Đề thi học kì môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Gia Tự

doc 7 trang nhatle22 2040
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Gia Tự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_mon_vat_ly_lop_6_hoc_ki_2_nam_hoc_2017_2018_tr.doc

Nội dung text: Đề thi học kì môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Gia Tự

  1. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM CHẤM VẬT LÝ 6 HỌC KỲ II Năm học 2017-2018 I.TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Mỗi câu đúng 0,5đ (câu 2 đáp án chỉ chọn đúng 1 đáp án không cho điểm). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D C A D A A C B-D II. TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu Nội dung Điểm 1:(2,0đ) * Các loại nhiệt kế em đã học: - Nhiệt kế rượu -Tác dụng dùng đo nhiệt độ khí quyển . 0,75đ - Nhiệt kế thủy ngân - Tác dụng dùng trong phòng thí nghiệm. 0,75đ - Nhiệt kế y tế - Tác dụng đo nhiệt độ cơ thể người. 0,5đ 2:(3,0đ)a) a) Chất này nóng chảy ở nhiệt độ 00C 0,75đ b) Chất này là nước. 0,75đ c) Để đưa chất này từ -60C tới nhiệt độ nóng chảy cần thời gian là 2 phút. 0,5đ d) Sự nóng chảy bắt đầu từ phút thứ 2. 0,5đ e) Thời gian nóng chảy của nước kéo dài 6 phút. 0,5đ 3:(1,0đ) Khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm vì khi đun: - Nước và ấm gặp nóng đều nở ra nhưng nước nở vì nhiệt nhiều hơn 0,5đ ấm . 0,5đ - Nếu đổ đầy ấm nước sẽ tràn ra ngoài. GV RA ĐỀ TỔ TRƯỞNG C/M KT.HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Lê Thị Mão Phạm Anh Tú Nguyễn Thị Song Đăng
  2. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II VẬT LÝ 6 Năm học 2017-2018 Thời gian làm bài:45 phút Ngày kiểm tra:23/04/2018 I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm).Chọn các đáp án đúng trong các câu sau đây: Câu 1: Hệ thống ròng rọc như hình 1 có tác dụng: A. Đổi hướng của lực kéo. B. Thay đổi trọng lượng của vật. C. Giảm độ lớn của lực kéo. D. Thay đổi hướng và giảm độ lớn của lực kéo Câu 2: Dùng ròng rọc động để kéo vật có khối lượng 30 kg lên cao thì chỉ phải kéo một lực F có cường độ là: A. F = 300 N B. F > 300N C. F < 300 N D. F < 30 N Câu 3: Cách sắp xếp các chất nở ra vì nhiệt từ ít tới nhiều nào sau đây là đúng? A. Rắn, lỏng, khí. B. Khí, rắn, lỏng. C. Rắn, khí, lỏng. D. Lỏng, khí, rắn. Câu 4:Nhiệt kế y tế dùng để đo: A.Nhiệt độ của nước đá. B.Nhiệt độ của khí quyển. C. Nhiệt độ của nước đang sôi. D.Nhiệt độ cơ thể người. Câu 5: Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng nào sau đây? A. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau. B.Chất rắn nở vì nhiệt ít hơn các chất khác. C. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. D.Các chất rắn khác nhau dẫn nhiệt khác nhau. Câu 6. Hiện tượng các giọt sương đọng lại trên lá cây trong các buổi sáng liên quan đến hiện tượng: A. Ngưng tụ. B.Đông đặc. C. Bay hơi. D. Nóng chảy. Câu 7: Khi quan sát sự nóng chảy của băng phiến, trong suốt thời gian nóng chảy thì: A. Nhiệt độ của băng phiến ban đầu tăng sau đó giảm. B.Nhiệt độ của băng phiến tăng. C. Nhiệt độ của băng phiến không thay đổi. D.Nhiệt độ của băng phiến giảm. Câu 8: Trường hợp nào sau đây có liên quan đến sự nóng chảy? A. Sương đọng lại trên lá cây. B. Lấy đá từ tủ lạnh ra ngoài. C. Đốt một ngọn đèn dầu. D. Đốt một ngọn nến. II: TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1: (2 điểm) Kể tên những loại nhiệt kế mà em đã học? Cho biết tác dụng của mỗi loại nhiệt kế đó? 0 Câu 2: (3,0 điểm): Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự Nhiệt độ ( C) 5 thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất. a. Chất này nóng chảy ở nhiệt độ nào? b. Chất này là chất gì? 0 c. Để đưa chất này từ - 60C tới nhiệt độ nóng chảy cần bao nhiêu thời gian? d. Sự nóng chảy bắt đầu từ phút thứ mấy? Thời gian (phút) e. Thời gian nóng chảy của chất này kéo dài bao - 6 14 nhiêu phút? 0 2 8 Câu 3: (1,0 điểm):Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?
