Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Học kì I - Trường THCS Nam Hoa
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Học kì I - Trường THCS Nam Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_7_hoc_ki_i_truong_thcs_nam_hoa.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Học kì I - Trường THCS Nam Hoa
- PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM TRỰC TRƯỜNG THCS NAM HOA SẢN PHẨM SAU TẬP HUẤN HÈ NĂM 2017 A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TT Họ và tên Năm Chức vụ SĐT Mail sinh 1 Phạm Thị Minh Phúc 1988 Giáo viên 0977490607 minhphuc0710@gmail.com 2 Ngô Thị Thu Thùy 1982 GV 0945640673 ngothuthuy2002@gmail.com TP TN B. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT HỌC KỲ I SINH HỌC 7 I. MỤC ĐÍCH: - HS xác định được những kiến thức cơ bản của các chủ đề trong học kỳ I. - HS sử dụng kiến thức đã học giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên, vận dụng kiến thức vào thực tế. - Rèn kỹ năng trình bày bài. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Trắc nghiệm: 80% (tương ứng với 20 câu) - Tự luận: 20% III. MA TRẬN: Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I. Chủ đề 1: Mở 1. Nhắc lại đặc đầu điểm chung của động vật. 4 % của tổng 100 % của HÀNG điểm = 0,4 điểm = 0,4 điểm II. Chủ đề 2: 2. Nhận ra con 13. Hiểu đặc điểm 19. Giải thích Ngành Động vật đường xâm nhập khác nhau giữa hiện tượng cuối nguyên sinh vào cơ thể người trùng kiết lỵ và xuân, đầu hè, của trùng sốt rét. trùng biến hình. nước một số ao 3. Nhắc lại đặc hồ thường có màu điểm chung của xanh. ĐVNS. 16 % của tổng 50 % của HÀNG 25 % của HÀNG 25 % của HÀNG điểm = 1,6 điểm = 0,8 điểm = 0,4 điểm = 0,4 điểm III. Chủ đề 3: 4. Nhận biết loài 14. Mô tả đặc Ngành Ruột động vật ruột điểm cấu tạo của khoang khoang gây hại sứa thích nghi với cho người. lối sống di chuyển 5. Nhận biết số tự do. lớp thành cơ thể của thuỷ tức. 12 % của tổng 66,7 % của 33 ,3% của 1
- điểm = 1,2 điểm HÀNG = 0,8 HÀNG = 0,4 điểm điểm IV. Chủ đề 4: 6. Mô tả quá trình 15. Hiểu vai trò 20. Giải thích tại Các ngành Giun phát triển của Sán của Giun đất với sao máu giun đất lá gan. đất trồng. có màu đỏ. (10) 7. Xác định vai trò của lớp cuticun bao bọc ngoài cơ thể Giun đũa. 16 % của tổng 50 % của HÀNG 25 % của HÀNG 25 % của HÀNG điểm = 1,6 điểm = 0,8 điểm = 0,4 điểm = 0,4 điểm V. Chủ đề 5: 8. Nhận ra vai trò 16. Hiểu tại sao Ngành Thân của trai sông với người ta xếp mực mềm môi trường nước. bơi nhanh cùng 9. Nhận ra cách tự ngành với ốc sên vệ của trai sông. bò chậm. 12 % của tổng 66,7 % của 33 ,3% của điểm = 1,2 điểm HÀNG = 0,8 HÀNG = 0,4 điểm điểm VI. Chủ đề 6: 10. Nhắc lại các 17. Mô tả đặc 21. Giải thích tác 22. Đề xuất các Ngành Chân phần cơ thể của điểm ngành chân hại của châu chấu biện pháp diệt khớp Giáp xác khớp với nông nghiệp. trừ sâu bọ có hại nhưng an toàn với môi trường. 