Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Khánh Hải

doc 25 trang nhatle22 4840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Khánh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Khánh Hải

  1. Trường THCS 1 Khánh Hải BÀI KIỂM TRA – Năm học : 2017 – 2018 Họ và tên: Môn: Sinh học 9 Lớp: 9A Thời gian : 45 phút Điểm Lời phê của thầy (cô) I- Trắc nghiệm ( 4,0 điểm ) Em hãy chọn ý trả lời đúng nhất 1. Lai phân tích nhằm mục đích: A. Kiểm tra kiểu gen B. Kiểm tra kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội. C. Xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội. D. Kiểm tra kiểu gen, kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội . 2. Kiểu gen nào dưới đây được xem là thuần chủng? A. AA và aa B. AA và Aa C. Aa và Aa D. Aa và aa 3. Thế hệ F1 trong lai 1 cặp tính trạng của Menđen sẽ là A. Đồng tính trạng lặn. B. Đồng tính trạng trội. C. Đều thuần chủng. D. Đều khác bố mẹ. 4. Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Theo dõi sự di truyền màu sắc thân cây cà chua, người ta nhận thấy: P: Thân đỏ thẫm x thân đỏ thẫm F1 : 75% thân đỏ thẫm : 25% thân xanh lục Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các công thức lai sau: A. P : Aa x Aa B. P : AA x Aa C. P : AA x aa D. P : AA x AA 5. Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền? A. rARN B. tARN C. mARN D. Cả 3 loại ARN trên. 6. Trong tế bào sinh dưỡng, nhiễm sắc thể tồn tại ở dạng nào. A. Đơn bội. B. Cặp NST tương đồng. C. Bộ NST lưỡng tính. D. Bộ NST đặc thù. 7. Từ một noãn bào bậc I qua giảm phân sẽ tạo ra. A. 4 trứng. B. 3 trứng và 1 thể cực. C. 2 trứng và 2 thể cực. D. 1 trứng và 3 thể cực. 8. Prôtêin thực hiện được c/n của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây? A. Cấu trúc bậc 1 B. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2 C. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3 D. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4 II- Tự luận ( 6,0 điểm ) Câu 1( 2,0 đ ). Cơ chế nào dẫn đến sinh con trai, con gái ở người. Quan điểm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai?
  2. Câu 2( 1,5 đ ). Thế nào là nguyên phân, giảm phân và thụ tinh Câu 3 (1,0đ). Một đoạn mạch ARN có trình tự các Nu như sau : - U - U - G - X - U - A - G - A - X - Xác định trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn ARN trên. Câu 4 (1,5đ). Viết sơ đồ và nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng
  3. ĐÁP ÁN I- Trắc nghiệm ( 4,0 điểm ) HS chọn đúng mỗi câu được 0,5 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 C A B A C B D D II- Tự luận ( 6,0 điểm ) Câu 1( 2,0 đ ). - Qua giảm phân, ở người mẹ chỉ chi ra 1 loại NST giới tính X, còn ở người bố thì cho ra 2 loại NST giới tính X và Y. Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính X với trứng tạo ra hợp tử chứa XX sẽ phát triển thành con gái, còn tinh trùng mang NST giới tính Y với trứng tạo ra hợp tử chứa XY sẽ phát triển thành con trai. - Quan điểm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là sai. Câu 2( 1,5 đ ). - Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể - Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục mang bộ NST lưỡng bội (2n) ở thời kì chín - Thụ tinh là sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực với một giao tử cái Câu 3 (1,0đ): Trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn ARN trên là : ARN - U - U - G - X - U - A - G - A - X - ADN - A - A - X - G - A - T - X - T - G - - T - T - G - X - T - A - G - A - X - Câu 4 (1,5đ): * Sơ đồ mối quan hệ : Gen (một đoạn ADN) 1 mARN 2 Prôtêin 3 Tính trạng * Bản chất mối quan hệ: Trình tự các nuclêôtit trong ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN , qua đó trình tự này quy định trình tự các axit amin của phân tử prôtêin. Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và các hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể
