước. D. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. Câu 4 : Để đo chiều dài của một vật (ước lượng khoảng hơn 30 cm), nên chọn thước nào trong các thước sau đây ? A. Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm. B. Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 cm. C. Thước có giới hạn đo 50 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm. D. Thước có giới hạn đo 1m và độ chia nhỏ nhất 5 cm Câu 5 : Dụng cụ không đo được thể tích của chất lỏng là A. Ca đong có ghi sẵn dung tích. B. Bình chia độ. C. Bình tràn. D. Xi lanh có ghi sẵn dung tích. Câu 6: Bình chia độ ở hình bên có GHĐ và ĐCNN là: A. 100cm3 và 10cm3 B. 100cm3 và 5cm3 C. 100cm3 và 2cm3 D. 100cm3 và 1cm3 Câu 7: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng A. thể tích bình tràn. B. thể tích bình chứa. C.thể tích nước còn lại trong bình tràn. D. thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa. Câu 8 : Dùng bình chia độ có chứa một lượng nước có thể tích 95cm3, thả viên bi sắt vào bình thì mực nước trong bình dâng lên đến vạch 250cm3. Vậy thể tích viên bi là : A. 250cm3 B. 346cm3 C. 95cm3 D. 155cm3 Câu 9: Một bình tràn chứa nước tới miệng tràn là 150cm 3, bỏ vào bình một vật rắn không thấm nước thì vật ấy nổi một phần và thể tích phần nước tràn từ bình tràn sang bình chứa là 25cm3. Dùng một que thật nhỏ dìm vật chìm hoàn toàn vào trong bình tràn thì thể tích nước ở bình chứa tăng thêm 5cm3. Thể tích của vật rắn là : A. V = 25cm3. B. V = 125cm3. C. V = 30cm3. D. V = 20cm3.
  12. Câu 10: Con số 250g được ghi trên hộp mứt tết chỉ: A. thể tích của hộp mứt. B. khối lượng của mứt trong hộp. C. sức nặng của hộp mứt. D. số lượng mứt trong hộp. Câu 11: Trong các số liệu dưới đây, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hoá? A. Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330ml B. Trên vỏ của hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén. C. ở một số của hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99. D. Trên vỏi túi xà phòng bột có ghi: Khối lượng tịnh 1kg Câu 12: Gió đã thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực nào trong số các lực sau: A. Lực căng. B. Lực hút. C. Lực kéo. D. Lực đẩy. Câu 13: Người thợ xây đứng trên cao dùng dây kéo bao xi măng lên. Khi đó lực kéo của người thợ có phương, chiều như thế nào? A. Lực kéo cùng phương, cùng chiều với trọng lực. B. Lực kéo khác phương, khác chiều với trọng lực. C. Lực kéo cùng chiều nhưng khác phương với trọng lực. D. Lực kéo cùng phương nhưng ngược chiều với trọng lực. Câu 14: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng: A. chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng. B. chỉ làm biến dạng quả bóng. C. không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng. D. vừa làm biến dạng quả bóng đồng thời làm biến đổi chuyển động của quả bóng. Câu 15: Đưa từ từ một cực của một thanh nam châm lại gần một quả nặng bằng sắt đang được treo trên một sợi chỉ tơ. Lực hút của nam châm đã gây ra sự biến đổi là A. quả nặng bị biến dạng. B. quả nặng dao dộng. C. quả nặng chuyển động lại gần nam châm. D. quả nặng chuyển động ra xa nam châm. Câu 16: Cặp lực nào dưới đây là hai lực cân bằng ? A. Lực mà hai em bé cùng đẩy vào hai bên của một cánh cửa, làm cánh cửa quay. B. Lực của một lực sĩ đang nâng quả tạ lên trên cao và trọng lực tác dụng lên quả tạ. C. Lực một người đang kéo dãn một dây lò xo và lực mà dây lò xo kéo lại tay người. D. Trọng lực tác dụng lên 1 vật nằm yên trên bàn và lực của bàn tác dụng lên vật. Câu 17: Đơn vị của lực là gì? A. Kilôgam (kg) B. Niutơn (N) C. mét khối (m3) D. mét (m) Câu 18: Trọng lực là gì? A. Là lực đẩy của trái đất B. Là lực hút của trái đất C. Là lực kéo của lò xo D. Là lực đẩy của lò xo. Câu 19: Một quả cân có khối lượng 1,5kg thì trọng lượng của nó bằng bao nhiêu ? A. 1,5N B. 15N C. 150N D. 1500N Câu 20: Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động? A. Quả bóng được đá thì lăn trên sân. B. Một vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang. C. Một vật được thả thì rơi xuống. D. Một vật được ném thì bay lên cao.
  13. II. Tự luận (5 điểm) Câu 1 (1,5 điểm) Đổi đơn vị: a. 55dm3 = m3 b. 102000ml = m3 c. 0,025kg = g Câu 2 (3 điểm): a. Thế nào là hai lực cân bằng? b. Treo một vật dưới một lò xo như hình vẽ. Lò xo tác dụng vào vật một lực gì? Lực đó có phương, chiều như thế nào? Câu 3 (0,5 điểm): Người ta muốn chứa 20 lít nước bằng các can nhỏ có ghi 1,5 lít. Hỏi phải dùng ít nhất bao nhiêu can nhỏ?
