Đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì II - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Phượng Vĩ 1

doc 9 trang nhatle22 5801
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì II - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Phượng Vĩ 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_tieng_viet_lop_5_hoc_ki_ii_nam_hoc_2018_2019.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì II - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Phượng Vĩ 1

  1. PHÒNG GD&ĐT CẨM KHÊ BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỢNG VĨ 1 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 NĂM HỌC : 2018- 2019 Thời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề) Họ và tên: Lớp: Đọc Viết Tổng Nhận xét của thầy (cô) giáo Đọc Đọc Chính điểm TLV tiếng hiểu tả A. Kiểm tra đọc ( 10điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng ( 3điểm) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp và kiến thức Tiếng Việt (7điểm) – (35 phút). * Đọc thầm bài văn sau và trả lời các câu hỏi: Cuộc chạy tiếp sức của sắc đỏ Nhìn hoa gạo đỏ rực xua tan cái rét nàng Bân, Ly thốt lên: “ Ước gì mùa nào cũng thấy được màu hoa đỏ ấm áp này nhỉ ?”. Nghe thấy thế, các loài cây rủ nhau cùng tiếp đuốc cuối xuân. Khi quyên gọi hè, hoa gạo thôi bập bùng đỏ rực trên vòm xanh thì đầu tường, lửa lựu lấp ló, dọc theo đường làng, hoa vông rực đỏ. Và khi tu hú gọi mùa vải chín, ve râm ran dàn đồng ca mùa hạ thì hoa phượng như đón lấy đủ sắc thắm hoa gạo, hoa vông, bồng bềnh cháy rực suốt hè. Thu sang cùng gió heo may và những vạt dong riềng với màu hoa thắm tươi giữ vẹn nguyên sắc đỏ của hoa gạo, hoa phượng, hoa vông truyền lại làm Ly rưng rưng cảm động. Rồi đông tới, gió bấc hun hút, chú mèo mướp cuộn tròn bên bếp lửa, gà mẹ “ cục cục ” ủ ấm đàn con cạnh cái cối xay. Ngồi cạnh bàn học nhìn qua cửa sổ, Ly thấy bầu trời xám xịt như bừng sáng. Ly đứng hẳn lên bàn học, tay vẫn cầm cuốn sách. Kìa, hoa đỏ, Ly rối rít gọi ông bà, bố mẹ ra xem. Mọi người ồ lên: “ Lá bàng đỏ đẹp quá!”. Một chiếc lá bàng đỏ thắm xoay tròn bay qua cửa sổ, rơi xuống cạnh lọ mực và cây thước. Ngoài kia, cây bàng xòe những cành mang đầy lá đỏ như muốn nói: “ Tặng bạn đấy, Ly ạ!”. Theo Phạm Lê Châu Câu 1. Biết Ly mong ước mùa nào cũng có màu đỏ ấm áp của hoa, các loài cây đã rủ nhau làm gì? Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: A. Thi xem loài cây nào nở được nhiều hoa đỏ nhất. B. Giữ cho màu đỏ ấm áp của hoa gạo không tàn. C. Tiếp nối nhau nở hoa đỏ suốt bốn mùa.
  2. Câu 2. Khi quyên gọi hè, khi tu hú gọi mùa vải chín, những loài hoa nào có màu đỏ được miêu tả trong bài? Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: A. Hoa vông, hoa lựu B. Hoa lựu, hoa vông, hoa phượng C. Hoa gạo, hoa lựu, hoa vông Câu 3. Dòng nào nêu đúng vẻ đẹp của dong riềng lúc thu sang? Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: A. Màu hoa thắm tươi giữ vẹn nguyên sắc đỏ của hoa gạo, hoa phượng, hoa vông truyền lại. B. Đỏ như những đốm lửa lập lòe C. Thắm tươi như những chiếc khăn quàng đỏ. Câu 4. Chi tiết nào cho thấy vẻ đẹp của lá bàng đỏ khi mùa đông đến? Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: A. Cây bàng xòe những cành mang đầy lá đỏ B. Ly rối rít gọi ông bà ra xem hoa đỏ. C. Lá bàng đỏ thắm xoay tròn bay qua cửa sổ D. Lá bàng đỏ làm cho bầu trời xám xịt như bừng sáng, lá bàng đỏ thắm xoay tròn bay qua cửa sổ, cây bàng xòe những cành mang đầy lá đỏ. Câu 5. Vì sao tác giả đặt tên bài là “ Cuộc chạy tiếp sức của sắc đỏ” Viết câu trả lời của em: Câu 6. Đặt một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ điều kiện (giả thiết) – kết quả: Câu 7. Dấu phẩy trong câu: “ Nghe thấy thế, các loài cây rủ nhau cùng tiếp đuốc cuối xuân” có tác dụng gì? Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. C. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. Câu 8. Dòng nào nêu đúng bộ phận vị ngữ của câu: “ Hoa phượng đón lấy đủ sắc thắm của hoa gạo, hoa vông, bồng bềnh cháy rực suốt hè.” Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: A. đón lấy đủ sắc thắm của hoa gạo, hoa vông, bồng bềnh cháy rực suốt hè B. bồng bềnh cháy rực suốt hè C. cháy rực suốt hè
  3. Câu 9. Gạch dưới trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn sau: Hồi tôi còn học ở tiểu học, tôi đã có lần tranh cãi kịch liệt với một bạn học cùng lớp. Câu 10. Viết lại câu sau cho hay hơn ( bằng cách sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, ) “ Hoa phượng rất đỏ.” B. Kiểm tra viết ( 10 điểm) 1. Chính tả nghe – viết ( 2điểm) ( 15 phút) 2. Tập làm văn ( 8 điểm) : Thời gian 40 phút Đề bài: Em hãy tả một người thân trong gia đình em.
