Đề kiểm tra môn Vật Lý Khối 6 - Học kì II - Năm học 2017-2018 (Kèm đáp án)

doc 4 trang nhatle22 2830
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật Lý Khối 6 - Học kì II - Năm học 2017-2018 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_vat_ly_khoi6_hoc_ki_ii_nam_hoc_2017_2018.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật Lý Khối 6 - Học kì II - Năm học 2017-2018 (Kèm đáp án)

  1. UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 - 2018 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN VẬT LÍ 6 MA TRẬN ĐỀ Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Tên Chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TN TL TN TL KQ KQ 1.Sự nở vì Sự nở vì Sự nở vì BT tính nhiệt của của nhiệt của nhiệt của toán về chất của chất các chất sự nở vì nhiệt của chất rắn Số câu 6 1 1 8 Số điểm (1,5 đ) (0,25 đ) (3đ) (4,75 đ) Tỷ lệ(%) 15% 2,5% 30% 47,5% 2.Nhiệt kế -Các loại nhiệt kế Số câu 3 3 Số điểm (0,75 đ) (0,75 đ) Tỷ lệ(%) 7,5% 7,5% 3.Sự nóng -Hiện tượng liên chảy – Sự quan tới sự đông đông đặc đặc, sự nóng chảy Số câu 5 5 Số điểm (1,25 đ) (1,25 đ) Tỷ lệ(%) 12,5% 12,5% 4.Sự bay hơi – -Điều Giải Giải thích Sự ngưng tụ kiện hơi thích hiện tượng nước hiện thực tế ngưng tụ tượng dựa vào sương sự bay mù hơi Số câu 1 1 1 3 Số điểm (0,25 đ) (2 đ) (1 đ) (3,25 đ) Tỷ lệ(%) 2,5% 20% 10% 32,5% Tổng số câu 14 2 3 19 Tổng số điểm (3,5đ) (0,5 đ) (6đ) (10 đ) Tỷ lệ(%) 35% 5% 60% 100%
  2. UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 - 2018 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN VẬT LÍ 6 I.Trắc nghiệm (4 đ ) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Sự sắp xếp các chất dãn nở vì nhiệt theo thứ tự từ nhiều nhất đến ít nhất, cách sắp xếp nào là đúng ? A. Khí – Lỏng – Rắn B. Lỏng – Rắn – Khí C. Khí – Rắn – Lỏng D. Rắn – Khí – Lỏng Câu 2: Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy? A. Nhiệt kế thủy ngân B. Nhiệt kế y tế C. Nhiệt kế rượu D. Cả ba nhiệt kế trên Câu 3: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy ? A. Đốt một tờ giấy B. Một ngọn nến đang cháy C. Thả một cục nước đá vào một cốc nước D. Đúc một cái tượng bằng bạc Câu 4: Trong điều kiện nào thì nước trong cốc bay hơi nhanh ? A. Nước trong cốc càng nhiều B. Nước trong cốc càng ít C. Nước trong cốc càng nóng D. Nước trong cốc càng lạnh Câu 5: Khi lạnh đi thể tích của quả cầu bằng thép thay đổi như thế nào? A. Giảm. B. Tăng. C. Không thay đổi. D. Tăng gấp đôi. Câu 6: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng? A. Khối lượng của chất lỏng tăng . B. Trọng lượng của chất lỏng tăng. C. Thể tích của chất lỏng tăng. D. Cả khối lương, trọng lượng, thể tích của chất lỏng đều tăng. Câu 7: Tại sao khi đặt đường ray xe lửa người ta phải để một khe hở ở chỗ tiếp giáp giữa hai thanh ray? A. Vì không thể hàn hai thanh ray được B. Vì để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn C. Vì khi nhiệt độ tăng,thanh ray có thể dài ra D. Vì chiều dài của thanh ray không đủ Câu 8: Bãng kép được cấu tạo dựa trên hiện tượng nào dưới đây? A. Các chất rắn nở ra khi nóng lên B. các chất rắn co lại khi lạnh đi C. Các chất rắn khác nhau co giãn vì nhiệt khác nhu D. các chất rắn nở vì nhiệt ít Câu 9: Để đo nhiệt độ cơ thể con người ta dùng loại nhiệt kế nào ? A. Nhiệt kế y tế. B. Nhiệt kế rượu. C. Nhiệt kế dầu D. Nhiệt kế thuỷ ngân Câu 10: Trong thời gian nóng chảy hoặc đông đặc thì nhiệt độ của vật sẽ: A. Tăng B. Giảm C. không thay đổi D. Có thể tăng hoặc có thể giảm Câu 11:Sự nóng chảy là: A. