Đề kiểm tra môn Vật lý Lớp 6 - Học kì I - Đề số 1 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Thạch Bàn

docx 8 trang nhatle22 3140
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật lý Lớp 6 - Học kì I - Đề số 1 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Thạch Bàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_vat_ly_lop_6_hoc_ki_i_de_so_1_nam_hoc_2016_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật lý Lớp 6 - Học kì I - Đề số 1 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Thạch Bàn

  1. TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2016 -2017 Môn: VẬT LÝ 6 ĐỀ 1 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 12/12/2016 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm) Chọn đáp án đúng ở các câu sau rồi ghi chữ cái đứng trước câu trả lời đó vào bài làm: Câu 1:Đơn vị của khối lượng là: A. kg B. m C. ml D. lạng Câu 2:Nếu so sánh một quả cân 1kg và một tập giấy 1kg thì: A. tập giấy có khối lượng lớn hơn. B. quả cân có trọng lượng lớn hơn. C. quả cân và tập giấy có trọng lượng bằng nhau. D. quả cân và tập giấy có thể tích bằng nhau. Câu 3:Người ta thường nói đồng nặng hơn nhôm. Câu giải thích nào sau đây là không đúng? A. Vì trọng lượng của đồng lớn hơn trọng lượng của nhôm. B. Vì trọng lượng riêng của đồng lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm. C. Vì khối lượng riêng của đồng lớn hơn khối lượng riêng của nhôm. D. Vì trọng lượng của miếng đồng lớn hơn trọng lượng của miếng nhôm có cùng thể tích. Câu 4:Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì? A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng. B. Chỉ làm biến dạng quả bóng. C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng. D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó. Câu 5: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng: A. thể tích bình tràn. B. thể tích bình chứa. C. thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa. D. thể tích nước còn lại trong bình tràn. Câu 6: Chỉ có thể nói về trọng lực của vật nào sau đây? A. Trái Đất. B. Quyển sách đặt trên bàn. C. Mặt Trời. D. Hòn đá trên mặt đất. Câu 7: Từ “lực” trong câu nào dưới đây chỉ sự kéo hoặc đẩy? A. Lực bất tòng tâm. B. Lực lượng vũ trang cách mạng là vô địch. C. Học lực của bạn Xuân rất tốt. D. Bạn học sinh quá yếu, không đủ lực nâng nổi một đầu bàn học.
  2. Câu 8: Muốn đo khối lượng riêng của các hòn bi thủy tinh, ta cần dung những dụng cụ gì? A. Chỉ cần dùng một cái cân. B. Chỉ cần dùng một cái lực kế. C. Chỉ cần dùng một cái bình chia độ. D. Cần dùng một cái cân và một cái bình chia độ. II. TỰ LUẬN (6 điểm) Bài 1 (2đ): Đổi và trình bày cách đổi đơn vị: a. 165mm = (m) c. 5,8kg = (g) b. 1400cc = (l) d. 0,35m = (cm) Bài 2 (3,5đ):Một khối hình hộp chữ nhật có cạnh a = 10cm, b = 15cm, c = 20cm a. Tính thể tích khối hộp chữ nhật đó? b. Khối hộp làm bằng sắt, tính khối lượng của khối hộp đó biết khối lượng riêng của sắt là D = 7800 kg/m3. c. Bây giờ người ta khoét một lỗ nhỏ trên hình khối chữ nhật có thể tích 2dm3, rồi 3 nhét đầy vào đó một chất có khối lượng riêng D2 = 2000 kg/m . Tính khối lượng của khối lập phương lúc này. Bài 3(0,5đ): Nhà Hải có một bộ ghế sa lông có dùng đệm mút lò xo. Lúc mới mua về thì đệm rất dày nhưng sau một thời gian sử dụng thì đệm bị xẹp xuống. Hải thắc mắc không hiểu vì sao đệm mút cũng như một số vật dụng bằng mút khác sau một thời gian sử dụng lại hay bị xẹp xuống so với ban đầu. Em hãy giải thích giúp Hải nhé? Chúc các em làm bài tốt!