  4. Trường THCS 1 Khánh Hải BÀI KIỂM TRA – Năm học : 2017 – 2018 Họ và tên: Môn: Sinh học 9 Lớp: 9A Thời gian : 45 phút Điểm Lời phê của thầy (cô) I- Trắc nghiệm ( 4,0 điểm ) Em hãy chọn ý trả lời đúng nhất 1. Ví dụ nào sau đây là đúng với cặp tính trạng tương phản? A. Hoa kép và hoa đơn. B. Hạt vàng và hạt trơn. C. Quả đỏ và quả tròn. D. Thân cao và thân xanh lục 2. Quy luật phân li được Menđen phát hiện trên cơ sở thí nghiệm: A. Phép lai một cặp tính trạng. B. Phép lai nhiều cặp tính trạng. C. Phép lai hai cặp tính trạng. D. Tạo dòng thuần chủng trước khi đem lai. 3. Để xác định độ thuần chủng của giống, người ta cần thực hiện phép lai với cơ thể mang kiểu gen A. Đồng hợp trội. B. Đồng hợp lặn C. Dị hợp. D. Có kiểu hình trội. 4. Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì: A. Vào kì trung gian B. Kì đầu C. Kì giữa D. Kì sau 5. Ở người, có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân? A. 2 loại trứng 22A + X và 22A +Y và 1 loại tinh trùng và 22A + X. B. 2 loại trứng 22A + X và 22A +Y và 2 loại tinh trùng 22A + X và 22A +Y. C. 1 loại trứng 22A + X và 1 loại tinh trùng 22A + X. D. 1 loại trứng 22A + X và 2 loại tinh trùng 22A + X và 22A +Y. 6. Kết quả của quá trình nguyên phân là: Từ 1 tế bào mẹ có bộ NST 2n sẽ tạo ra A. 2 tế bào con, có bộ NST đơn bội (n). B. 4 tế bào con, có bộ NST lưỡng bội (2n) C. 4 tế bào con, có bộ NST đơn bội (n) D. 2 tế bào con, có bộ NST lưỡng bội (2n) 7. Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của phân tử ARN là: A. Cấu tạo 2 mạch xoắn song song B. Cấu tạo bằng 2 mạch thẳng C. Gồm có 4 loại đơn phân là A, T, G, X D. Kích thước và khối lượng nhỏ hơn so với phân tử ADN 8. Quá trình tổng hợp ARN được thực hiện từ khuôn mẫu của: A. Phân tử prôtêin B. Ribôxôm C. Phân tử ADN D. Phân tử ARN mẹ II- Tự luận ( 6,0 điểm ) Câu 1( 2,0 đ ). Mô tả cấu trúc và chức năng của NST
  5. Câu 2(2,0đ ). Nêu đặc điểm cấu tạo của ADN . Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù ? Câu 3 (1,0đ). Một đoạn mạch của gen có cấu trúc sau: Mạch1:- A - T – G – X – T – X – G – T – Mạch2:- T - A - X - G – A – G – X – A – Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2. Câu 4 (1,5đ). Vì sao prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?
  6. ĐÁP ÁN I- Trắc nghiệm ( 4,0 điểm ) HS chọn đúng mỗi câu được 0,5 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 A A B C D B D C II- Tự luận ( 6,0 điểm ) Câu 1( 2,0 đ ). * Cấu trúc: - Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì gữa : mỗi NST gồm 2 crômatit (NST tử chị em) gắn với nhau ở tâm động. - Mỗi crômatit gồm 1 phân tử ADN và Prôtêin loại histôn * Chức năng: - NST là cấu trúc mang gen quy định các tính trạng của sinh vật. - Nhờ có đặc tính tự nhân đôi của NST, mà các gen quy định tính trạng được sao chép lại qua các thế hệ. Câu 1( 2,0 đ ). * Đặc điểm cấu tạo của ADN . (1,0 điểm) - ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P - ADN thuộc loại đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtit thuộc 4 loại : A , T , G , X * Vì sao ADN có ct rất đa dạng và đặc thù ? (1,0 điểm) - Do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit đã tạo nên tính đa dạng của ADN. - ADN của mỗi loài được đặc thù bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit Câu 3 (1,0đ): Đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2 là: - A – U – G – X – U – X – G – U – Câu 4 (1,0đ): Bởi vì prôtêin có nhiều chức năng quan trọng : là thành phần cấu trúc của tế bào , xúc tác và điều hòa các quá trình trao đổi chất ( enzim ,hooc môn ) ,bảo vệ cơ thể ( kháng thể ) ,vận chuyển ,cung cấp năng lượng . liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào ,biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể .
  7. Trường THCS 1 Khánh Hải BÀI KIỂM TRA – Năm học : 2015 – 2016 Họ và tên: Môn: Sinh học 9 Lớp: 9A Thời gian : 45 phút Điểm Lời phê của thầy (cô) Phần một : Trắc nghiệm ( 3,0 điểm ) Em hãy khoanh tròn ý trả lời đúng 1. Thế hệ F1 trong lai 1 cặp tính trạng của Menđen sẽ là A. Đồng tính trạng lặn. B. Đồng tính trạng trội. C. Đều thuần chủng. D. Đều khác bố mẹ. 2. Thực chất của quá trình thụ tinh là . A. Kết hợp giữa trứng và tinh trùng. B. Hai bộ NST. C. Sự kết hợp 2 bộ đơn bội (n NST) thành 1 nhân lưỡng bội (2n NST) D. Sự kết hợp của 2 tế bào sinh dục. 3. Một tế bào ruồi giấm (2n = 8) đang ở kì sau của nguyên phân thì có số lượng NST là bao nhiêu ? A. 4 B. 8 C. 16 D. 32 . 4. Điểm khác nhau cơ bản của quá trình giảm phân so với nguyên phân là. A. Từ 1 tế bào mẹ (2n) cho 4 tế bào con (n) B. Từ 1 tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con. C. Trãi qua kì trung gian và giảm phân. D. Là hình thức sinh sản của tế bào. 5. Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền? A. mARN B. tARN C. rARN D. Cả 3 loại ARN trên. 6. Prôtêin thực hiện được c/n của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây? A. Cấu trúc bậc 1B. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2 C. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3 D. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4 Phần hai : Tự luận ( 7,0 điểm ) Câu 1( 2,0 đ ). Thế nào là di truyền và biến dị ? Cho ví dụ ?
