Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 2 - Trường THCS Hải Hà

doc 6 trang nhatle22 4970
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 2 - Trường THCS Hải Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_2_truong_thcs_hai_ha.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 2 - Trường THCS Hải Hà

  1. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN HẢI HẬU ĐỀ KIỂM TRA LỚP 9 TRƯỜNG THCS HẢI HÀ MÔN SINH HỌC A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TRƯỜNG THCS Hải Hà Địa chỉ mail của nhà trường: thcs13haiha TT Họ và tên Năm sinh Chức vụ SĐT Mail 1 Đỗ Thị Thu Thủy 25/09/1981 Giáo viên 0915760981 Thuycong8179 @gmail.com B. NỘI DUNG ĐỀ I. TRẮC NGHIỆM ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG I: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG I: TRẮC NGHIỆM: NHẬN BIẾT Câu 1: Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh gồm: A. Sinh vật( trừ con người) B. Con người C. Động vật và thực vật D. Cả A và B Đáp án: D Câu 2: Cây ưa bóng thường sống nơi nào? A. Nơi ít ánh sáng tán xạ. B. Nơi ít ánh sáng tán xạ hoặc dưới tán cây khác. C. Nơi ít ánh sáng và ánh sáng tán xạ chiếm chủ yếu D. Nơi có độ ẩm cao. Đáp án: C Câu 3: Theo khả năng thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau của động vật, người ta chia động vật thành các nhóm nào sau đây? A.Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa ẩm. B.Nhóm động vật ưa bóng, nhóm động vật ưa tối. C.Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa tối.
  2. D.Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa khô. Đáp án: C Câu 4: Giữa các sinh vật cùng loài thường có những mối quan hệ nào sau đây? A. Hỗ trợ và cạnh tranh B. Cá thể này ăn cá thể khác, kí sinh C. Cộng sinh và cạnh tranh D. Cả A và B Đáp án: A Câu 5: Ở động vật hằng nhiệt thì nhiệt độ cơ thể như thế nào? A. Nhiệt độ cơ thể thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường. B. Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. C. Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. D. Nhiệt độ cơ thể tăng hay giảm theo nhiệt độ môi trường. Đáp án: B Câu 6: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại là mối quan hệ? A. Hội sinh. B. Cộng sinh. C. Ký sinh. D. Cạnh tranh. Đáp án: A Câu 7: Giữa các sinh vật khác loài có thể có những mối quan hệ nào sau đây? A. Cộng sinh và hội sinh B. Cạnh tranh và kí sinh C. Nửa kí sinh và sinh vật này ăn sinh vật khác D. Cả A, B, C Đáp án: D Câu 8: Động vật sống thành bầy, đàn trong tự nhiên có tác dụng gì? A. Phát hiện con mồi tốt hơn B. Săn bắt mồi tốt hơn
  3. C. Trốn tránh kẻ thù tốt hơn D. Cả A, B, C Đáp án: D THÔNG HỂU: Câu 1: Điều kiện nào dưới đây phù hợp với quan hệ hỗ trợ? A. Số lượng cá thể cao. B. Môi trường sống ấm áp. C. Khả năng sinh sản giảm. D. Diện tích chỗ ở hợp lí, nguồn sống đầy đủ. Đáp án: D Câu 2: Ở địa y, quan hệ giữa nấm và tảo là mối quan hệ? A. Hội sinh. B. Cộng sinh. C. Ký sinh. D Cạnh tranh. Đáp án: B Câu 3: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái, thì chúng có vùng phân bố như thế nào? A. Có vùng phân bố hẹp B. Có vùng phân bố hạn chế C. Có vùng phân bố rộng D. Có vùng phân bố hẹp hoặc hạn chế Đáp án C Câu 4: Tầng Cutin dày trên bề mặt lá của các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới có tác dụng gì? A. Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao. B. Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá. C. Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ lá cây. D. Tăng sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao. Đáp án : A Câu 5: Lá cây ưa bóng có đặc điểm hình thái như thế nào? A. Phiến lá hẹp, mỏng màu xanh nhạt B. Phiến lá rộng, mỏng màu xanh sẫm C. Phiến lá hẹp, dày màu xanh sẫm D. Phiến lá dài, mỏng màu xanh nhạt Đáp án B Câu 6: Với các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới, chồi cây có các vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có các lớp bần dày. Những đặc điểm này có tác dụng :