28 % của tổng 14,3 % của 14,3 % của 35,7 % của 35,7 % của điểm = 2,8 điểm HÀNG = 0,4 HÀNG = 0,4 HÀNG = 1 điểm HÀNG = 1 điểm điểm điểm VII. Chủ đề 7: 11. Nhận biết 18. Giải thích vì Ngành Động vật nhiệm vụ của các sao số lượng trứng có xương sống - loại vây cá. trong mỗi lứa đẻ Các lớp Cá 12. Nhận biết số của cá chép lên ngăn tim của cá. đến hàng vạn trứng (16) 12 % của tổng 66,7 % của 33 ,3% của điểm = 1,2 điểm HÀNG = 0,8 HÀNG = 0,4 điểm điểm TỔNG ĐIỂM = 4,8 điểm= 48 % 2,4 điểm= 24 % 1,8 điểm= 18 % 1,0 điểm= 10 % 10 điểm TỔNG ĐIỂM TỔNG ĐIỂM TỔNG ĐIỂM TỔNG ĐIỂM IV. ĐỀ KIỂM TRA: Phần I. Trắc nghiệm (8 điểm): NHẬN BIẾT: Câu 1. Trong các đặc điểm sau, đặc điểm chung của động vật là gì? A. Tự tổng hợp chất hữu cơ. B. Không thể tồn tại nếu thiếu ánh sáng mặt trời. C. Có hệ thần kinh và giác quan. D. Không có khả năng di chuyển. Câu 2. Trùng sốt rét truyền vào máu người qua động vật nào? A. Ruồi vàng B. Bọ chó C. Bọ chét D. Muỗi Anôphen Câu 3. Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh là: 2
- A. Gây bệnh cho người và động vật khác. B. Di chuyển bằng tua. C. Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhiệm mọi chức năng sống. D. Sinh sản hữu tính Câu 4. Loài nào của ngành ruột khoang gây ngứa và độc cho người ? A.Thủy tức B.Sứa C.San hô D.Hải quỳ Câu 5. Thành cơ thể của thuỷ tức có máy lớp? A. 1 lớp tế bào. B. 2 lớp tế bào. C. 3 lớp tế bào. D.4 lớp tế bào. Câu 6: Động vật có quá trình phát triển ấu trùng phải ký sinh trong ốc là: A. Sán lá gan B. Giun đũa C. Giun kim . D. Sán dây Câu 7. Lớp cuticun bọc ngoài cơ thể giun đũa có tác dụng gì? A. Như bộ áo giáp tránh sự tấn công của kẻ thù. B. Như bộ áo giáp giúp không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong ruột non. C. Giúp cơ thể luôn căng tròn. D. Giúp cơ thể dễ di chuyển. Câu 8. Loài động vật nào sau đây có ý nghĩa lớn với môi trường nước? A. Bạch tuộc B. Mực C. Ốc sên D. Trai sông Câu 9. Trai sông tự vệ bằng cách nào? A. Co chân, khép vỏ B. Dùng tua miệng xua đuổi kẻ thù C. Dùng tấm miệng ngăn cản D. Di chuyển nhanh Câu 10. Cơ thể của Gíap xác được chia thành mấy phần? A. 2 phần: phần đầu và phần bụng B. 2 phần: phần đầu - ngực và phần bụng C. 3 phần: phần đầu, phần ngực và phần bụng Câu 11. Vây nào của cá làm nhiệm vụ giữ thằng bằng, rẽ phải, rẽ trái, bơi hướng lên trên, bơi hướng xuống dưới? A. Vây lưng, vây bụng. B. Vây ngực, vây đuôi. C. Vây ngực, vây bụng. D. Vây lưng, vây đuôi. Câu 12. Tim cá có mấy ngăn? A. 2 ngăn B. 3 ngăn C. 4 ngăn THÔNG HIỂU: Câu 13. Đặc điểm trùng kiết lỵ khác trùng biến hình là: A. Có chân giả B. Di chuyển tích cực C. Chỉ ăn hồng cầu D. Sống tự do ngoài thiên nhiên Câu 14. Đặc điểm cấu tạo nào chứng tỏ sứa thích nghi với lối sống di chuyển tự do. A. Cơ thể hình trụ. B. Có đối xứng tỏa tròn. C. Cơ thể hình dù, lỗ miệng ở dưới, có đối xứng tỏa tròn. D. Có 2 lớp tế bào và có đối xứng tỏa tròn. Câu 15: Với vùng đất nông nghiệp giun đất có vai trò gì? A. Làm thức ăn cho động vật khác B. Làm thức ăn cho cá C. Làm thức ăn cho người 3
- D. Làm đất trồng tơi xốp và màu mỡ Câu 16: Người ta xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm vì chúng đều là: A. Thân mềm phân đốt B. Thân mềm có tầng keo C. Thân mềm có vỏ đá vôi D. Thân mềm mất đối xứng Câu 17: Đặc điểm cơ bản nhất để nhận biết động vật thuộc ngành chân khớp là. A. Có hạch não phát triển B. Hệ tuần hoàn hở C. Có 3 đôi chân D. Các phần phụ phân đốt và lớp vỏ ki tin. Câu 18: Vì sao số lượng trứng trong mỗi lứa đẻ của cá chép lên đến hàng vạn trứng? A. Do cá chép thụ tinh ngoài, tỉ lệ tinh trùng gặp trứng thấp B. Do cá chép là động vật biến