Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 2 - Trường THCS Hải Minh

doc 9 trang nhatle22 5540
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 2 - Trường THCS Hải Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_2_truong_thcs_hai_minh.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 2 - Trường THCS Hải Minh

  1. PHÒNG GD&ĐT HẢI HẬU ĐỀ KIỂM TRA LỚP 9 TRƯỜNG THCS A HẢI MINH MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài phút A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TRƯỜNG THCS A HẢI MINH Địa chỉ mail của nhà trường: truonghaiminha@gmail.com T Họ và tên Năm Chức vụ SĐT Mail T sinh 1 Nguyễn Thị 1989 Giáo viên 1674658120 nguyenhuyen0308@gmail.com Thanh Huyền 2 Nguyễn Thị Lịu 1979 Giáo viên 0913056324 caokimngan13@gmail.com B. NỘI DUNG ĐỀ NHẬN BIẾT I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Môi trường sống của sinh vật là? A. nơi tìm kiếm thức ăn, nước uống của sinh vật. B. nơi ở của sinh vật. C. nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. D. nơi kiếm ăn, làm tổ của sinh vật . Câu 2: Giới hạn sinh thái là gì? A. Là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bảo cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt. B. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái khác nhau. C. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. D. Là khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật. Câu 3. Sinh vật sinh trưởng và phát triển lợi nhất ở:
  2. A. điểm cực thuận B. gần điểm gây chết dưới C. gần điểm gây chết trên D. điểm sinh trưởng Câu 4. Đặc điểm có ở thực vật là? A. Tính hướng động C. Tính hướng âm B. Tính hướng sáng D. Tính hướng tâm Câu 5. Nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng chịu đựng kém với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? A. Nhóm sinh vật ở nước B. Nhóm sinh vật biến nhiệt. C. Nhóm sinh vật hằng nhiệt. D. Nhóm sinh vật ở cạn Câu 6 . Dựa vào độ ẩm của môi trường, động vật được phân thành hai loại là: A. Động vật ưa ẩm và động vật ưa khô. B. Động vật ưa ẩm và động vật chịu hạn. C. Động vật ưa khô và động vật chịu hạn. D. Động vật ưa nóng và động vật ưa lạnh Câu 7. Mối quan hệ 2 bên cùng có lợi được gọi là? A. Hội sinh C. Cộng sinh B. Kí sinh D. Cạnh tranh Câu 8. Các sinh vật cùng loài có quan hệ với nhau như thế nào? A. Hội sinh và cạnh tranh. C. Cộng sinh và cạnh tranh. B. Hỗ trợ và cạnh tranh. D. Kí sinh, nửa kí sinh. II. TỰ LUẬN Câu 1. Nhân tố sinh thái là gì? Các thành phần của nhân số sinh thái? Câu 2. Có các mối quan hệ cùng loài nào? Ý nghĩa? THÔNG HIỂU I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi: A. Chúng là nơi ở của các sinh vật khác. B. Các sinh vật khác có thể đến lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể chúng. C. Cơ thể chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác. D. Cơ thể chúng là nơi sinh sản của các sinh vật khác. Câu 2. Nguyên nhân của hiện tượng các cây ở bìa rừng thường mọc nghiêng, tán cây hướng về phía ánh sáng?
