Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Hồng Thuận

doc 5 trang nhatle22 4830
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Hồng Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_1_truong_thcs_hong_thu.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Hồng Thuận

  1. PHÒNG GD&ĐT GIAO THỦY TRƯỜNG THCS HỒNG THUẬN Địa chỉ mail của nhà trường:caovanchien878@gmail.com NỘI DUNG ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC LỚP 9 I. TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT Câu 1: Để nghiên cứu di truyền Menđen đã dùng phương pháp A. lai khác dòng.B. Phân tích các thế hệ lai. C. lai giống.D. Tự thụ phấn. Câu 2: Qui luật phân li độc lập các cặp tính trạng được thể hiện ở A. con lai luôn đồng tính. B. con lai luôn phân tính. C. sự di truyền của các cặp tính trạng không phụ thuộc vào nhau. D. con lai thu được đều thuần chủng. Câu 3: Hai trạng thái khác nhau của cùng loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau, được gọi là A. cặp gen tương phản. B. cặp bố mẹ thuần chủng tương phản. C. hai cặp tính trạng tương phản. D. cặp tính trạng tương phản. Câu 4: Cặp NST tương đồng là A. hai NST giống hệt nhau về hình thái và kích thước. B. hai NST có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc mẹ. C. hai crômatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động. D. hai crômatit có nguồn gốc khác nhau. Câu 5: Các NST đóng xoắn cực đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xíc đạo của thoi phân bào. Trong nguyên phân đây là hoạt động diễn ra tại A. kì cuối. B. kì đầu. C. kì giữa. D. kì sau. Câu 6: Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào A. kì trung gian. B. kì đầu. C. kì giữa. D. kì sau. Câu 7: Đường kính ADN và chiều dài của mỗi vòng xoắn của ADN lần lượt bằng A. 10 A0 và 34 A0 B. 34 A0 và 10 A0 C. 3,4 A0 và 34 A0 D. 3,4 A0 và 10 A0 Câu 8: Chức năng của ADN là A. mang thông tin di truyền. B. giúp trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. C. truyền thông tin di truyền. D. mang và truyền thông tin di truyền.
  2. Câu 9: Trong nhân đôi ADN thì nuclêôtit tự do loại T của môi trường đến liên kết với A. T mạch khuôn. B. A mạch khuôn. C. G mạch khuôn.D. X mạch khuôn. THÔNG HIỂU Câu 1: Phép lai phân tích là phép lai A. P: AA x AA. B. P: Aa x Aa. C. P: AA x Aa. D. P: Aa x aa. Câu 2: Khi giao phấn giữa cây có quả tròn, chín sớm với cây có quả dài, chín muộn. Kiểu hình được xem là biến dị tổ hợp ở con lai là A. quả tròn, chín sớm. B. quả dài, chín muộn. C. quả tròn, chín muộn. D. cả 3 kiểu hình vừa nêu. Câu 3: Ở ruồi giấm 2n =8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng A. 16.B. 4.C. 8. D. 32. Câu 4: Một tế bào xôma của một loài đang ở kì sau của quá trình nguyên phân có 48 NST đơn. Bộ NST 2n đặc trưng cho loài bằng A. 2n = 8.B. 2n = 12.C. 2n = 24.D. 2n = 48. Câu 5: Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là A. nhân đôi NST. B. tiếp hợp giữa 2 NST kép trong từng cặp tương đồng. C. phân li NST về hai cực của tế bào. D. co xoắn và tháo xoắn NST. Câu 6: Loại nuclêôtit có ở ARN và không có ở ADN là A. Ađênin. B. Timin. C. Uaxin. D. Guanin. VẬN DỤNG THẤP Câu 1: Phép lai tạo ra con lai đồng tính, tức chỉ xuất hiện duy nhất 1 kiểu hình là A. AABb x AABb. B. AaBB x Aabb. C. AAbb x aaBB. D. Aabb x aabb. Câu 2: Mục đích của quá trình tổng hợp ARN trong tế bào là A. chuẩn bị tổng hợp prôtêin cho tế bào. B. chuẩn bị cho sự nhân đôi ADN. C. chuẩn bị cho sự phân chia tế bào. D. tham gia cấu tạo NST. Câu 3: Trong cơ thể đa bào việc thay thế tế bào già và chết thường được thực hiện bởi hình thức A. trực phân.B. phân bào giảm nhiễm. C. phân bào nguyên nhiễm.D. sinh sản sinh dưỡng. Câu 4: Bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ cơ chế A. nguyên phân. B. nhân đôi, nguyên phân, thụ tinh.
