Đề kiểm tra môn Toán Lớp 5 - Học kì 2 - Đề số 7 (Kèm đáp án)

doc 10 trang nhatle22 4040
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Toán Lớp 5 - Học kì 2 - Đề số 7 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_toan_lop_5_hoc_ki_2_de_so_7_kem_dap_an.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Toán Lớp 5 - Học kì 2 - Đề số 7 (Kèm đáp án)

  1. Họ tên học sinh: . Lớp: Thời gian: 40 phút A. KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc thành tiếng (7đ) II. Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (3đ) Đọc thầm bài “Cây gạo ngoài bến sông” và trả lời các câu hỏi sau: CÂY GẠO NGOÀI BẾN SÔNG Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xòa tán lá xuống mặt sông.Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì. Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rễ gầy nhẳng trơ ra, cây gạo chỉ biết tì lưng vào bãi ngô. Những người buôn cát đã cho thuyền vào xúc cát ngay ở khúc sông dưới gốc gạo. Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê. Thương thấy chập chờn như có tiếng cây gạo đang khóc, những giọt nước mắt quánh lại đỏ đặc như máu nhỏ xuống dòng sông . Thương bèn rủ các bạn lội xuống bãi bồi, lấy phù sa nhão đắp che kín những cái rễ cây bị trơ ra. Chẳng mấy chốc, ụ đất cao dần, trông cây gạo bớt chênh vênh hơn . Thương và các bạn hồi hộp chờ sáng mai thế nào cây gạo cũng tươi tỉnh lại, những cái lá xòe ra vẫy vẫy và chim chóc sẽ bay về hàng đàn Tháng ba sắp tới, bến sông lại rực lên sắc lửa cây gạo. Thương tin chắc là như thế. Theo Mai Phương 1/ (0,5đ) Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: Thương thấy chập chờn như , những giọt nước mắt quánh lại đỏ đặc như máu nhỏ xuống dòng sông . 2/ (0,5đ) Dấu hiệu nào giúp Thương và các bạn biết cây gạo lớn thêm một tuổi ? Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng: a/ Cây gạo nở thêm một mùa hoa . b/ Cây gạo xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời . c/ Thân cây xù xì, gai góc, mốc meo hơn . 3/ (0,5đ) Trong chuỗi câu “ Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì .” từ bừng thuộc từ loại gì em đã học. Viết câu trả lời của em: 4/ (0,5đ) Dựa vào bài đọc xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai: a/ Bến sông sáng lên đẹp lạ kì. b/ Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê. c/ Thương thấy chập chờn như có tiếng cây gạo đang cười. d/ Thương rủ các bạn lội xuống dòng sông. 5/ (0,5đ) Vì sao cây gạo buồn thiu , những chiếc lá cụp xuống, ủ ê? Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng:
  2. a/ Vì sông cạn nước, thuyền bè không có . b/ Vì đã hết mùa hoa, chim chóc không tới . c/ Vì có` kẻ đào cát dưới gốc cây gạo, làm rẽ cây trơ ra . 6/ (0,5đ) Câu Thương bèn rủ các bạn lội xuống bãi bồi, lấy phù sa nhão đắp che kín những cái rẽ cây bị trơ ra. thuộc kiểu câu kể gì? Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng: a/ Ai là gì? b/ Ai làm gì? c/ Ai thế nào? 7/(1đ) Những việc làm của Thương và các bạn thể hiện điều gì? 8/ (1đ) Các vế câu trong câu ghép “Thân nó xù xì , gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió .” được nối với nhau bằng cách nào ? 9/ (1đ) Đóng vai cây gạo, viết vào dòng trống những điều cây gạo muốn nói với Thương. 10/ (1đ) Dấu phẩy trong câu “ Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo.”có tác dụng gì ?
  3. BIỂU ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT 5 ĐỌC HIỂU ĐỀ 1 1/ (0,5đ) Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: Thương thấy chập chờn như có tiếng cây gạo đang khóc, những giọt nước mắt quánh lại đỏ đặc như máu nhỏ xuống dòng sông . 2/ (0,5đ) Dấu hiệu nào giúp Thương và các bạn biết cây gạo lớn thêm một tuổi ? Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng: b/ Cây gạo xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời . 3/ (0,5đ) Tính từ 4/ (0,5đ) Dựa vào bài đọc xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng: a/ Bến sông sáng lên đẹp lạ kì. S b/ Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê. Đ c/ Thương thấy chập chờn như có tiếng cây gạo đang cười. S d Thương rủ các bạn lội xuống dòng sông. S 5/ (0,5đ) Vì sao cây gạo buồn thiu , những chiếc lá cụp xuống, ủ ê? Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng 6: / (0,5đ) Câu Thương bèn rủ các bạn lội xuống bãi bồi, lấy phù sa nhão đắp che kín những cái rẽ cây bị trơ ra. thuộc kiểu câu kể gì? Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng: b/ Ai làm gì? c/ Vì có` kẻ đào cát dưới gốc cây gạo, làm rẽ cây trơ ra . 7/(1đ) Những việc làm của Thương và các bạn thể hiện điều gì? Thể hiện tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường.