  3. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II VẬT LÝ 6 Năm học :2017-2018 I. MỤC ĐÍCH : 1. Phạm vi kiến thức: Kiểm tra kiến thức trong chương trình Vật lý lớp 6 gồm từ tiết 19 đến tiết 32 theo phân phối chương trình 2. Mục đích: Kiểm tra kiến thức của học sinh theo chuẩn kiến thức nằm trong chương trình học. a. Kiến thức:Học sinh nắm các kiến thức về ròng rọc,về sự nở vì nhiệt của các chât ,so sánh sự nở vì nhiệt cuả các chất rắn, chất lỏng và chất khí.Hiểu về một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt của các chất từ đó biết giải thích về sự nở vì nhiệt của các chất và ứng dụng vào đời sống cũng như trong kỹ thuật.hiểu biết về các loại nhiệt kế, cách sử dụng các loại nhiệt kế và các thang nhiệt giai ( xen-xi út, Fa ren hai và Ken Vin).Sự chuyển thể của các chất ,vận dụng giải thích một số hiện tượng trong tực tế. b. Kỹ năng:Vận dụng được những kiến thức trên để giải bài tập và giải thích một số hiện tượng. c. Thái độ: Giúp học sinh có thái độ trung thực, độc lập, nghiêm túc trong khi làm bài kiểm tra. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Trắc nghiệm : 40% - Tự luận : 60% III. MA TRẬN : KIẾN NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG VẬN DỤNG CAO TỔNG THỨC THẤP TN TL TN TL TN TL TN TL 1.Máy cơ 1c 1c 1c 3c Đơn giản 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1,5đ 2. Nhiệt 5c 1c 1c 1c 8c học 2,5đ 2,0đ 3,0đ 1,0đ 8,5đ Tổng số 6 1 2 1 1 11c câu Tổng số 3,0đ 0,5đ 2,5đ 3,0đ 1,0đ 10đ điểm
  4. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 6 HỌC KÌ 2 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Năm học 2017-2018 I Lý thuyết 1. Nêu kết luận chung về sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng và khí. Cho ví vụ về ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất rắn trong thực tế. 2. Thể tích của các chất thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng, khi nhiệt độ giảm ? 3. Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt ít nhất ? 4. Tìm một thí dụ chứng tỏ sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn trở có thể gây ra những lực rất lớn ? 5. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào ? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong đời sống. 6. Khi bị đốt nóng băng kép sẽ như thế nào ? Ngưòi ta ứng dụng băng kép để làm gì ? 7. Thế nào được gọi là sự nóng chảy và sự đông đặc ? Trình bày đặc điểm của sự nóng chảy và sự đông đặc. 8. Thế nào được gọi là sự bay hơi ? Tốc độ bay hơi của chất phụ thuộc yếu tố nào ? 9. Nêu tác dụng của ròng rọc, đòn bẩy và mặt phăng nghiêng ? 10.Thế nào được gọi là sự ngưng tụ ? Bỏ đá vào trong một cốc nước (không cho nước tràn ra ngoài). Giải thích tại sao mặt ngoài cốc có xuất hiện nước ? II. Bài tập. 1Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm 2Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy ?3Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích rồi đậy nút lại ngay thì nút có thể bị bật ra ? Làm thế nào để tránh hiện tượng này ?4Một học sinh định đổ đầy nước vào một chai thuỷ tinh rồi nút chặt lại và bỏ vào ngăn nước đá của tủ lạnh. Có nên làm như vậy không ? Tại sao? 5Có người giải thích quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ, vì vỏ bóng bàn gặp nóng nở ra và phồng lên. Hãy nghĩ ra một thí nghiệm chúng tỏ cách giải thích trên là sai. 6.Người làm nông nghiệp muốn phơi lúa nhanh khô phải đưa lúa ra chỗ sân thoáng rộng, có nắng và trải rộng ra để phơi. hãy giải thích tại sao ? 7.Tại sao khi phơi áo quần ta không cuộn quần áo mà trải trên dây phơi hoặc dùng móc treo ? 8. Theo dõi nhiệt độ trong quá trình đúc một vật bằng chì người ta vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của chì theo thời gian như sau : a) Nêu đặc điểm nhiệt độ của chì (Tăng, giảm hay không đổi) trong các khoảng thời gian từ 0 đến 10 phút, từ 10 phút đến 20 phút,từ 20 phút đến 30 phút b) Chì đang ở thể rắn, thể lỏng hay đang đông đặc, đang nóng chảy trong các khoảng thời gian: 0 đến 10 phút, 10 phút đến 20 phút,20 phút đến 30 phút Nhiệt độ ( 0C ) 400 327 110 Thời gian ( phút) 0 10 20 30