  8. Câu 2( 2,0 đ ). Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN. Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ Câu 3 (3,0đ). Một đoạn mạch ARN có trình tự các Nuclêôtit như sau : - U - U - G - X- U - A - G - A - X - a. Xác định trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn ARN trên. ( b. Viết sơ đồ và nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng
  9. ĐÁP ÁN Phần một : Trắc nghiệm ( 3,0 điểm ) HS chọn đúng mỗi câu được 0,5 đ 1B ; 2C ; 3C ; 4A ; 5A ; 6D Phần hai : Tự luận ( 7,0 điểm ) Câu 1 ( 2,0 đ ): - Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. 0,5 điểm Ví dụ : HS nêu đúng 0,5 điểm - Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết. 0,5 điểm Ví dụ : HS nêu đúng 0,5 điểm Câu 2( 2,0 đ ): * Quá trình tự nhân đôi của ADN: Vào kì trung gian, ADN dãn xoắn cực đại trở về trạng thái ổn định, dưới tác dụng của enzim ADN-poolimeraza , hai mạch đơn của ADN tác dần nhau ra theo chiều dọc Các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn lần lược liên kết với các nuclêôtit của môi trường nội bào theo NTBS ( A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại). Kết quả tạo ra 2 ADN con giống hệt ADN mẹ, nhờ đó mà thông tin di truyền từ bố mẹ truyền đạt nguyên vẹn lại cho con . * Hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ là vì: Các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn được liên kết với các nuclêôtit tự do ở môi trường nội bào theo đúng NTBS. Vì vậy, từ mỗi mạch đơn cũ lại tạo nên 1 mạch đơn mới. Trong mỗi phân tử ADN vừa được tạo ra sẽ có một mạch đơn cũ và một mạch đơn mới (giống hệt mạch cũ trước đây đã có) Câu 3 (3,0đ): a. Trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn ARN trên là : (1,0 đ) ARN - U - U - G - X - U - A - G - A - X - ADN - A - A - X - G - A - T - X - T - G - - T - T - G - X - T - A - G - A - X - b. Viết sơ đồ và nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng (2,0đ ) * Sơ đồ mối quan hệ : Gen (một đoạn ADN) 1 mARN 2 Prôtêin 3 Tính trạng (0,5 đ) * Bản chất mối quan hệ: Trình tự các nuclêôtit trong ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN , qua đó trình tự này quy định trình tự các axit amin của phân tử prôtêin. Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và các hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể (1,5 đ)
  10. Trường THCS 1 Khánh Hải BÀI KIỂM TRA – Năm học : 2014 – 2015 Họ và tên: Môn: Sinh học 9 Lớp: 9A Thời gian : 45 phút Điểm Lời phê của thầy (cô) Phần một : Trắc nghiệm ( 3,0 điểm ) Câu 1(2,0đ). Em hãy khoanh tròn ý trả lời đúng 1. Thế hệ F1 trong lai 1 cặp tính trạng của Menđen sẽ là A. Đồng tính trạng lặn. B. Đồng tính trạng trội. C. Đều thuần chủng. D. Đều khác bố mẹ. 2. Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài P: Lông ngắn thuần chủng x lông dài, kết quả ở F 2 như thế nào trong các trường hợp sau ? A. Toàn lông ngắn B. Toàn lông dài C.1 lông ngắn : 1 lông dài D. 3 lông ngắn : 1 lông dài 3. Một tế bào ruồi giấm (2n = 8) đang ở kì sau của nguyên phân thì có số lượng NST là bao nhiêu ? A. 4 B. 8 C. 16 D. 32 . 4. Điểm khác nhau cơ bản của quá trình giảm phân so với nguyên phân là. A. Từ 1 tế bào mẹ (2n) cho 4 tế bào con (n) B. Từ 1 tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con. C. Trãi qua kì trung gian và giảm phân. D. Là hình thức sinh sản của tế bào. Câu 2(1,0đ). Hãy sắp xếp thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả vào cột C trong bảng sau: Bậc cấu trúc Cấu trúc không gian của prôtêin Kết quả (A) (B) (C ) 1. Bậc 1 a) Cấu trúc bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng cho 1 2. Bậc 2 từng loại prôtêin 2 3. Bậc 3 b) Trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi 3 4. Bậc 4 c) Hai hoặc nhiều chuỗi axit amin cùng loại hay 4 khác loại kết hợp với nhau d) Chuỗi axit amin tạo các vòng xoắn lò so đều đặn Phần hai : Tự luận ( 7,0 điểm ) Câu 1 ( 2,0 đ ): Thế nào là di truyền và biến dị : Cho ví dụ ? Câu 2 ( 2,0 đ ): Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người
