Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Nghĩa Hải

doc 3 trang nhatle22 4660
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Nghĩa Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_1_truong_thcs_nghia_ha.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Nghĩa Hải

  1. Giáo viên : Vũ Văn Đích PHÒNG GD&ĐT NGHĨA HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 9 TRƯỜNG THCS NGHĨA HẢI MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài 45 phút Giáo viên : Vũ Văn Đích A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TRƯỜNG THCS NGHĨA HẢI TT Họ và tên Năm Chức vụ SĐT Mail sinh 1 Vũ Văn Đích 1977 Giáo viên 0972926002 Vudich1977@gmail.com B. NỘI DUNG ĐỀ NHẬN BIẾT Câu 1. Kiểu gen là: A. Tập hợp toàn bộ các gen trong nhân một tế bào. B. Cá gen mà con cái nhận được từ thế hệ bố mẹ. C. Kiểu gen quy định kiểu hình của sinh vật. D. Gen trội quy định kiểu hình trội, gen lặn quy định kiểu hình lặn. Câu 2. Cặp tính trạng nào sau đây là cặp tính trạng tương phản: A. Thân cao và lá dài B. Chín sớm và lá đỏ C. Hạt tròn và hại dài D. Vỏ nhăn và hạt vàng Câu 3. Cấu trúc của NST được biểu hiện rõ nhất ở: A. Kì trung gian B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì cuối Câu 4. Đơn phân của AND gôm 4 loại Nu là: A. T,U, G,X B. A,U,G,X C. G,X A,T D. U,T,A,G Câu 5. Đột biến NST là: A.sự thay đổi cấu trúc NST B. sự thay đổi số lượng NST C. sự thay đổi lớn về kiểu hình D. sự thay đổi cấu trúc NST và số lượng NST Câu 6. Loại biến dị di truyền là: A. Thường biến B. Biến dị tổ hợp và đột biến C. Đột biến và thường biến D. Thường biến và biến dị tổ hợp Câu 7. Phương pháp nghiên cứu phả hệ : A. Là phương pháp nghiên cứu đặc điểm di truyền của một bộ tộc nào đó. B. Là phương pháp theo dõi sự di truyền một số tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ. C. Là phương pháp theo dõi những bệnh , tật di truyền của một dòng họ qua một số thế hệ.
  2. D. Là phương pháp nghiên cứu bệnh trong một cộng đồng dân cư. Câu 8. Biện pháp hạn chế phát sinh tật bệnh di truyền là: A. Hạn chế sinh con ở những người từ 35 tuổi trở lên B. Đấu tranh chống thử và sử dụng vũ khí hạt nhân , vũ khí hóa học C. Tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ D. Tăng cường sinh con ở những cặp vợ chồng có nguy cơ mang gen gây bệnh. THÔNG HIỂU Câu 9. Cặp phép lai phân tích là: A. AA x aa và Aa x aa B. Aa x aa và AA x Aa C. Aa x Aa và Aa x aa D. aa x aa và Aa x aa Câu 10. Các NST kép tập trung và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào là hoạt động của NST ở A. kì giữa của nguyên phân B. kì sau của nguyên phân C. kì giữa của giảm phân I D. kì giữa của giảm phân II Câu 11. Trong quá trình tự nhân đôi của ADN NTBS được thể hiện là : A. A liên kết vơi U, G liên kết vơi X B. A liên kết vơi A, G liên kết vơi X C. G liên kết vơi X, A liên kết vơi T và ngược lại D. X liên kết vơi T, G liên kết vơi A Câu 12. Khi nói về điểm giống nhau trong cấu tạo của AND và ARN , phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Đều là đại phân tử. B. Đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. C. Đều được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O. D. Đều là chuỗi xoắn kép Câu 13. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về thường biến? A. là loại biến dị mang tính cá thể và có định hướng. B. là loại biến dị mang tính đồng loạt và không định hướng. C. là loại biến dị mang tính cá thể và không định hướng. D. là loại biến dị mang tính đồng loạt và có định hướng. Câu 14. Dạng đột biến gen không làm thay đổi chiều dài của gen là A. mất 1 cặp nucleotit. B. thêm 1 cặp nucleotit. C. thay thế 1 cặp nucleotit. D. mất 2 cặp nucleotit VẬN DỤNG Câu 15. F1 có kiểu gen AABbDd , giảm phân bình thường tạo ra mấy loại giao tử? A. 1 B. 2 C. 4 D. 8 Câu 16. Ở Ruồi giấm 2n = 8. Số nhóm gen liên kết của loài là: A. 4 B. 8 C. 12 D. 16 Câu 17. Một đoạn mạch của gen (mạch khuôn) có trình tự các nucleotit như sau : - A- T-G-X-A-X-G-G-A-T- Trình tự các nucleotit trên đoạn mạch bổ sung của gen là : A. -T- A-X-G-G-G-X-X-T-A- T B. -U- A-X-G-G-G-X-X-U-A- C. -T- A- X-G- G- G-X-X-T- D. -T- A-X-G-T-G-X-X-T-A- Câu 18. . Một phân tử ADN có 20 chu kì xoắn, thì tổng số nuclêôtit của phân tử là: A. 20 B. 200 C 400 D. 800 Câu 19. Ở củ cải 2n = 18 , số lượng nst trong tế bào thể 2n – 1 là:
  3. A. 16 B. 17 C. 18 D. 19 Câu 20. Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân Tớcnơ : A. Bệnh nhân là nam có cổ ngắn. lùn mất trí nhớ B. Bệnh nhân là nữ bé lùn, má phệ lưỡi hơi thè ra, mắt sâu. C. Bệnh nhân là nữ, si đần, da và tóc màu trắng. D. Bệnh nhân là nữ, lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, không có kinh nguyệt,, tử cung nhỏ, mất trí nhớ và không có con B.TỰ LUẬN 1. Vận dụng cao Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định chín sớm trội hoàn toàn so với gen b quy định chín muộn .Hai cặp gen này quy định hai tính trạng nằm trên 2 cặp NST khác nhau. a. Xác định kiểu gen của cây thân cao chín muộn b. Cho cây có kiểu gen AaBb lai phân tích thì tỉ lệ kiểu hình F1 như thế nào? 2. Ở người có 2n = 46. Người ta quan sát dưới kính hiển vi một tế bào đang nguyên phân, thấy các NST kép tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Hãy cho biết: a. Tế bào này đang ở kì nào của quá trình nguyên phân? ( Biết) b. Có bao nhiêu NST kép trong tế bào đó? ( Vận dụng cao) IV. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 8 điểm) 20 câu trắc nghiệm x 0,4 điểm = 8 điểm B. TỰ LUẬN ( 2 điểm ) 1. a. Kiểu gen của cây thân cao, chín muộn là : AAbb hoặc Aabb ( Mỗi kiểu gen đúng 0,25 x 2 = 0,5 điểm ) b. – Viết đúng kiểu gen của P ( 0,25 điểm ) - Xác định đúng kết quả của phép lai 0,25 điểm 2. a. Kì giữa 0,5 điểm b. 46 NST kép 0,5 điểm