  3. TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN MỤC TIÊU – MA TRẬN Năm học 2016 -2017 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MẪU 7 ĐỀ 1 Môn: VẬT LÝ 6 I. MỤC TIÊU: - Đánh giá kiến thức học sinh về đo độ dài, thể tích, khối lượng, lực, trọng lực, lực đàn hồi, khối lượng riêng và trọng lượng riêng. - Học sinh có thái độ cẩn thận, trung thực trong khi làm bài kiểm tra. II. MA TRẬN ĐỀ: Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Nội dung chủ đề cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Độ dài, thể tích, 2 1 3 khối lượng. 1 2 3 Lực, lực đàn hồi, 2 1 1 1 5 trọng lực. 1 0,5 0,5 0,5 2,5 Khối lượng riêng, 2 1 1 1 5 trọng lượng riêng. 1 0,5 1 2 4,5 7 3 3 13 Tổng 3,5 3,5 3 10 BGH duyệt Tổ trưởng duyệt Nhóm trưởng duyệt - GV ra đề Khúc T. Mỹ Hạnh Trần T. Khánh Nguyệt Phạm Thị Ngân
  4. TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN HƯỚNG DẪN CHẤM Năm học 2016-2017 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ĐỀ 1 Môn:VẬT LÝ 6 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm)Đúng mỗi câu được 0,5 đ. Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A, D C A D C B, D D D II.TỰ LUẬN (6 điểm) Bài Nội dung Biểu điểm a. 165mm = 165:1000 = 0,165 (m) 0,5đ b. 1400cc = 1400:1000 = 1,4 (l) 0,5đ Bài 1: (2 đ) c. 5,8kg = 5,8.1000 = 5800 (g) 0,5đ d. 0,35m = 0,35.100 = 35 (cm) 0,5đ Tóm tắt 0,25đ Bài giải a. Thể tích khối hình hộp chữ nhật là: V = a.b.c = 10.15.20 = 3000 (cm3) = 0,003 (m3) 1đ b. Khối lượng của hình hộp chữ nhật là: m = D.V = 7800.0,003 = 23,4 (kg) 0,5đ Bài 2: (3,5 đ) c. Khối lượng sắt được khoét ra là: m1 = D.V1 = 7800.0,002 = 15,6 (kg) 0,5đ Khối lượng của chất nhét vào là: m2 = D2.V1 = 2000.0,002 = 4 (kg) 0,5đ Vậy khối lượng hình hộp chữ nhật lúc này là: m3 = m – m1 + m2 = 23,4 – 15,6 + 4 = 11,8 (kg) 0,5đ Đáp số 0,25đ Bài 3: (0,5đ) Nêu được câu trả lời đúng. 0,5đ Học sinh làm cách khác đúng cho điểm tương đương.
  5. TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2016 -2017 Môn: VẬT LÝ 6 ĐỀ 2 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 12/12/2016 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm) Chọn đáp án đúng ở các câu sau rồi ghi chữ cái đứng trước câu trả lời đó vào bài làm: Câu 1:Muốn đo khối lượng riêng của các hòn bi thủy tinh, ta cần dùng những dụng cụ gì? A. Chỉ cần dùng một cái cân. B. Chỉ cần dùng một cái lực kế. C. Chỉ cần dùng một cái bình chia độ. D. Cần dùng một cái cân và một cái bình chia độ. Câu 2: Trên vỏ một hộp thịt có ghi 750g. Số liệu đó chỉ: A. thể tích cả hộp thịt. B. thể tích của thịt trong hộp. C. khối lượng của cả hộp thịt. D. khối lượng của thịt trong hộp. Câu 3:Đơn vị đo độ dài là: A. kg B. m C. mm D. lạng Câu 4:Một hòn đá được ném mạnh vào một gò đất. Lực mà hòn đá tác dụng vào gò đất: A. chỉ làm gò đất bị biến dạng. B. chỉ làm biến đổi chuyển động của gò đất. C. làm cho gò đất bị biến dạng, đồng thời làm biến đổi chuyển động của gò đất. D. không gây ra tác dụng gì cả. Câu 5: Lực nào sau đây không thể là trọng lực? A. Lực tác dụng lên vật nặng đang rơi B. Lực giữ của cành cây tác dụng vào quả táo. C. Lực vật nặng tác dụng vào dây treo. D. Lực mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn. Câu 6: Một học sinh thả một quả bóng từ trên cao xuống và nhận thấy quả bóng càng rơi, càng chuyển động nhanh lên. Hỏi phát biểu nào sau đây của học sinh này là đúng? A. Quả bóng không còn chịu tác dụng của lực nào vì tay ta đã thả quả bóng ra. B. Quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này chỉ có thể là lực của tay ta. C. Quả bóng là một vật nặng nên giống như mọi vật nặng khác, khi được thả từ trên cao, đều rơi xuống nhanh dần, dù không chịu tác dụng của lực nào. D. Quả bóng đã được thả ra nên không còn chịu tác dụng lực của tay. Tuy nhiên quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này không thể là lực của tay ta mà là một lực khác. Câu 7:Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực? A. Xách một xô nước. C. Đẩy một chiếc xe. B. Nâng một tấm gỗ. D. Đọc một trang sách