  11. Câu 3 (3,0đ): Một đoạn mạch ARN có trình tự các Nu như sau : - U - U - G - X- U - A - G - A - X - a. Xác định trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn ARN trên. (1,0đ) b. Viết sơ đồ và nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng (2,0đ )
  12. ĐÁP ÁN Phần một : Trắc nghiệm ( 3,0 điểm ) Câu 1(2,0đ): HS chọn đúng mỗi câu được 0,5 đ 1B ; 2D ; 3C ; 4A Câu 2(1,0 đ ): HS ghép đúng mỗi ý được 0,25 điểm 1. b 2. d 3. a 4. c Phần hai : Tự luận ( 7,0 điểm ) Câu 1 ( 2,0 đ ): - Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. 0,5 điểm Ví dụ : HS nêu đúng 0,5 điểm - Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết. 0,5 điểm Ví dụ : HS nêu đúng 0,5 điểm Câu 2( 2,0 đ ): - Qua giảm phân, ở người mẹ chỉ chi ra 1 loại NST giới tính X, còn ở người bố thì cho ra 2 loại NST giới tính X và Y. - Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính X với trứng tạo ra hợp tử chứa XX sẽ phát triển thành con gái, còn tinh trùng mang NST giới tính Y với trứng tạo ra hợp tử chứa XY sẽ phát triển thành con trai. Câu 3 (3,0đ): a. Trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn ARN trên là : (1 đ) ARN - U - U - G - X - U - A - G - A - X - ADN - A - A - X - G - A - T - X - T - G - - T - T - G - X - T - A - G - A - X - b. Viết sơ đồ và nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng (2đ ) * Sơ đồ mối quan hệ : Gen (một đoạn ADN) 1 mARN 2 Prôtêin 3 Tính trạng (0,5 đ) * Bản chất mối quan hệ: Trình tự các nuclêôtit trong ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN , qua đó trình tự này quy định trình tự các axit amin của phân tử prôtêin. Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và các hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể (1,5 đ)
  13. Trường THCS 1 Khánh Hải BÀI KIỂM TRA – Năm học : 2014 – 2015 Họ và tên: Môn: Sinh học 9 Lớp: 9A Thời gian : 45 phút Điểm Lời phê của thầy (cô) Phần một : Trắc nghiệm ( 3,0 điểm ) Câu 1(2,0đ). Em hãy khoanh tròn ý trả lời đúng 1. Ở lúa, chính sớm trội hoàn toàn so với chín muộn P: Chính sớm thuần chủng x chính muộn, kết quả ở F 1 như thế nào trong các trường hợp sau ? A. Toàn lúa chín sớm B. Toàn lúa chín muộn C.1 chín sớm : 1 chín muộn D. 3 chín sớm : 1 chín muộn 2. Một tế bào ruồi giấm (2n = 8) đang ở kì sau của nguyên phân thì có số lượng NST là bao nhiêu ? A. 4 B. 8 C. 16 D. 32 . 3. Thế hệ F1 trong lai 1 cặp tính trạng của Menđen sẽ là A. Đều thuần chủng. B. Đều khác bố mẹ. C. Đồng tính trạng lặn. D. Đồng tính trạng trội. 4. Điểm khác nhau cơ bản của quá trình giảm phân so với nguyên phân là. A. Trãi qua kì trung gian và giảm phân. B. Là hình thức sinh sản của tế bào. C. Từ 1 tế bào mẹ (2n) cho 4 tế bào con (n) D. Từ 1 tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con. Câu 2(1,0đ). Hãy sắp xếp thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả vào cột C trong bảng sau: Bậc cấu trúc Cấu trúc không gian của prôtêin Kết quả (A) (B) (C ) Bậc 1 a) Cấu trúc bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng cho 1 Bậc 2 từng loại prôtêin 2 Bậc 3 b) Trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi 3 Bậc 4 c) Hai hoặc nhiều chuỗi axit amin cùng loại hay 4 khác loại kết hợp với nhau d) Chuỗi axit amin tạo các vòng xoắn lò so đều đặn Phần hai : Tự luận ( 7,0 điểm ) Câu 1(2,0 đ). Lai phân tích là gì ? Cho ví dụ
  14. Câu 2 ( 2,0 đ ): Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người Câu 3 (3,0đ): Một đoạn mạch ADN có trình tự các Nu như sau : Mạch 1 - A - A - X - G - A - T - X - T - G - Mạch 2 - A - T - G - X - T - A - G - A - X - a) Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2.(1,0đ) b) Viết sơ đồ và nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng (2,0đ )