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn B. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng C. Sự chuyển từ thể rắn sang thể hơi D. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi Câu 12: Khi đun nước ta không nên đổ nước đầy ấm vì : A. Tốn chất đốt để đun nước B. Nước nóng ,thể tích nước tăng sẽ tràn ra ngoài
  3. C. Nước nóng, khối lượng nước tăng bếp bị đè nặng D. cả A, B, C đều đúng Câu 13: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến sự nóng chảy ? A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước B. Đúc một cái chuông đồng C. Ngọn nến đang cháy D. Bó củi đang cháy Câu 14:Sự đông đặc là sự chuyển từ thể: A. Rắn sang lỏng B. Lỏng sang rắn C. Lỏng sang hơi D. Hơi sang lỏng Câu 15: Nhiệt kế nào sau đây dùng để đo nhiệt dộ của hơi nước đang sôi ? A. Nhiệt kế rượu B. Nhiệt kế y tế C. Nhiệt kế thuỷ ngân D. Một nhiệt kế khác Câu 16: Người ta ứng dụng tính chất của băng kép vào việc : A. Đóng ngắt tự động mạch điện. B. Đo nhiệt độ của của chất lỏng. C. Đo nhiệt độ của chất rắn bất kỳ. D. Đo trọng lượng của vật . II.Tự luận (6đ) Câu 17 (2đ ): Sương mù thường có vào mùa nóng hay mùa lạnh ? Tại sao khi Mặt trời mọc sương mù lại tan ? Câu 18(3đ ) Ở 200C thanh ray bằng sắt có chiều dài 12m. Nếu tăng nhiệt độ lên 500C thì chiều dài thanh ray là bao nhiêu? Biết rằng khi nhiệt độ tăng thêm 10C thì chiều dài của sắt tăng thêm 0,000012 chiều dài ban đầu. Câu 19 (1đ ): Ở Bàng La (Đồ Sơn – Hải Phòng) có nghề làm muối thủ công. Theo em nghề làm muối thủ công dựa vào hiện tượng vật lí nào? Muốn thu hoạch muối được nhanh thì cần thời tiết như thế nào? HẾT
  4. UBND HUYỆN AN LÃO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN VẬT LÍ 6 I.Phần trắc nghiệm (4điểm): Từ câu 1 đến 16:Mỗi phần đúng 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp A A A C A C C C án Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp A C B B D B C A án II. Phần tự luận (6 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 17 Vào mùa lạnh, nhiệt độ thấp nên lượng hơi nước trong 1đ ( 2đ ) không khí ngưng tụ tạo thành sương. Khi Mặt trời mọc, do có ánh nắng, nhiệt độ tăng 1đ làm cho những giọt sương bay hơi nhanh nên sương mù lại tan ra . Câu18 Nhiệt độ tăng thêm của thanh ray: 50 - 20 = 30(0C) 1đ ( 3đ ) Chiều dài tăng thêm của thanh ray: l = 30. 1đ 0,000012. 12 = 0,0043(m) Chiều dài của thanh ray ở 50 0C: l = 12+ 0,0043 1đ =12,0043(m). Câu19 Nghề làm muối thủ công ở Bàng La (Đồ Sơn – Hải 0,5đ ( 1 đ ) Phòng) có liên quan đến hiện tượng vật lí là sự bay hơi. Muốn thu hoạch muối được nhanh thì cần thời tiết nắng 0,5đ và gió to. Ghi chú: Học sinh làm theo cách khác nếu đúng thì cho điểm tối đa ứng với câu đó NGƯỜI THẨM ĐỊNH NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Thanh Thảo