Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Trường THCS Minh Thuận

doc 4 trang nhatle22 3010
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Trường THCS Minh Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_truong_thcs_minh_thuan.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Trường THCS Minh Thuận

  1. HÒNG GD&ĐT VỤ BẢN ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG NST LỚP 9 TRƯỜNG THCS MINH THUẬN MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài . .phút A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TRƯỜNG THCS MINH THUẬN Địa chỉ mail của nhà trường: thcsminhthuannd@gmail.com TT Họ và tên Năm sinh Chức vụ SĐT Mail 1 Bùi Thị Huệ 1987 GV 01699386286 Huedst@gmail.com 2 Lương Bổng 1984 GV 01258338564 Luongbong17121984@ gmail.com 3 Vũ Quốc Hoàn 1983 GV 0916633916 Quochoan6666@gmail.com B. NỘI DUNG ĐỀ I. TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT Câu 1. Trong chu kì tế bào NST đóng xoắn vào những kì nào? A. Kì trung gian, kì đầu. B. Kì đầu, kì giữa. C. Kì giữa, kì sau. D. Kì sau, kì cuối. Câu 2. Trong quá trình nguyên phân NST kép tồn tại ở những kì nào? A. Kì đầu, kì giữa. B. Kì giữa, kì sau. C. Kì sau, kì cuối. D. Kì cuối, kì đầu. Câu 3. Ở cấu trúc điển hình của NST thì 1 NST có số crômatit là A. 2. B. 3. C. 4 . D. 5. Câu 4. Chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng là A. cấu trúc mang gen có bản chất là Prôtêin. B. cấu trúc mang gen có bản chất là mARN. C. cấu trúc mang gen có bản chất là tARN. D. cấu trúc mang gen có bản chất là ADN. Câu 5. Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào thuộc kì nào của quá trình giảm phân? A. Kì sau I. B. Kì sau II. C. Kì cuối I. D. Kì cuối II. Câu 6. Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái là bản chất của quá trình nào? A. Nguyên phân. B. Giảm phân. C. Phát sinh giao tử. D. Thụ tinh. Câu 7. Qua giảm phân ở người mẹ chỉ cho ra được 1 loại trứng là A. 22A + Y. B. 22A + X. C. 44A + Y. D. 44A + X. Câu 8. Quá trình nào sau đây giúp duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào? A. Nguyên phân. B. Giảm phân. C. Phát sinh giao tử. D. Thụ tinh. THÔNG HIỂU Câu 9. Trong số các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng Ở Người thì những trường hợp nào trong các trường hợp sau đây đảm bảo tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ 1: 1? (1) Số giao tử đực bằng số giao tử cái. (2) Hai giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương. (3) Số lượng cá đực và cái trong loài vốn bằng nhau. (4) Xác suất thụ tinh của hai loại giao tử đực( mang NST X và Y) với giao tử cái tương đương.
  2. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 10. Trong số các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng Diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân và giảm phân I đều có hiện tượng (1) NST đóng xoắn cực đại. (2) NST xếp thành hai hàng . (3) NST phân li. (4 NST duỗi xoắn. . A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 11. Khi nói về di truyền liên kết phát biểu nào sau đây sai? A. Số nhóm gen liên kết bằng bộ NST đơn bội của loài. B. Là hiện tượng giúp tạo ra nhiều biến dị tổ hợp. C. Là hiện tượng giúp ta chon được những nhóm tính trạng tốt luôn được di truyền cùng với nhau. D. Là hiện một nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào. Câu 12. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về NST giới tính ở động vật (1) NST giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục. (2) NST giới tính chỉ mang gen quy quy định các tính trạng liên quan đến giới tính. (3) Cặp NST giới tính có thể tồn tại thành từng cặp tương đồng hoặc không tương đồng. (4) Sự phân li và tổ hợp của NST giới tính là cơ chế xác định giới tính ở một số loài. A. 1.B. 2. C. 3.D. 4. Câu 13. Giả sử chỉ 1 noãn bào bậc 1 chứa 2 cặp NST tương đồng kí hiệu là AaBb giảm phân cho ra mấy loại trứng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 14. Trong các quá trình nguyên phân, giảm phân I, giảm phân II. Những quá trình nào được cho là phân bào nguyên nhiễm? A. Nguyên phân, giảm phân I. B. Nguyên phân, Giảm phân II. C. Giảm phân I, Giảm phân II. D. Nguyên phân, giảm phân I, giảm phân II. Câu 15. Một tế bào sinh dục mang 2 cặp NST tương đồng kí hiệu là Aa và Bb qua giảm phân diễn ra bình thường sẽ tạo ra bao nhiêu tổ hợp NST trong các giao tử? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 16. Hình 1 vẽ 1 tế bào đang thực hiện quá trình phân bào. Tế bào quan sát được có thể đang ở những kì nào? A. Kì sau giảm phân I, kì sau giảm phân II. B. kì sau giảm phân I, Kì sau nguyên phân. C. Kì sau giảm phân II, kì sau nguyên phân. D.Kì sau giảm phân I, kì sau giảm phân II, kì sau nguyên phân. Hình 1 VẬN DỤNG Câu 17. Một tế bào sinh dục của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Số lượng NST có trong tế bào nói trên là A. 16 NST đơn.B. 16 NST kép. C. 8 NST đơn.D. 8 NST kép.