  4. Lớp 5: Chính tả ( nghe – viết) Mùa thảo quả Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Theo Ma Văn Kháng Lớp 5: Chính tả ( nghe – viết) Mùa thảo quả Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Theo Ma Văn Kháng
  5. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn Tiếng Việt lớp 5 ( phần đọc thành tiếng) Đề có 3 bài đọc Giáo viên gọi HS bốc thăm bài đọc ( một trong các bài) Phong cảnh đền Hùng Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh th ật là đẹp. Bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Tranh làng Hồ Kĩ thuật tranh làng Hồ đã đạt tới sự trang trí tinh tế: những bộ tranh tố nữ áo màu, quần hoa chanh nền đen lĩnh của một thứ màu đen rất Việt Nam. Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc thiết tha đến đồng quê đất nước: chất rơm bếp, than của cói chiếu và than của lá tre mùa thu rụng lá. Cái màu trắng điệp cũng là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội họa. Màu trắng ấy càng ngắm càng ưa nhìn; những hạt cát của điệp trắng nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn làm tăng thêm vẻ thâm thúy cho khuôn mặt, tăng thêm sống động cho dáng người trong tranh
  6. PHÒNG GD& ĐT CẨM KHÊ CÁCH ĐÁNH GIÁ BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỢNG VĨ 1 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 5 NĂM HỌC 2018– 2019 I. Bài kiểm tra đọc (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (kiểm tra từng cá nhân) : 3 điểm - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1,0đ - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng) : 1,0đ - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1,0đ ( Tùy theo mức độ sai sót trong bài đọc của HS để cho điểm phù hợp) 2. Kiểm tra đọc hiểu, kết hợp kiểm tra từ và câu (bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): 7 điểm * Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C B A D B A Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 1,0 0,5 0,5 1,0 1,0 Câu 5. Vì sao tác giả đặt tên bài là “ Cuộc chạy tiếp sức của sắc đỏ” Vì mỗi mùa đều có những loài hoa đỏ riêng, nối tiếp nhau suốt bốn mùa. Câu 6. HS tự viết (VD Nếu trời mưa thì lớp ta sẽ nghỉ lao động.) Câu 9. Hồi tôi còn học ở tiểu học,/ tôi / đã có lần tranh cãi kịch liệt với một bạn học TN CN VN cùng lớp. Câu 10. Viết lại câu sau cho hay hơn ( bằng cách sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm hoặc sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, ) “ Hoa phượng rất đỏ.” Hoa phượng đỏ rực như lửa./ Hoa phượng nở đỏ rực một góc trời. II. Bài kiểm tra viết (10 điểm) 1. Kiểm tra viết chính tả(bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): 2 điểm - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểm chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp : 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : 1 điểm - Sai 2 lỗi chính tả (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm. - Nếu chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn thì trừ 0,25 điểm toàn bài. 2. Kiểm tra viết đoạn, bài(bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh) ( 8điểm) - HS miêu tả được một người thân trong gia đình em mà đề bài đã nêu. Bài văn có đủ các phần : *Tập làm văn (3điểm): - Đảm bảo các yêu cầu sau: HS miêu tả được một người thân trong gia đình em mà đề bài đã nêu. Bài văn có đủ các phần : + Mở bài: Giới thiệu được người thân trong gia đình em + Thân bài: Tả được những nét tiêu biểu về hình dáng.
  7. Tả được những hoạt động, cử chỉ, biểu hiện tính tình của người đó một cách hợp lý, có xen cảm xúc khi viết, + Kết bài: Nói được tình cảm, suy nghĩ của em dành cho người thân đó. - Lưu ý : + Độ dài bài viết từ khoảng 20 dòng trở lên. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng đúng từ, không mắc lỗi chính tả. + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ . - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết để trừ điểm HS. TT Điểm thành phần Mức điểm 1,5 1 0,5 0 1 Mở bài (1 điểm) 2a Nội dung (1,5 điểm) 2b Thân bài Kĩ năng (4 điểm) (1,5 điểm) 2c Cảm xúc (1 điểm) 3 Kết bài (1 điểm) 4 Chữ viết, chính tả(0,5 điểm) 5 Dùng từ, đặt câu(0,5 điểm) 6 Sáng tạo (1 điểm)