  3. A. Do tác động của gió từ một phía. B. Do cây nhận được nhiều ánh sáng. C. Cây nhận ánh sáng không đều từ các phía. D. Do số lượng cây trong rừng tăng, lấn át cây ở bìa rừng. Câu 3. Nhóm cây nào sau đây đều thuộc nhóm cây ưa sáng? A. Bạch đàn, lúa, lá lốt B. Tre, dừa, bàng C. Ớt, phượng, hồ tiêu D. Trầu không, ngô, phong lan Câu 4. Những loại cây nào dưới đây là cây chịu hạn? A. Cây rau mác, cây xương rồng, cây phi lao. B. Cây thuốc bỏng, cây thông, cây rau bợ. C. Cây xương rồng, cây thuốc bỏng, cây thông, cây phi lao. D. Cây xương rồng, cây phi lao, cây rau bợ, cây rau mác. Câu 5. Nhóm sinh vật nào sau đây là động vật ưa khô? A. Ếch, ốc sên, khỉ đột. B. Ốc sên, rắn, thằn lằn. C. Giun đất, hổ, ốc sên. D. Lạc đà, thằn lằn, kỳ nhông. Câu 6. Động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật và thực vật bắt sâu bọ thuộc quan hệ nào sau đây? A. Cộng sinh. B. Sinh vật ăn sinh vật khác. C. Cạnh tranh. D. Kí sinh. Câu 7. Con chó sói và con thỏ có mối quan hệ nào sau đây: A. Cạnh tranh về thức ăn và nơi ở. B. Cộng sinh. C. Sinh vật ăn sinh vật khác. D. Kí sinh. Câu 8. Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài? A. Các cây tre mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau. B. Cá ép bám vào rùa biển, rùa biển chở cá ép đi xa. C. Hiện tượng tự tỉa ở thực vật. D. Địa y bám vào thân cây, sống nhờ thân cây. II. TỰ LUẬN Câu 1. Những cây sống ở sa mạc thường có đặc điểm gì để thích nghi với môi trường sống? Câu 2. Phân thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng.
  4. VẬN DỤNG I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Các yếu tố đất, nước, không khí, sinh vật được coi là một môi trường khi? A. Khi nơi đó có đủ điều kiện thuận lợi về nơi ở cho sinh vật. B. Khi nơi đó là nơi sinh vật có thể kiếm được thức ăn. C. Khi đó là nơi sinh sống của sinh vật. D. Khi nơi đó không có ảnh hưởng gì đến đời sống của sinh vật. Câu 2. Khi dùng phương pháp trồng xen canh, người ta tiến hành theo thứ tự: A. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau. B. Trồng đồng thời nhiều loại cây. C. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau. D. Tuỳ theo mùa mà trồng cây ưa sáng hoặc cây ưa bóng trước. Câu 3. Đặc điểm hình thái của cây ưa bóng là? A. Phiến lá hẹp, mỏng, màu xanh nhạt. B. Phiến lá hẹp, dày, màu xanh sẫm. C. Phiến lá rộng, mỏng, màu xanh sẫm. D. Phiến lá dài, mỏng, màu xanh nhạt. Câu 4. Trong các lớp động vật sau, lớp nào chịu ảnh hưởng của nhiệt độ nhiều nhất? A. Thú C. Linh trưởng B. Chim D. Cá xương Câu 5. Hiện tượng rễ của các cây thông nhựa nối liền nhau ( hiện tượng liền rễ) là mối quan hệ A. cộng sinh. C. hỗ trợ cùng loài B. cạnh tranh cùng loài. D. hỗ trợ khác loài. II. TỰ LUẬN Câu 1. Hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng? VẬN DỤNG CAO I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Trong giai đoạn phát triển nào của cây, giai đoạn nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất của nhiệt độ? A. Nảy mầm B. Cây non
  5. C. Nở hoa D. Sắp nở hoa Câu 2. Những đặc điểm nào sau đây đúng với cây ưa sáng: (1)Phiến lá rộng (2)Trên mặt lá có lớp cutin dày (3)Trên mặt lá không có lông phủ (4)Phiến lá mỏng (5)Lá màu xanh đậm (6)Lá biến thành gai nhọn (7)Rễ mọc thành chùm (8)Thân thảo A. (1), (3),(8) C. (1), (4), (5) B. (2), (6), (7) D. (2), (3), (5) Câu 3: Giữa các loài động vật khác loài, loại quan hệ hiếm thấy nhất là? A. Sinh sản. B. Cạnh tranh. C. Dinh dưỡng. D. Hỗ trợ. II. TỰ LUẬN Câu 1. Dựa vào các mối quan hệ khác loài, em hãy trình bày một số điều cần lưu ý khi nuôi nhiều loại cá trong cùng một ao? C. NỘI DUNG HƯỚNG DẪN CHẤM NHẬN BIẾT I. TRẮC NGHIỆM Số câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C C A B B A C B II. TỰ LUẬN Câu 1: Nhân tố sinh thái là gì? Các thành phần của nhân số sinh thái? Nhân tố sinh thái là những yếu tố (vô sinh, hữu sinh) của môi trường tác động tới sinh vật. Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm: + Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, đất, nước, địa hình + Nhân tố hữu sinh: Con người, các sinh vật khác (Vi khuẩn, nấm, động vật, thực vật). Câu 2. Có các mối quan hệ cùng loài nào? Ý nghĩa?