  15. KIỂM TRA MỘT TIẾT Sinh 9 III. Ma trận đề : Nhận biết Thông dụng Vận dụng thấp Vận dụng cao Tên chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chương I : Chọn lựa Trình bày được khái .Giải thích được Các thí Kết quả của niệm biến dị tổ hợp là biến dị tổ hợp ở nghiệm của phép lai ; mục gì; Cho ví dụ những loài sinh Men Đen sản hữa tính lại (7 tiết ) đích của phép phong phú hơn lai phân tích nhiều so với loài sinh sản vô tính 30% = 33,3%= 33,3%= 1 33,4%= 3 điểm 1 điểm điểm 1 điểm Chương II Chọn lựa Phân biệt NST Nhiễm sắc Diễn biến của thường và NST thể NST ở các kì giới tính (7 Tiết ) 30% = 66,7%= 33,3%= 3 điểm 2 điểm 1 điểm Chương III Trình bày Xác định trình tự AND và cấu tạo và các nuclêôtit trong gen chức năng mạch của gen ; (6 Tiết ) Trình bày bản của prôtêin chất mối quan hệ 40%= 4 50%= 50%= 2 điểm 2điểm điểm Tổng số 3 câu 2 câu 3 câu 1 câu câu: 9 3 điểm 3 điểm 3 điểm 1điểm 10 điểm 30% 30% 30 % 10% (100%) IV / ĐỀ KIỂM TRA Câu 1(1 đ)Khoanh tròn vào chữ cái đầu các phương án đúng trong câu sau: 1. Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì a. F1 phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn b. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn c. F1 đồng tính vè tính trạng của bố hoặc mẹ và F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn. d. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội: 1 lặn. 2. Mục đích của phép lai phân tích là gì? a. Phân biệt đồng hợp trội với thể dị hợp. b. Phát hiện thể đồng hợp trội với đồng hợp lặn. c. Phát hiện thể đồng hợp lặn và thể dị hợp.
  16. d. Cả a và b. Câu 2(2đ): Hãy sắp xếp thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả ở cột C trong bảng sau: Những diễn biến cơ bản của NST trong nguyên phân (B) Kết qủa (C) Các kì (A) 1. Kì đầu a. Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng dợi mảnh dần thành 1- 2. Kì giữa chất nhiễm sắc. 2- 3. Kì sau b. các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn có hình thái rõ 3- 4. Kì cuối rệt. 4- c. Các NST kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động. d. Từng cặp NST kép tách nhau ở tâm động hình thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào. e. Các NST kép đóng xoắn cực đại. g. Các NST kép nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào Câu 3(1đ). Biến dị tổ hợp là gì? Cho ví dụ ? Câu 4 (1đ).Giải thích tại sao ở các loài sinh sản hữu tính (giao phối) biến dị tổ hợp lại phong phú hơn nhiều so với loài sinh sản vô tính? Câu 5 (2đ) Một đoạn mạch ARN có trình tự các Nu như sau : - U – U – G – X- U – A - G – A- X – a. Xác định trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn ARN trên. b. Trình bày bản chất mối quan hệ gen – ARN. Câu 6(1đ) Phân biệt NST thường và NST giới tính ? Câu 7 (2đ) Trình bày cấu tạo hoá học và cấu trúc không gian của phân tử prôtêin ? V. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu 1: 1. c (0,5 điểm) 2. a (0,5 điểm) Câu 2: 1- b, c (0,5 điểm) 2- e, g (0,5 điểm) 3- d (0,5 điểm) 4-a (0,5 điểm) Câu 3: (1 điểm) - Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ trong quá trình sinh sản dẫn đến con cái xuất hiện những kiểu hình khác với bố mẹ (0,5 điểm). - VD: Lai đậu Hà Lan hạt vàng, trơn thuần chủng với đậu hạt xanh, nhăn thuần chủn. F 1 thu được toàn hạt vàng, trơn. Cho F1 tự thụ phán thu được F2 với tỉ lệ: 9 hạt vàng, trơn: 3 hạt vàng, nhăn: 3 hạt trơn, nhăn: 1 hạt xanh, nhăn. (0,5đ) Câu 4 (1đ)
  17. Ở loài sinh sản hữu tính có sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền (gen) trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp tự do của chúng trong quá trình thụ tinh tạo nên các biến dị tổ hợp. Ở loài sinh sản vô tính không có quá trình này. (1đ) Câu 5 (2đ) a. Trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn ARN trên là (2đ) : - U – U – G – X- U –A- G – A- X – ADN - A - A - X - G - A –T - X - T - G - - T - T - G - X - T - A - G - A - X - b. Bản chất mối quan hệ gen – ARN. (1đ) + Trình tự các nuclêôtit trong ADN (gen) quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN qua đó quy định trình tự các aa cấu tạo prôtêin. Prôtêin tham gia cấu tạo, hoạt động