Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thái Sơn

docx 3 trang nhatle22 2280
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thái Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_vat_ly_lop_6_hoc_ki_ii_nam_hoc_2017_2018_tru.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thái Sơn

  1. UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 - 2018 TRƯỜNG THCS THÁI SƠN MÔN: VẬT LÍ 6 (Thời gian 45 phút) GV ra đề: Phan Đức Nhạc MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tên chủ đề Cấp độ thấp Cấp độ cao Cộng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Các Giải thích Giải thích chất rắn được một số được được khác hiện tượng 1. Sự nở vì một số hiện nhau nở và ứng dụng nhiệt tượng về sự vì nhiệt về sự nở vì nở vì nhiệt khác nhiệt của của chất khí nhau các chất Số câu hỏi 1 2 1 4 Số điểm 0,5 1,0 2,0 3,0 Tỉ lệ: % 5% 10% 20% 35% 2.Nhiệt độ. - Hiểu Nhiệt kế. được các Thang nhiệt loại nhiệt độ giai Số câu hỏi 2 2 Số điểm 1,0 1,0 Tỉ lệ: % 10% 10% -Nêu Vẽ được Vận được đặc đường biểu dụng - Nắm điểm của diễn nhiệt được được sự sôi độ theo thời kiến thức đặc 3. Sự chuyển - Nêu gian. về sự bay điểm thể của các được các Qua đường hơi để của sự chất yếu tố biểu diễn giải thích nóng ảnh nêu đặc một số chảy, hưởng điểm của sự hiện đông tới sự chuyển thể tượng đặc bay hơi của các chất đơn giản Số câu hỏi 1 2 1 1 5 Số điểm 0,5 1,0 3,0 1,0 5,5 Tỉ lệ: % 5% 10% 30% 10% 55% Tổng số câu 2 4 2 2 1 12 Tổng số điểm 1,0 2,0 1,0 4,0 2,0 10 Tỉ lệ 10% 20% 10% 40% 20% 100%
  2. ĐỀ BÀI: I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1 (2 điểm). Khoanh tròn vào câu trả lời đúng. 1/ Tại sao khi đặt đường ray xe lửa, người ta phải để một khe hở ở chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray? A. Vì để dễ lắp đặt thanh ray. B. Vì để tiết kiệm nguyên liệu. C. Vì không thể hàn hai thanh ray với nhau. D. Vì để khi nhiệt độ tăng thanh ray có thể dãn nở mà không bị ngăn cản. 2/ Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây? A. Hơ nóng nút. B. Hơ nóng cổ lọ. C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ. D. Hơ nóng đáy lọ. 3/ Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy? A. Nhiệt kế thủy ngân. B. Nhiệt kế rượu. C. Nhiệt kế y tế. D. Cả nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu. 4/ Tốc độ bay hơi của một chất lỏng không phụ thuộc vào: A. Nhiệt độ chất lỏng. B. Gió trên mặt thoáng chất lỏng. C. Diện tích mặt thoáng chất lỏng. D. Khối lượng riêng của chất lỏng. Câu 2 (2 điểm). Điền từ thích hợp vào chỗ trống. a) Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt . b) Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật c) Trong nhiệt giai Xen-xi-út, nhiệt độ của . là 00C. d) Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của nước . II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 3 (2,0 điểm). Tại sao quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên được? Câu 4 (3,0 điểm). Bỏ vài cục nước đá lấy từ trong tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau: Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 Nhiệt độ (0C) -6 0 0 0 2 4 a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước đá theo thời gian. b) Có hiện tượng gì xảy ra với cục nước đá từ phút 0 đến phút thứ 2, từ phút thứ 2 đến phút thứ 6, từ phút thứ 6 đến phút thứ 10. Trong thời gian đó nước đá tồn tại ở những thể nào? Câu 5 (1,0 điểm). Tại sao những người nông dân khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phải phạt bớt lá?
  3. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM: Câu Nội dung Điểm 1 - C 0,5đ 1 2 - B 0,5đ (2đ) 3 - A 0,5đ 4 - D 0,5đ a) khác nhau. 0,5đ 2 b) không thay đổi. 0,5đ (2đ) c) nước đá. 0,5đ d) không thay đổi. 0,5đ 3 Vì khi nhúng vào nước nóng, không khí bên trong quả bóng bị nóng lên và nở ra 2,0đ (2đ) nên quả bóng phồng lên được. a) Vẽ đúng đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước đá theo thời gian. 1,5đ Nhiệt độ (0C) 4 4 (3,0đ) 2 Thời gian 0 (phút) 2 4 6 8 10 -6 b) - Từ phút thứ 0 đến phút thứ 2: nước đá nóng dần lên. Nước tồn tại ở thể rắn. 0,5đ - Từ phút thứ 2 đến phút thứ 6: nước đá nóng chảy dần thành nước. Nước đá tồn 0,5đ tại ở thể rắn và lỏng. - Từ phút thứ 6 đến phút thứ 10: nước nóng dần lên. Nước tồn tại ở thể lỏng. 0,5đ 5 Những người nông dân khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phải phạt bớt lá vì: Mỗi ý (1đ) để giảm diện tích mặt thoáng, làm tốc độ thoát hơi nước bị chậm lại, giúp cây giữ 0,5đ được nước, không bị chết héo. Ban giám hiệu Tổ chuyên môn GV ra đề Phan Đức Nhạc