nhiệt C. Do cá chép phân tính D. Do cá chép ưa sông ở vực nước lặng VẬN DỤNG: Câu19. Cuối xuân, đầu hè, nước một số ao hồ thường có màu xanh là do loài động vật nào gây ra? A. Trùng roi B. Trùng giày C. Trùng biến hình D. Trùng sốt rét Câu 20. Cuốc phải giun đất thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra. Đó là chất gì và tại sao có màu đỏ? A. Là chất dinh dưỡng trong cơ thể giun đất B. Là đất trong ống tiêu hóa của giun C. Là máu mang sắc tố chứa sắt. C. Máu chứa nhiều chất dinh dưỡng VẬN DỤNG CAO: Phần II: Tự luận (2 điểm) Trong lịch sử nước ta, nhiều lần châu chấu phát triển thành dịch lớn, phá hoại hết lúa và hoa màu, gây ra mất mùa và đói kém. Ở Trung Cận Đông, người ta đã chứng kiến những đàn châu chấu khổng lồ, bay thành đám mây, che kín cả một vùng trời. Di chuyển đến đâu, chúng ăn bằng hết cây cối, hoa màu, đến một lá cây, đến một ngọn cỏ cũng không còn. “Trích sách giáo khoa sinh 7 trang 88” a, Em hãy giải thích tại sao châu chấu lại gây hại lớn cho nông nghiệp như vậy? b, Theo em để chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường có thể sử dụng những biện pháp nào? V. HƯỚNG DẪN CHẤM & BIỂU ĐIỂM: Phần I. Trắc nghiệm (8 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C D C B B A B D A B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C A C C D C D A A C II. Tự luận (2 điểm) a, Châu chấu gây hại lớn cho nông nghiệp vì chúng có cơ quan miệng khỏe, sắc. Chúng rất phàm ăn và thuộc loại sâu bọ ăn thực vật nhất là ăn lá, chồi non và ngọn cây. (0,5 điểm) 4
- Chúng lại đẻ nhiều lứa, mỗi lứa nhiều trứng. Vì thế chúng gây hại cây cối rất ghê gớm. (0,5 điểm) b, Để chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường có thể dùng các biện pháp như: - Hạn chế dùng thuốc trừ sâu độc hại, chỉ dùng các thuốc trừ sâu an toàn (như: thuốc vi sinh vật ) (0,25 điểm) - Bảo vệ các sâu bọ có ích. (0,5 điểm) - Dùng biện pháp vật lý, biện pháp cơ giới để diệt các sâu bọ có hại (0,25 điểm) VI. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA. C. BỘ CÂU HỎI CHỦ ĐỀ "BIẾN DỊ" I. MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT: Câu 1: Biến dị làm thay đổi cấu trúc của gen gọi là gì? A. Đột biến nhiễm sắc thể B. Đột biến gen C. Đột biến số lượng ADN D. Thường biến Câu 2: Nguyên nhân của đột biến gen là: A. Hàm lượng chất dinh dưỡng tăng cao trên tế bào B. Tác động của môi trường bên ngoài và môi trường bên trong cơ thể C. Sự tăng cường trao đổi chất trong tế bào Câu 3: Hiện tượng tăng số lượng xảy ra ở toàn bộ các NST trong tế bào được gọi là: A. Đột biến đa bội thể B. Đột biến dị bội thể C. Đột biến cấu trúc NST D. Đột biến mất đoạn NST Câu 4: Dạng đột biến nào dưới đây được ứng dụng trong sản xuất rượu bia? A. Lặp đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan B. Đảo đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan C. Lặp đoạn trên NST X của ruồi giấm làm thay đổi hình dạng của mắt D. Lặp đoạn NST ở lúa mạch làm tăng hoạt tính enzimamilaza thuỷ phân tinh bột Câu 5: Đột biến nào sau đây gây bệnh ung thư máu ở người? A. Đảo đoạn trên NST giới tính X B. Lặp đoạn giữa trên NST số 23 C. Mất đoạn đầu trên NST số 21 D. Chuyển đoạn giữa NST số 21 và NST số 23 Câu 6: Bệnh Đao có ở người xảy ra là do trong