  3. Câu 18. Một tế bào sinh dục của một loài đang ở kì giữa của quá trình giảm phân I có 46 NST kép. Hãy xác định bộ NST đặc trưng cho loài? A. 2n= 23. B. 2n= 46. C. 2n= 69. D. 2n=92. Câu 19. Điểm khác nhau căn bản trong diễn biến của NST giữa giảm phân I so với nguyên phân dẫn tới tế bào con mới được tạo thành có bộ NST đơn bội kép là do ? A. NST đóng xoắn. B. NST xếp thành 2 hàng. C. NST phân li. D. NST duỗi xoắn. Câu 20. Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDd, giảm phân bình thường tối đa tạo được số loại tinh trùng là A. 2. B. 4. C. 8. D. 16. Câu 21. Trong một cơ thể, xét 1 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 3 lần để tạo ra các tinh nguyên bào. Tất cả số tinh nguyên bào này tiếp tục giảm phân tạo ra tinh trùng. Hỏi số tinh trùng tạo ra là bao nhiêu A. 16. B. 24. C. 32. D. 48. VẬN DỤNG CAO Câu 22. Một tế bào sinh dục sơ khai của động vật, nguyên phân 5 lần liên tiếp. Tất cả các tế bào con đều tham gia vào quá trình giảm phân tạo thành các tế bào trứng. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 50% thì số hợp tử tạo thành là A .8. B. 16. C. 24. D. 32. Câu 23. Ở ruồi giấm có bộ NST 2n=8 một nhóm tế bào đang thực hiện quá trình giảm phân có tất cả 512 NST đơn đang phân li về 2 cực của tế bào. Khi nhóm tế bào này kết thúc giảm phân thì tạo ra bao nhiêu tế bào con? A. 64. B. 128. C. 192. D. 256. Câu 24. Hình 1 vẽ 1 tế bào đang phân bào. Tế bào quan sát được có bộ NST đặc trưng bằng bao nhiêu? A. 4. B. 6. C. 8. D. 10. : Hình 1 II. TỰ LUẬN Câu 1. Nêu cấu trúc điển hình của NST ở kì giữa của quá trình nguyên phân? Nêu chức năng của NST đối với sự di truyền các thính trạng? Câu 2. Trình bày cơ chế NST xác định giới tính? Câu 3. Phân biệt quá trình giảm phân I và giảm phân II? Câu 4. Trong một giờ thực hành quan sát số NST của 1 tế bào đang phân chia, học sinh đếm có số NST là 7 NST kép đang xếp thành 1 hàng. a. Xác định tế bào này đang ở kì nào của quá trình phân bào? b. Xác định bộ NST đặc trưng của loài trên? Câu 5. Một tế bào sinh dục sơ khai của một cá thể đực, tế bào này đi từ vùng sinh sản tới vùng chín đã phân bào một số đợt, giao tử hình thành tham gia vào thu tinh tạo ra các hợp tử lưỡng bội. a.Tế bào của loài trên đã trải qua những quá trình nào? b. Nêu ý nghĩa sinh học quan trọng nhất của những quá trình đó ? Câu 6. Nhà bạn Lan có 3 chị em gái, không có con trai. Do đó bố bạn Lan thường trách là do mẹ bạn Lan không biết đẻ con trai. Dựa vào cơ chế NST xác định giới tính, em hãy cho biết bố bạn Lan nói có đúng không? Vì sao? C. NỘI DUNG HƯỚNG DẪN CHẤM
  4. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 B A A D A D B A B C B B A B C C A B B A B B B B Câu 1. - Câú trúc điển hình của NST ở kì giữa: + Gồm 2 crômatit dính với nhau ở tâm động. + Mỗi crômatit bao gồm chủ yếu một phân tử AND và prôtêin loại histôn. - Chức năng NST: + Là cấu trúc mang gen có bản chất là AND. + Sự nhân đôi của AND dẫn tới sự nhân đôi của NST. + Do đó các gen quy định các tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể. Câu 2. - Cơ chế NST xác định giới tính là do: + Sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử. + Sự tổ hợp của các NST giới tính trong quá trình thụ tinh. Câu 3. Giảm phân I Giảm phân II Xảy ra nhân đôi NST ở kì trung gian. Không xảy ra sự nhân đôi Xảy ra sự tiếp hợp NST ở kì đầu I. Không xảy ra sự tiếp hợp NST Kì giữa NST kép xếp thành 2 hàng. Kì giữa NST kép xếp thành 1 hàng Các NST kép không tách nhau ở tâm động trong Các NST kép tách nhau ở tâm động trong kì sau kì sau Kết thúc kì cuối I mỗi tế bào có n NST kép. Kết thúc kì cuối II mỗi tế bào có n NST đơn Câu 4. a. Tế bào đang ở kì giữa II của giảm phân b. Kì giữa II = n NST kép= 7 NST kép => n= 7 Ta có bộ NST đặc trưng = 2n (NST đơn) => 2n= 2.7 = 14 Vậy bộ NST đặc trưng = 2n NST đơn = 14 NST đơn. Câu 5. a. Quá trình: Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh. b. Ý nghĩa: + Nuyên phân: Duy trì bộ NST lưỡng bội của loài qua các thế hệ tế bào. + Giảm phân: Tạo hợp tử đơn bội để tham gia thụ tinh. + Sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh: Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của các loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể. Câu 6. - Bố bạn Lan nói như vậy là không đúng - Vì: + Người mẹ chỉ cho được 1 loại trứng ( 22A+ X). + Người bố cho ra 2 loại tinh trùng ( 22A+ X) và (22A+ Y). + Muốn sinh ra con trai thì phải có tinh trùng (22A +Y) của bố kết hợp với trứng ( 22A + X) của mẹ. Mà chỉ có bố mới cho được tinh trùng (22A+ Y)=> Bố Lan nói như vậy là không đúng. HẾT