  4. A. Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao. B. Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ cây. C. Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá. D. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh. Đáp án :B Câu 7: Cỏ dại thường mọc lẫn với lúa trên cánh đồng làm cho năng suất lúa bị giảm đi, giữa cỏ dại và lúa có mối quan hệ theo kiểu nào dưới đây? A. Cộng sinh. B. Hội sinh. C. Cạnh tranh. D. Kí sinh. Đáp án: C Câu 8: Quan hệ nào sau đây là quan hệ cộng sinh? A. Vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ đậu. B. Địa y bám trên cành cây. C. Giun đũa sống trong ruột người. D. Cây nấp ấm bắt côn trùng. Đáp án: A VẬN DỤNG: Câu 1: Vào buổi trưa và đầu giờ chiều, tư thế nằm phơi nắng của thằn lằn bóng đuôi dài như thế nào? A. Luân phiên thay đổi tư thế phơi nắng theo hướng nhất định. B. Tư thế nằm phơi nắng không phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng của mặt trời. C. Phơi nắng nằm theo hướng tránh bớt ánh nắng chiếu vào cơ thể. D. Phơi nắng theo hướng bề mặt cơ thể hấp thu nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời. Đáp án: C Câu 2: Vì sao những cây ở bìa rừng thường mọc nghiêng và tán cây lệch về phía có nhiều ánh sáng? A. Do tác động của gió từ một phía. B. Do cây nhận được nhiều ánh sáng. C. Do số lượng cây trong rừng tăng, lấn át cây ở bìa rừng. D. Cây nhận ánh sáng không đều từ các phía. Đáp án: D Câu 3: Vai trò quan trọng nhất của ánh sáng đối với động vật là: A. Kiếm mồi. B. Nhận biết các vật. C. Định hướng di chuyển trong không gian. D.Sinh sản. Đáp án: C
  5. Câu 4: Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi: A. Chúng là nơi ở của các sinh vật khác. B. Các sinh vật khác có thể đến lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể chúng. C. Cơ thể chúng là nơi sinh sản của các sinh vật khác D. Cơ thể chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác Đáp án: D Câu 5: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái, thì chúng có vùng phân bố như thế nào? A.Có vùng phân bố hẹp. B. Có vùng phân bố hạn chế. C. Có vùng phân bố rộng. D. Có vùng phân bố hẹp hoặc hạn chế. VẬN DỤNG CAO: Câu 1 : Trong trồng trọt để có năng suất cao cần đảm bảo điều kiện đủ: A. Anh sáng cho quang hợp của cây. B. Nhiệt độ và độ ẩm phù hợp. C.Chất dinh dưỡng . D. Cả a,b,c Câu 2 :Nhóm sinh vật nào có khả năng chịu đựng cao đối với sự thay đổi môi trường? A. Nhóm sinh vật biến nhiệt . B nhóm sinh vật hằng nhiệt. C.Không có nhóm nào cả D.Cả hai nhóm hằng nhiệt và biến nhiệt. Câu 5: Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta trồng xen các loại cây theo trình tự sau: A. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau B. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau. C. Tuỳ theo mùa mà trồng cây ưa sáng hoặc cây ưa bóng trước. D. Trồng đồng thời nhiều loại cây. II: TỰ LUẬN Nhận Biết Câu 1: Môi trường là gì? Có nhứng loại môi trường nào? câu 2: Hãy nêu các mối quan hệ của sinh vật khác loài? Thông hiểu Câu 3: Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ? Câu 4: Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của sinh vật khác loài? Vận dụng thấp
  6. Câu 5: Khi ta để một chậu cây cảnh bên cạnh cửa sổ , sau một thời gian có hiện tượng gì xảy ra? Hãy giải thích hiện tượng đó? Vận dụng cao Câu 6: Trong thực tiễn sản xuất cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất cây trồng , vật nuôi?