  4. 8/ (1đ) Các vế câu trong câu ghép “Thân nó xù xì , gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió .” được nối với nhau bằng cách nào ? Nối bằng từ “ vậy mà ”. 9/ (1đ) Đóng vai cây gạo, viết vào dòng trống những điều cây gạo muốn nói với Thương. Ví dụ: Cảm ơn các bạn đã đem lại sự sống cho mình. Mình sẽ luôn xanh tươi, tỏa bóng mát cho các bạn vui chơi và nở hoa làm tiêu cho những con đò cập bến. 10/ (1đ) Dấu phẩy trong câu “ Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo.”có tác dụng gì ? Có tác dụng ngăn cách các vị ngữ trong câu. BIỂU ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT 5 ĐỌC HIỂU ĐỀ 2 1/(0,5đ) Dấu hiệu nào giúp Thương và các bạn biết cây gạo lớn thêm một tuổi ? Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng: b/ Cây gạo xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời . 2/ (0,5đ) Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: Thương thấy chập chờn như có tiếng cây gạo đang khóc, những giọt nước mắt quánh lại đỏ đặc như máu nhỏ xuống dòng sông . 3/ (0,5đ) Tính từ 4/ (0,5đ) Dựa vào bài đọc xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng: a/ Bến sông sáng lên đẹp lạ kì. S b/ Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê. Đ c/ Thương thấy chập chờn như có tiếng cây gạo đang cười. S d Thương rủ các bạn lội xuống dòng sông. S 5/ (0,5đ) Câu Thương bèn rủ các bạn lội xuống bãi bồi, lấy phù sa nhão đắp che kín những cái rẽ cây bị trơ ra. thuộc kiểu câu kể gì? Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng: b/ Ai làm gì? 6/ (0,5đ) Vì sao cây gạo buồn thiu , những chiếc lá cụp xuống, ủ ê? Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng: c/ Vì có` kẻ đào cát dưới gốc cây gạo, làm rẽ cây trơ ra . 7/(1đ) Những việc làm của Thương và các bạn thể hiện điều gì? Thể hiện tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường.
  5. 8/ (1đ) Các vế câu trong câu ghép “Thân nó xù xì , gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió .” được nối với nhau bằng cách nào ? Nối bằng từ “ vậy mà ”. 9/ (1đ) Dấu phẩy trong câu “ Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo.”có tác dụng gì ? Có tác dụng ngăn cách các vị ngữ trong câu. 10/ (1đ) Đóng vai cây gạo, viết vào dòng trống những điều cây gạo muốn nói với Thương. Ví dụ: Cảm ơn các bạn đã đem lại sự sống cho mình. Mình sẽ luôn xanh tươi, tỏa bóng mát cho các bạn vui chơi và nở hoa làm tiêu cho những con đò cập bến. ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG LỚP 5 Phần Đọc Thành Tiếng(3đ) Trong đó đọc 2 điểm, trả lời câu hỏi 1 điểm. Giáo viên yêu cầu học sinh lên bốt thăm đọc bài, bốc được thăm nào đọc thăm đó và trả lời câu hỏi tương ứng với đoạn đọc. Bài: Công việc đầu tiên. (Tiếng Việt 5, tập 2, trang 126) Đoạn đọc : “Một hôm . Em không biết giấy gì.” Câu hỏi: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? Đi rải truyền đơn Bài : Út Vịnh (Tiếng Việt 5, tập 2, trang 136) . Đoạn đọc “ Nhà Út Vịnh lên tàu. Câu hỏi: Đoạn đường gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì? Tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường tàu, có người tháo cả ốc gắn các thanh ray, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu. Bài: Luật bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em (Tiếng Việt 5, tập 2, trang 145) Đoạn đọc “trẻ em có quyền .phù hợp với lứa tuổi.” Câu hỏi:Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em ViệtNam ? Điểu 15, 16, 17