sinh lí của tế bào và biểu hiện thành tính trạng. Câu 6 (1đ) Sự khác nhau giữa NST thường và NST giới tính qua bảng . NST thường NST giới tính 1. Tồn tại với số lượng 1 cặp trong tế bào 1. Tồn tại với số lượng lớn hơn 1 cặp trong sinh dưỡng. tế bào sinh dưỡng 2. Có thể tồn tại thành cặp tương đồng hoặc 2. Luôn tồn tại thành cặp tương đồng. không 3.Mang gen quy định giới tính và các tính 3. Mang gen quy định tính trạng thường của trạng thường của cơ thể. cơ thể. Câu 7 (2đ). Cấu tạo hoá học và cấu trúc không gian của prôtêin : + Cấu tạo hoá học (1đ) : - Prôtêin là chất hữu cơ gồm các nguyên tố: C, H, O - Prôtêin thuộc loại đại phân tử. - Prôtêin cấu tạo t0heo nguyên tắc đa phân. Đơn phân là các axit amin gồm khoảng 20 loại axit amin khác nhau. + Cấu trúc không gian: (1đ) + Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp các aa trong chuỗi aa. + Cấu trúc bậc 2: là chuỗi aa tạo các vòng xoắn lò xo. + Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng. + Cấu trúc bậc 4: gồm 2 hay nhiều chuỗi aa cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4 còn thể hiện tính đặc trưng của prôtêin. THCS Thanh Hång Đề kiểm tra 45 phút Câu 1 : (2điểm) a, Thế nào là di truyền và biến dị : Cho ví dụ ? b, Phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập. Câu 2 : (2điểm) Trình bày diễn biến của NST trong quá trình nguyên phân ?
  18. Câu 3 : (2 điểm) Mô tả sơ lược quá trìng tự nhân đôi của ADN ? Quá trình tự nhân đôi diễn ra theo những nguyên tắc nào ? Câu 4 : (4 điểm) a, Ở đậu Hà Lan , tính trạng hạt màu vàng trội hoàn toàn so với hạt màu xanh. Xác định kết quả ở F1, F2 khi đem thụ phấn hai cây đậu thuần chủng hạt màu vàng và hạt màu xanh. b, Bộ NST ở ngô (bắp) 2n = 14. Hỏi ở kì đầu của nguyên phân thì số lượng NST đơn, số tâm động trong tế bào là bao nhiêu ? c,Trong một đoạn mạch ARN có trình tự các loại RibôNu như sau : - XXU – GAU – UAU – GUG – AXA – XGA – Xác định trình tự các cặp Nu trong gen tổng hợp nên phân tử ARN trên. Hướng dẫn chấm Câu 1 :(2điểm) a, Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. 0,5đ b, Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết. 0,5đ Ví dụ : đúng đạt được 0,5đ c, Quy luật phân li độc lập : Các cặp nhân tố di truyền( cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. 0,5đ Câu 2 : (2điểm) Diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân : - Kì đầu : NST co ngắn, đóng xoắn và dính vào sợi thoi phân bào ở tâm động. 0,5đ - Kì giữa : Các NST kép co ngắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. 0,5đ - Kì sau: Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động và phân li về hai cực của tế bào. 0,5đ - Kì cuối: Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới với số lượng = 2n như ở tế bào mẹ. 0,5đ Câu 3: (2điểm) *Quá trình tự nhân đôi của ADN: - Khi bắt đầu quá trình tự nhân đôi, phân tử ADN tháo xoắn, 2 mạch đơn tách dần dần. 0,5đ - Các Nu trên mạch đơn sau khi tách ra lần lượt liên kết với các Nu tự do trong môi trường nội bào để dần hình thành mạch mới. 0,5đ - Kết thúc quá trình tự nhân đôi, 2 phân tử ADN con được tạo thành giống nhau và giống phân tử ADN mẹ. 0,5đ *Quá trình tự nhân đôi diễn ra theo những nguyên tắc sau: - Nguyên tắc bổ sung. 0,25đ - Nguyên tắc bán bảo toàn( giữ lại một nửa) 0,25đ
  19. Câu 4; (4 điểm) a, Xác định trội lặn: màu vàng là trội hoàn toàn so với màu xanh( theo đề bài). * Quy ước gen: màu vàng gen A màu xanh gen a 0,25đ * Xác định kiểu gen: Cây mẹ hạt vàng thuần chủng: AA Cây bố hạt xanh thuần chủng : aa 0,25đ * Viết sơ đồ lai và kết quả: P: mẹ hạt vàng( AA) x (aa) bố hạt xanh Gp A a F1 Aa 0,5đ * Kết quả: Tỉ lệ kiểu gen: 100% Aa Tỉ lệ kiểu hình : 100% hạt vàng 0,25đ F1 x F1 mẹ hạt vàng ( Aa) x (Aa) bố hạt vàng GF1 A, a A, a F2: 1AA : 2 Aa : 1aa 0,5đ * Kết quả: Tỉ lệ kiểu gen: 1 AA : 2 Aa : 1aa Tỉ lệ kiểu hình : 3 hạt vàng : 1 hạt xanh 0,25đ b, Kì đâu của nguyên phân : số NST đơn = 0 0,5đ số tâm động = 14 0,5đ c, Trình tự các cặp Nu