tế bào sinh dưỡng: A. Có 3 NST ở cặp số 12 B. Có 1 NST ở cặp số 12 C. Có 3 NST ở cặp số 21 D. Có 3 NST ở cặp giới tính Câu 7: Loại biến dị nào không di truyền được cho thế hệ sau? A. Đột biến gen B. Đột biến NST C. Biến dị tổ hợp D. Thường biến Câu 8: Thường biến là: A. Sự biến đổi xảy ra trên NST B. Sự biến đổi xảy ra trên cấu trúc di truyền C. Sự biến đổi xảy ra trên gen của ADN D. Sự biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen Tự luận: Câu 9: Thế nào là thể dị bội, thể đa bội? Câu 10: Đột biến gen là gì? Có mấy dạng đột biến gen? Nêu hậu quả của đột biến gen. 5
- II. MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU: Câu 1: Kí hiệu bộ NST của người bị bệnh Đao là: A. 2n + 1 B. 2n – 1 C. 2n + 2 D. 2n – 2 Câu 2: Ở người, hiện tượng dị bội thể được tìm thấy loại NST nào? A. Chỉ có NST giới tính B. Chỉ có ở các NST thường C. Cả ở NST thường và NST giới tính D. Không tìm thấy thể dị bội ở người Câu 3: Số NST trong tế bào là thể 3 nhiễm ở người là bao nhiêu? A. 47 chiếc NST B. 47 cặp NST C. 45 chiếc NST D. 45 cặp NST Câu 4: Ở đậu Hà Lan có 2n = 14. Đột biến thể dị bội xảy ra ở 1 cặp NST. Số lượng NST ở cơ thể đột biến là: A. 13 B. 21 C. 28 D.35 Câu 5: Số NST trong tế bào nào là thể 1 nhiễm ở người là: A. 47 chiếc NST B. 47 cặp NST C. 45 chiếc NST D. 45 cặp NST Câu 6: Thể đa bội không tìm thấy ở: A. Đậu Hà Lan B. Cà độc dược C. Rau muống D. Người Câu 7: Đột biến gây ra bệnh ung thư máu thuộc loại nào: A. Lặp đoạn B. Mất đoạn C. Đảo đoạn D. Chuyển đoạn Câu 8: Dạng đột biến NST làm giảm vật chất di truyền là : A. Mất đoạn B. Đảo đoạn C. Lặp đoạn D. Lặp đoạn và chuyển đoạn Tự luận: Câu 9: Trình bày cơ chế phát sinh các thể dị bội 2n+1 , 2n-1. Câu 10:Hãy nêu các loại biến dị có thể xuất hiện ở người. Từ đó em có nhận xét gì về khả năng xuất hiện biến dị ở người và sinh vật? III. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG THẤP: Câu 1: Biểu hiện dưới đây là của thường biến A. Ung thư máu do mất đoạn trên NST số 21 B. Bệnh Đao do thừa 1 NST số 21 ở người C. Ruồi giấm có mắt dẹt do lặp đoạn trên NST giới tính X D. Sự biến đổi màu sắc trên cơ thể con thằn lằn theo màu môi trường Câu 2: Một gen có A = T = 600 Nu; G = X = 900Nu. Nếu đột biến xảy ra, gen đột biến có A = T = 601 Nu; G = X = 900 Nu. Đây là dạng đột biến nào? A. Mất một cặp A – T B. Thêm một cặp A – T C. Mất một cặp G - X D. Thêm một cặp G - X Câu 3: Số lượng NST trong tế bào của thể 3n ở đậu Hà Lan là: A. 14 B. 21 C. 28 D. 35 Câu 4: Ở đậu Hà Lan có 2n = 14. Thể dị bội tạo ra từ đậu Hà Lan có số NST trong tế bào sinh dưỡng bằng: A. 16 B. 21 C. 28 D.35 Câu 5: Cải củ có bộ NST bình thường 2n =18. Trong một tế bào sinh dưỡng của củ cải, người ta đếm được 27 NST. Đây là thể: A. 3 nhiễm B. Tam bội(3n) C. Tứ bội (4n) D. Dị bội (2n -1) Tự luận: Câu 6:Một người có 45 NST (44 NST thường + XO). Hãy cho biết: Người này là nam hay nữ? Mắc bệnh gì? Biểu hiện ra sao? 6