  14. Trường THCS Ngọc Lâm ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ Năm học: 2020-2021 MÔN VẬT LÝ 6 Đề số 1 I. Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A C A C C C D D C B D A D C D D B A C C II. Tự luận: Câu Nội dung Điểm a. 300dm3 = 0,3m3 0,5 điểm 1 b. 52000ml = 0,052m3 0,5 điểm (1,5đ) c. 0,12kg = 120g 0,5 điểm a. – Trọng lực là lực hút của trái đất 0,5 điểm - Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng về trái đất (hoặc 0,5 điểm 2 chiều từ trên xuống dưới). (3đ) b. – Lò xo tác dụng vào vật một lực kéo 1 điểm - Lực kéo có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên 1 điểm Lần 1: đổ nước từ can 10 lít sang đầy can 2 lít 3 Lần 2: Đổ hết nước từ can 2 lít sang can 3 lít 0,5 điểm (0,5đ) Lần 3: Đổ nước từ can 10 lít sang đầy can 2 lít Cuối cùng can 10 lít còn lại 6 lít. BGH duyệt Tổ trưởng chuyên môn Nhóm trưởng Người ra đề Nguyễn Thị Thu Hằng Phạm Thị Hải Yến Nguyễn Thị Mai Vũ Thị Loan
  15. Trường THCS Ngọc Lâm ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ Năm học: 2020-2021 MÔN VẬT LÝ 6 Đề số 2 I. Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D A A D C C D C D D D B A C D D D D C D II. Tự luận: Câu Nội dung Điểm a. 0,28m3 = 280dm3 0,5 điểm 1 b. 16000ml = 0,016m3 0,5 điểm (1,5đ) c. 1200g = 1,2kg 0,5 điểm a. Hai lực cân bằng là hai lực: cùng tác dụng vào 1 vật, cùng 1 điểm 2 phương, cùng độ mạnh, ngược chiều nhau. (3đ) b. - Lò xo lá tròn tác dụng lên vật một lực đẩy 1 điểm - Lực có phương ngang, chiều từ phải sang trái 1 điểm Lần 1: đổ nước từ can 10 lít sang đầy can 8 lít, trong can 10 lít còn 2 lít 3 Lần 2: Đổ nước từ can 8 lít sang đầy can 5 lít 0,5 điểm (0,5đ) Lần 3: Đổ hết nước từ can 5 lít sang can 10 lít Cuối cùng can 10 lít còn lại 7 lít. BGH duyệt Tổ trưởng chuyên môn Nhóm trưởng Người ra đề Nguyễn Thị Thu Hằng Phạm Thị Hải Yến Nguyễn Thị Mai Vũ Thị Loan
  16. Trường THCS Ngọc Lâm ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ Năm học: 2020-2021 MÔN VẬT LÝ 6 Đề số 3 I. Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B B D D C C D B B B C B B C D C A B A C II. Tự luận: Câu Nội dung Điểm a. 250dm3 = 0,25m3 0,5 điểm 1 b. 57500ml = 0,0575m3 0,5 điểm (1,5đ) c. 32g = 0,032kg 0,5 điểm a. Hai lực cân bằng là hai lực: cùng tác dụng vào 1 vật, cùng 1 điểm phương, cùng độ mạnh, ngược chiều nhau. 2 b. – Tay ta thông qua xe lăn tác dụng lên lò xo một lực đẩy (hoặc 1 điểm (3đ) lực ép) 1 điểm - Lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải Lần 1: đổ nước từ can 10 lít sang đầy can 8 lít, trong can 10 lít còn 2 lít 3 Lần 2: Đổ nước từ can 8 lít sang đầy can 5 lít 0,5 điểm (0,5đ) Lần 3: Đổ hết nước từ can 5 lít sang can 10 lít Cuối cùng can 10 lít còn lại 7 lít. BGH duyệt Tổ trưởng chuyên môn Nhóm trưởng Người ra đề Nguyễn Thị Thu Hằng Phạm Thị Hải Yến Nguyễn Thị Mai Vũ Thị Loan
  17. Trường THCS Ngọc Lâm ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ Năm học: 2020-2021 MÔN VẬT LÝ 6 Đề số 4 I. Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A C D C C C D D C B D D D D C D B B B C II. Tự luận: Câu Nội dung Điểm a. 55dm3 = 0,055m3 0,5 điểm 1 b. 102000ml = 0,102m3 0,5 điểm (1,5đ) c. 0,025kg = 25g 0,5 điểm a. Hai lực cân bằng là hai lực: cùng tác dụng vào 1 vật, cùng 1 điểm 2 phương, cùng độ mạnh, ngược chiều nhau. (3đ) b. – Lò xo tác dụng vào vật một lực kéo 1 điểm - Lực kéo có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên 1 điểm 3 Lấy 20 : 1,5 = 13 dư 0,5. Vậy cần ít nhất 14 can 1,5 lít để đựng 20 0,5 điểm (0,5đ) lít nước. BGH duyệt Tổ trưởng chuyên môn Nhóm trưởng - Người ra đề Nguyễn Thị Thu Hằng Phạm Thị Hải Yến Nguyễn Thị Mai