  6. ĐỀ KIỂM TRA VIẾT LỚP 5 1. Chính tả: (2 điểm) (15 phút) Tà áo dài Việt Nam Áo dài phụ nữ có hai loại: Áo tứ thân và áo năm thân. Phổ biến hơn là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải thành ra rộng gấp đôi vạt phải. Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. 2/ Tập làm văn (8đ) ( thời gian 35 phút ) Đề bài : Em hãy tả một người thân trong gia đình ( hoặc họ hàng ) của em . B . PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả: (2 điểm) + Đánh giá cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng sạch đẹp, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ: 0,25 điểm. + Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao - khoảng cách - kiểu chữ hoặc trình bày bẩn tính trừ toàn bài từ 0,25 -> 0,5 điểm. 2. Tập làm văn: (8 điểm) * Bài viết đảm bảo các yêu cầu sau thì đạt: (8 điểm) - Nội dung: Viết đúng thể loại - Kể đúng trọng tâm đề bài, bài viết có bố cục rõ ràng. Bài viết nói lên được cảm nghỉ của em với kì nghỉ đó. - Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, hành văn trong sáng, bộc lộ cảm xúc của mình với kì nghỉ; bài viết có sử dụng một số hình ảnh nhân hóa hay so sánh để bài viết thêm sinh động. - Chữ viết rõ ràng, trình bày đúng, đẹp. - Bài viết có khoảng trên 18 câu. Bố cục chặt chẽ, đủ 3 phần (Mở bài, thân bài và kết bài). * Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm
  7. Họ tên học sinh: . Lớp: Thời gian: 40 phút Câu1: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng: Phân số 4 viết dưới dạng số thập phân là : 5 A. 0,8 B. 4,5 C. 80 D. 0,45 Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng: Một đội bóng rổ đã thi đấu 20 trận, thắng 12 trận. Như vậy tỉ số % các trận thắng là: A: 12% B: 32% C: 40% D: 60% Câu 3: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng: 11 tấn + 2 kg = kg A 11002 kg B. 1102 kg C. 11020 kg D. 11200 kg Câu 4: Có 4 hình lập phương bằng nhau, cạnh của mỗi hình lập phương là 2cm ; thể tích của 4 hình lập phương đó là: . Câu 5/ Điền dấu ( , = ) thích hợp vào chỗ chấm. a) 30,001 . . . . 30,01 b) 10,75 . . . . 10,750 c) 26,589 . . . . 26,59 d) 30,186 . . . .30,806 Câu 6/ Đúng ghi Đ, sai ghi S a) 5 tấn 4 kg = 5040 tấn b) 5m3 235 dm3 = 5,235m3 c) 5 872 m = 5,872 km d) 1 427 869m2 = 14,27869 km2 Câu 7: Tam gi¸c ABC cã tæng ®é dµi c¹nh AB vµ c¹nh BC lµ 12,2cm. Tæng ®é dµi c¹nh BC vµ AC lµ 10,4 cm. Tæng ®é dµi c¹nh AC vµ AB lµ 17,4 cm. TÝnh chu vi tam gi¸c ABC.
  8. Bài 8 Tính ( 1 đ) a. 300,72 : 53,7 b. 6,78 – (8,951 + 4,784) : 2,05 Câu 9: Một ô tô đi từ tỉnh A lúc 6 giờ 15 phút và đến tỉnh B lúc 8 giờ 55 phút. Giữa đường ô tô nghỉ 25 phút. Ô tô đi với vận tốc 45km/giờ. Tính quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B. Câu 10/ Tìm x : x × 6,5 + x × 3,5 = 20
  9. ĐÁP ÁN ĐỀ 1 MÔN TOÁN LỚP 5 cuối kì 2 Mỗi câu học sinh làm đúng cho 1 điểm Câu 1: A Câu 2: D Câu 3: A Câu 4:. 32 cm3 Câu 5: a) 30,001 30,806 Câu 6: Thứ tự điền: S,Đ, Đ, S Câu 7: Chu vi của tam giác ABC là: (12,2 +10,4 + 17,4) : 2 = 20 (cm) Đáp số: 20 cm Câu 8: a. 300,72 : 53,7 = 5,6 b. 6,78 - (8,951 + 4,784) : 2,05 = 6,78 - 13,735 : 2,05 = 6,78 - 6,7 = 0,08 Câu 9: Thời gian ô tô đi hết quảng đường AB kể cả thời gian nghỉ là: 8 giờ 55 phút - 6 giờ 15 phút= 2 giờ 40 phút (0.25đ) Thời gian ô tô đi hết quảng đường AB không tính thời gian nghỉ là: 2 giờ 40 phút - 25 phút = 2 giờ 15 phút Đổi : 2 giờ 15 phút = 2,25 (giờ) (0.25đ) Quãng đường AB dài là: (0.25đ) 45 x 2,25 = 101,25(km) (0.25đ) ĐS : 101,25 km Câu 10: x + 6,5 + x × 3,5 = 20 x × (6,5+3,5) = 20 x × 10 =20 x = 20: 10 ; x =2
  10. MA TRẬN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA MÔN TOÁN CUỐI NĂM LỚP 5– Đề 1 TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng 1 Số học Số câu 2 2 1 1 6 Câu số 1-5 2-3 8 10 Đo đại lượng Số câu 1 1 2 2 Câu số 6 9 Yếu tố hình Số câu 1 1 2 học Câu số 4 7 Tổng số câu 2 3 3 2 10 Số điểm 2 3 3 2 10