  3. C. nhân đôi, giảm phân, thụ tinh. D. nguyên phân, giảm phân, thụ tinh. Câu 5: Một phân tử AND có nuclêotit loại T là 200000 chiếm 20%trong tổng số nuclêôtit của phân tử, số nuclêôtit loại X của phân tử đó là A. 300000. B. 400000. C. 200000. D.100000. II. TỰ LUẬN Câu 1: ở lúa tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp, hạt dài là trội hoàn toàn so với hạt tròn. Trong một số phép lai ở F1, người ta thu được kết quả như sau: Ở phép lai 1: 75% cây lúa thân cao, hạt tròn 25% cây lúa thân thấp, hạt tròn. Ở phép lai 2: 75% cây lúa thân thấp, hạt dài 25% cây lúa thân thấp, hạt tròn. Cho biết các gen quy định các tính trạng đang xét nằm trên các NST khác nhau. Hãy xác định kiểu gen của P và F1 Câu 2: Em hãy cho biết sự khác biệt về cấu trúc giữa và chức năng giữa ADN và ARN. III. HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN TRẮC NGHIỆM Nhận biết (36 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án B C D A C C A D B Điểm 4đ 4đ 4đ 4đ 4đ 4đ 4đ 4đ 4đ Thông hiểu (24đ) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án D C A C B B Điểm 4đ 4đ 4đ 4đ 4đ 4đ Vận dụng thấp (20đ) Câu 1 2 3 4 5 Đáp án C A C D A Điểm 4đ 4đ 4đ 4đ 4đ PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Đáp án Điểm Theo giả thiết, ta quy ước gen Gen A: Thân thấp
  4. Gen a: Thân thấp 1đ Gen B: Hạt dài Gen b: Hạt tròn. Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình của từng phép lai. Phép lai 1: Hãy xác định tỉ lệ phân li kiểu hình của các cặp tính trạng trong phép lai 1. * Tính trạng kích thước: cao 75 3 = = kiểu gen: Aa x Aa 1đ Thấp 25 1 * Tính trạng hình dạng hạt: hạt tròn = 100% kiểu gen: bb x bb 1đ - Xét cả 2 cặp tính trạng: kiểu gen của P là: Aabb x Aabb Phép lai 2: Hãy xác định tỉ lệ phân li kiểu hình của các cặp tính trạng trong phép lai 2 ? * Tính trạng kích thước: Thân thấp = 100% kiểu gen của P: aa x aa * Tính trạng hình dạng hạt: hạt dài 75 3 1đ = = kiểu gen: Bb x Bb hạt tròn 25 1 1đ kiểu gen của P: aaBb x aaBb Dựa vào tỷ lệ phân li kiểu hình của các phép lai trên Ở phép lai 1: Aabb x Aabb 1đ Ở phép lai 2: aaBb x aaBb Viết sơ đồ lai minh hoạ cho 2 phép lai trên. Phép lai 1: P Aabb x Aabb Thân cao, hạt tròn x Thân cao, hạt tròn G: Ab , ab Ab , ab 2đ F1: Aabb : Aabb : Aabb : aabb 75% thân cao, hạt tròn : 25% thân thấp, hạt tròn Phép lai 2: P aaBb x aaBb Thân thấp, hạt dài x Thân thấp, hạt dài G: aB , ab aB , ab F1: aaBB : aaBb : aaBb : aabb 2đ 75% thân thấp, hạt dài : 25% thân cao, hạt dài. Câu 2. Đáp án Điểm ADN ARN Cấu trúc - Gồm 2 mạch polynucleotit xoắn - Một mạch polynucleotit dạng thẳng 1đ đều, ngược chiều nhau. hoặc xoắn theo từng đoạn - Số lượng đơn phân lớn (hàng - Số lượng đơn phân ít hơn (hàng trăm, triệu). Có 4 loại đơn phân chính: A, hàng nghìn). Có 4 loại đơn phân chính: 1đ T, G, X A, U, G, X.
  5. - Đường kính: 20A, chiều dài vòng - Tùy theo mỗi loại ARN có cấu trúc và 1đ xoắn 34A (gồm 10 cặp nucleotit chức năng khác nhau. cách đều 3,4A) - Liên kết trên 2 mạch theo NTBS A với T, G với X 1đ - Phân loại: mARN, tARN, rARN 1đ - AND là cấu trúc trong nhân - ARN sau khi được tổng hợp sẽ ra khỏi 1đ nhân để thực hiện chức năng. Chức năng: - Có tính đa dạng và đặc thù là cơ sở hình thành tính đa dạng, đặc thù của các loài sinh vật 1đ - Truyền đạt thông tin di truyền - Lưu giữ, bảo quản, truyền đạt 1đ thông tin di truyến (mARN) - Quy định trình tự các ribonucleotit - Vận chuyển a.a đến nơi tổng hợp 1đ trên ARN à quy định trình tự a.a của protein (dịch mã) protein - Những đột biến trên AND có thể - Sau quá trình dịch mã, mARN biến dẫn đến biến đổi kiểu hình mất, không làm ảnh hưởng đến kiểu 1đ hình.