trong đoạn gen tổng hợp nên đoạn mạch ARN Mạch 1: - GGA – XTA – A TA – XAT - TGT – GXT – 0,5đ Mạch 2: - XXT - GAT - TAT – GTA - AXA- XGA - 0,5đ KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN SINH HỌC 9 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề TL TN TL TN TL TN TL TN Chương I – Các - Hiểu về thí nghiệm - Vận dụng thí nghiệm của lai hai cặp tính trạng kiến thức để MenĐen của Menđen để chọn tìm được được kiểu gen của cơ phương pháp thể P phù hợp xác định kiểu - Hiểu được về phép gen của cơ thể lai một cặp tính trạng thực vật mang của Menđen để chọn kiểu hình trội được kiểu gen của cây quả đỏ mang lai Số câu 2 1 3 Số điểm 1 2 3 Tỉ lệ % 33% 67% 30% Chương II – - Lựa chọn được - Dựa vào những hiểu Nhiễm sắc thể đáp án đúng về biết về nguyên phân hình dạng và kích để chọn được đáp án thước đặc trưng đúng của NST được thấy rõ nhất ở kì
  20. nào của quá trình phân bào - Trình bày được diễn biến của NST trong nguyên phân Số câu 1 1 1 3 Số điểm 3 0.5 0.5 4 Tỉ lệ % 75% 12.5% 12.5% 40% Chương III – - Lựa chọn được - Tính được tỉ lệ mỗi - Vận dụng ADN và gen đáp án đúng thể loại nucleotit trên kiến thức để hiện chức năng ADN dựa vào số liệu làm bài tập của mỗi loại ARN đã có từ đó chọn được đáp án đúng Số câu 1 1 1 3 Số điểm 0.5 0.5 2 3 Tỉ lệ % 17% 17% 66% 30% Tổng số câu 3 4 1 1 9 Tổng số điểm 4 2 2 2 10 Tỉ lệ % 40% 20% 20% 20% 100% ĐỀ BÀI Phần A) Trắc nghiệm khách quan (3 điểm) Chọn đáp án đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái (a, b, c hoặc d) ở đầu câu. Câu 1 (0.5 đ). Xét hai cặp gen xác định 2 tính trạng di truyền độc lập ở bố mẹ khi lai cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 9: 3: 3: 1 thì kiểu gen của bố mẹ (P) phải là: a. AaBb x aabb b. AaBb x AaBb c. AaBb x aaBb d. Cả b và c Câu 2 (0.5 đ). Loại ARN nào có chức năng vận chuyển axitamin trong quá trình tổng hợp Prôtêin? a. mARN b. rARN c. tARN d. Cả b và c Câu 3 (0.5 đ). Một phân tử ADN có tỉ lệ các nuclêôtit trên một mạch là A= 15%, T = 25%, G = 35%, X = 25% . Vậy tỉ lệ mỗi loại nuclêôtit trên cả phân tử ADN là: a. A = T = 20%; G = X = 30% b. A = T = 25%; G = X = 25% c. A = T = 15%; G = X = 35% d. A = T = 35%; G = X = 15% Câu 4 (0.5 đ). Ở kì nào của quá trình phân bào NST có hình dạng và kích thước đặc trưng? a. Kì đầu b. Kì giữa c. Kì sau d. Kì cuối Câu 5 (0.5 đ). Ở cà chua, tính trạng quả đỏ (A) là trội so với tính trạng quả vàng (a). Khi lai phân tích cây quả đỏ thu được thế hệ sau gồm toàn cây quả đỏ. Vậy kiểu gen của cây quả đỏ mang lai là: a. Aa b. AA c. aa d. Cả a và b Câu 6 (0.5 đ). Có 3 tế bào của ruồi giấm đều nguyên phân liên tiếp 3 lần sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con? a. 6 b. 8 c. 12 d. 24 Phần B) Tự luận (7 điểm) Câu 7 (2 điểm) Làm thế nào để xác định được kiểu gen của cơ thể thực vật mang kiểu hình trội? Câu 8 (3 điểm) Trình bày những diễn biến của nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân. Câu 9 (2 điểm). Một gen có 3000 nucleotit, trong đó có A = 600 nucleotit. a. Tính số nucleotit mỗi loại còn lại của gen b. Mạch 1 của gen có A = 200 nucleotit, G = 500 nucleotit. Tính số nucleotit mỗi loại trên phân tử ARN do gen trên tổng hợp. Biết mạch 1 là mạc khuôn để tổng hợp ARN
  21. ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM Phần/ câu Đáp án Điểm A (3 điểm) Câu 1 b 0.5 Câu 2 c 0.5 Câu 3 a 0.5 Câu 4 b 0.5 Câu 5 b 0.5 Câu 6 d 0.5 B (7 điểm) Câu 7 - Lai phân tích hoặc cho tự thụ phấn, nếu kết quả của phép lai là đồng tính 2 (2 điểm) thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp. - Kì trung gian NST tháo xoắn cực đại thành sợi mảnh, mỗi NST tự nhân Câu 8 đôi thành 1 NST kép. (3 điểm) - Kì đầu: NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt. Các 0.5 NST đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động. - Kì giữa: Các NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành hàng ở mặt 0.5 phẳng xích đạo của thoi phân bào. - Kì