  6. Các sinh vật cùng loài sống gần nhau liên hệ với nhau hình thành nên nhóm cá thể Trong một nhóm cá thể có những mối quan hệ: + Hỗ trợ: Sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn + Cạnh tranh: Khi gặp điều kiện bất lợi các cá thể cùng loài cạnh tranh lẫn nhau, ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn, một số cá thể có thể tách ra khỏi nhóm để sống riêng. Ý nghĩa: giúp sinh vật thích nghi được với môi trường sống. THÔNG HIỂU I. TRẮC NGHIỆM Số câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C C B C D B C A II. TỰ LUẬN Câu 1. Những cây sống ở sa mạc thường có đặc điểm gì để thích nghi với môi trường sống? Rễ thường ăn sâu, lan rông => đảm bảo hút nước cho cây. Thân mọng nước=> Dự trữ nước cho cây. Phiến lá hẹp, nhiều cây lá có lớp lông cách nhiệt gân lá phát triển. Nhiều loài cây, lá tiêu giảm và biến thành gai => Giảm sự thoát hơi nước. Câu 2. Phân thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng. Thực vật ưa sáng Thực vật ưa bóng Phiến lá nhỏ, hẹp, có tầng cutin Phiến lá rộng có mô giậu kém phát dày, mô giậu phát triển, có màu triển, ít lớp tế bào, màu xanh đậm. xanh nhạt. Tán lá hẹp, ít phân nhánh thường Tán lá rộng, số cành nhiều. tập trung ở ngọn. Cường độ quang hợp cao khi có ánh Cường độ quanh hợp yếu khi có sáng mạnh. ánh sáng mạnh. Hô hấp mạnh. Hô hấp yếu.
  7. VẬN DỤNG I. TRẮC NGHIỆM Số câu 1 2 3 4 5 Đáp án C C A C C II. TỰ LUẬN Câu 1. Hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng? Đáp án: - Cây mọc trong rừng có ánh sáng mặt trời chiếu vào cành cây phía trên nhiều hơn cành cây phía dưới. - Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ. => Lượng chất hữu cơ tích lũy không đủ bù lượng tiêu hao do hô hấp và kèm theo khả năng lấy nước kém. Do đó cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng. VẬN DỤNG CAO I. TRẮC NGHIỆM Số câu 1 2 3 Đáp án A C A II. TỰ LUẬN Câu 1. Dựa vào các mối quan hệ khác loài, em hãy trình bày một số điều cần lưu ý khi nuôi nhiều loại cá trong cùng một ao? Đáp án: Muốn nuôi được nhiều loài cá trong một ao và để có năng suất cao thì người nuôi cần chọn nuôi các loài cá phù hợp: + Không nuôi các loài có mối quan hệ cạnh tranh ( về chỗ ở, thức ăn) VD: cá trắm cỏ và cá chim trắng. Mà nuôi các loài sống ở các tầng nước khác nhau : ăn nổi, ăn đáy, ăn các thức ăn khác nhau. VD: cá trắm cỏ ăn thực vật và phân bố chủ yếu ở tầng nước mặt, cá mè trắng chủ yếu ăn thực vật nổi, cá mè hoa ăn thực vật nổi là chính, cá trắm đen ăn thân mềm và phân bố chủ yếu ở đáy ao, cá trôi ăn tạp và chủ yếu ăn chất hữu cơ vụn nát ở đáy ao, ca chép ăn tạp.
  8. + Không nuôi các loài có mối quan hệ sinh vật ăn sinh vật. VD: cá sấu và cá chép. Nên nuôi các loài có mối quan hệ hỗ trợ cho nhau. VD: cá trắm cỏ và cá trôi