  6. Câu 8:Người ta thường nói đồng nặng hơn nhôm. Câu giải thích nào sau đây là không đúng? A. Vì trọng lượng của đồng lớn hơn trọng lượng của nhôm. B. Vì trọng lượng riêng của đồng lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm. C. Vì khối lượng riêng của đồng lớn hơn khối lượng riêng của nhôm. D. Vì trọng lượng của miếng đồng lớn hơn trọng lượng của miếng nhôm có cùng thể tích. II. TỰ LUẬN (6 điểm) Bài 1 (2đ): Đổi và trình bày cách đổi đơn vị: a. 375mm = (m) c. 6,8kg = (g) b. 2500cc = (l) d. 0,45m = (cm) Bài 2 (3,5đ):Một khối hình hộp chữ nhật có cạnh a = 15cm, b = c = 20cm. a. Tính thể tích khối hộp chữ nhật đó? b. Khối hộp làm bằng sắt, tính khối lượng của khối hộp đó biết khối lượng riêng của sắt là D = 7800kg/m3. c. Bây giờ người ta khoét một lỗ nhỏ trên hình khối chữ nhật có thể tích 4dm3, rồi 3 nhét đầy vào đó một chất có khối lượng riêng D2 = 2000kg/m . Tính khối lượng của khối lập phương lúc này. Bài 3(0,5đ): Nhà Hải có một bộ ghế sa lông có dùng đệm mút lò xo. Lúc mới mua về thì đệm rất dày nhưng sau một thời gian sử dụng thì đệm bị xẹp xuống. Hải thắc mắc không hiểu vì sao đệm mút cũng như một số vật dụng bằng mút khác sau một thời gian sử dụng lại hay bị xẹp xuống so với ban đầu. Em hãy giải thích giúp Hải nhé? Chúc các em làm bài tốt!
  7. TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN MỤC TIÊU – MA TRẬN Năm học 2016 -2017 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MẪU 7 ĐỀ 2 Môn: VẬT LÝ 6 I. MỤC TIÊU: - Đánh giá kiến thức học sinh về đo độ dài, thể tích, khối lượng, lực, trọng lực, lực đàn hồi, khối lượng riêng và trọng lượng riêng. - Học sinh có thái độ cẩn thận, trung thực trong khi làm bài kiểm tra. II. MA TRẬN ĐỀ: Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Nội dung chủ đề cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Độ dài, thể tích, 2 1 3 khối lượng. 1 2 3 Lực, lực đàn hồi, 2 1 1 1 5 trọng lực. 1 0,5 0,5 0,5 2,5 Khối lượng riêng, 2 1 1 1 5 trọng lượng riêng. 1 0,5 1 2 4,5 7 3 3 13 Tổng 3,5 3,5 3 10 BGH duyệt Tổ trưởng duyệt Nhóm trưởng GV ra đề duyệt Khúc T. Mỹ Hạnh Trần T. Khánh Nguyệt Phạm Thị Ngân Nguyễn T. Mỹ Dung
  8. TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN HƯỚNG DẪN CHẤM Năm học 2016-2017 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ĐỀ 2 Môn:VẬT LÝ 6 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm)Đúng mỗi câu được 0,5 đ. Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B, C D D A B, D D D C II.TỰ LUẬN (6 điểm) Bài Nội dung Biểu điểm a. 375mm = 375:1000 = 0,375(m) 0,5đ b. 2500cc = 2500:1000 = 2,5 (l) 0,5đ Bài 1: (2 đ) c. 6,8kg = 6,8.1000 = 6800 (g) 0,5đ d. 0,45m = 0,45.100 = 45 (cm) 0,5đ Tóm tắt 0,25đ Bài giải a. Thể tích khối hình hộp chữ nhật là: V = a.b.c = 15.20.20 = 6000 (cm3) = 0,006 (m3) 1đ b. Khối lượng của hình hộp chữ nhật là: m = D.V = 7800.0,006 = 46,8 (kg) 0,5đ Bài 2: (3,5 đ) c. Khối lượng sắt được khoét ra là: m1 = D.V1 = 7800.0,004 = 31,2 (kg) 0,5đ Khối lượng của chất nhét vào là: m2 = D2.V1 = 2000.0,004 = 8 (kg) 0,5đ Vậy khối lượng hình hộp chữ nhật lúc này là: m3 = m – m1 + m2 = 46,8 – 31,2 + 8 = 23,6 (kg) 0,5đ Đáp số 0,25đ Bài 3: (0,5đ) Nêu được câu trả lời đúng. 0,5đ Học sinh làm cách khác đúng cho điểm tương đương.