sau: Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 0.5 2 cực của tế bào. - Kì cuối: Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành 0.5 nhiễm sắc. Kết quả: từ một tế bào mẹ ban đầu tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống 0.5 như tế bào mẹ. a. Theo NTBS 2 (A + G) = 3000 0.5 Câu 9 => G = 900 (2 điểm) Vậy A = T = 600 (nucleotit); G = X = 900 (nucleotit) b. A1 = 200 mà A = A1 + A2 = 600 => A2= 600- 200 = 400 1 Mà theo NTBS ta có A2= T1= 400 G1= 500 => G2= G – G1= 900 – 500 = 400 Theo NTBS ta có G2= X1= 400 Mạch 1 là mạch khuôn nên số lượng mỗi loại nucleotit trên ARN là: A = T1= 400; U = A1= 200; G = X1= 400; X = G1= 500 1 Trường THCS Khánh Hải BÀI KIỂM TRA – Năm học : 2009 – 2010 Họ và tên: Môn: Sinh học 9
  22. Lớp: 9A Thời gian : 45 phút I- Trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1(2đ): Hãy khoanh tròn vào một chữ A hoặc B, C, D đứng trước câu trả lời đúng nhất 1. Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài P: Lông ngắn thuần chủng x lông dài, kết quả F 2 như thế nào trong các trường hợp sau đây? A. Toàn lông ngắn B. Toàn lông dài C. 3 lông ngắn : 1 lông dài D. 1 lông ngắn : 1 lông dài 2. Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Theo dõi sự di truyền màu sắc thân cây cà chua, người ta nhận thấy: P: Thân đỏ thẫm x thân đỏ thẫm F1: 75% thân đỏ thẫm : 25% thân xanh lục Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các công thức lai sau: A. P: Aa x Aa B. P: AA x Aa C. P: AA x aa D. P: AA x AA 3. Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì trung gian 4. Tại sao những loài giao phối (động vật có vú và người), tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1 ? A. Vì số giao tử đực mang NST Y tương đương với số giao tử đực mang NST X B. Vì số con cái và con đực trong loài bằng nhau C. Vì số giao tử đực bằng số giao tử cái D. Cả B và C Câu 2 (1đ): Hãy sắp xếp thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả vào cột C ở bảng sau: Bậc cấu trúc Cấu trúc không gian của prôtêin Kết quả (A) (B) (C ) 1. Bậc 1 a) Cấu trúc cuộn xếp theo kiểu đặc trưng 1 2. Bậc 2 cho từng loại prôtêin 2 3. Bậc 3 b) Trình tự sắp xếp các axit amin trong 3 4. Bậc 4 chuỗi 4 c) Hai hoặc nhiều chuỗi axit amin cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau d) Chuỗi axit amin tạo các vòng xoắn lò so đều đặn II- Tự luận (7 điểm) Câu 1(2đ): Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen gồm hững điểm nào? Câu 2(2đ): Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người Câu 3(2đ): Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ: Gen (một đoạn AND) 1 mARN 2 Prôtêin 3 tính trạng Câu 4(1đ): Một đoạn mạch của gen có cấu trúc như sau: Mạch 1: - A – T – G – X –T – X – G – T – Mạch 2 - T – A – X – G –A – G – X – A – Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2   ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I- Trắc nghiệm (3 điểm)
  23. Câu 1(2 đ): HS chọn đúng mỗi câu được 0,5 điểm . 1. C 2. A 3. D 4. A Câu 2 (2 đ ): HS ghép đúng mỗi ý được 0,25 điểm 1. b 2. d 3. a 4. c II- Tự luận (7 điểm) Câu 3 ( 2 đ ): - Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ (1đ) - Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng. (1 đ) Câu 4 (2 đ ): - Qua giảm phân, ở người mẹ chỉ chi ra 1 loại NST giới tính X, còn ở người bố thì cho ra 2 loại NST giới tính X và Y. (1 đ) - Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính X với trứng tạo ra hợp tử chứa XX sẽ phát triển thành con gái, còn tinh trùng mang NST giới tính Y với trứng tạo ra hợp tử chứa XY sẽ phát triển thành con trai. (1 đ) Câu 5 (2 đ ): Trình tự các nuclêôtit trong ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN , qua đó trình tự này quy định trình tự các aa của phân tử prôtêin. Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và các hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể Câu 6 ( 1 đ ): Đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2 là: – A – U – G – X – U – X – G – U –  