- IV. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO: Câu 1: Biết rằng đột biến chỉ ảnh hưởng tới 1 cặp nuclêôtit. Sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng xảy ra ở các tế bào sinh dục của cơ thể 2n sẽ cho loại giao tử nào? A. n, 2n B. n + 1, n – 1 C. 2n + 1, 2n -1 D. n, n + 1, n – 1. Câu 2: Gen B dài 5100 A0. Gen đột biến b tăng thêm 1 cặp A-T so với gen B ban đầu. Tổng số nuclêôtit gen b là: A. 3000 nu B. 3002 nu C. 3020 nu D. 3200 nu Câu 3: Một loài sinh vật có số nhóm liên kết gen bằng 10. Do đột biến NST, bộ NST có 21 chiếc. Đây là dạng đột biến nào? A. Đột biến gen B. Đột biến cấu trúc NST C. Đột biến thể dị bội D. Đột biến thể đa bội Tự luận: Câu 4: "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống" Vận dụng kiến thức về mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường, hãy giải thích vai trò của các nhân tố nước, phân, cần, giống trong việc nâng cao năng suất cây trồng. Để có năng suất cao cần chú ý tới nhân tố nào? Tại sao? 7
- ĐÁP ÁN CÂU HỎI CHỦ ĐỀ "BIẾN DỊ" I. MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT: Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B B A D C C D D Tự luận: Câu 9: + Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc 1 số cặp NST bị thay đổi về số lượng. Gồm các dạng: 2n – 1 , 2n + 1 , 2n – 2 , 2n + 2 + Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n). Câu 10: + Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotit. + Gồm các dạng: mất, thêm, thay thế một cặp nu. + Hậu quả: - Sự biến đổi trong dãy nucleotit của gen cấu trúc dẫn đến biến đổi trong dãy nucleotit trên mARN; qua đó làm biến đổi dãy axit amin của protein tương ứng; cuối cùng làm biến đổi một hoặc một số tính trạng nào đó trên 1 hoặc 1 số ít cá thể . - Đa số đột biến gen là có hại cho sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp protein. Một số đột biến gen lại có lợi cho sinh vật. II. MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU: Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A C A A C D B A Tự luận: Câu 9: Cơ chế phát sinh các thể dị bội 2n+1 , 2n-1. + Trong giảm phân, có 1 cặp NST tương đồng nào đó không phân li → tạo thành 1 giao tử mang 2 NST của cặp và một giao tử không mang NST nào của cặp. + Giao tử mang 2 NST của cặp thụ tinh với giao tử bình thường tạo thành hợp tử (2n+1) + Giao tử không mang NST nào của cặp thụ tinh với giao tử bình thường tạo thành hợp tử (2n – 1) NST. Câu 10: - Những biến dị có thể xuất hiện ở người: + Đột biến gen + Đột biến NST + Biến dị tổ hợp + Thường biến - Ở người cũng có thể xuất hiện những biến dị như các sinh vật khác. III. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG THẤP: Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 Đáp án D B B A B Tự luận: Câu 6: 8
- Giới tính: nữ (vì chỉ có 1 NST giới tính X) Mắc bệnh: tơcnơ (2n - 1) Biểu hiện: lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, vô sinh. IV. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO: Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 Đáp án B B C Tự luận: Câu 4: Các nhân tố: nước, phân, cần là nói đến các nhân tố của môi trường (điều kiện và kĩ thuật sản xuất); giống là nói đến kiểu gen; còn năng suất là nói đến kiểu hình. Nước, phân, cần Giống Năng suất Vì vậy, giống sẽ quy định giới hạn của năng suất; nước, phân, cần sẽ quy định năng suất cụ thể nằm trong giới hạn do giống quy định. Để có năng suất cao, ta cần chú ý nhất tới giống vì giống sẽ tạo ra giới hạn năng suất cao hay thấp; còn nước, phân, cần không thể đưa năng suất vượt qua giới hạn do giống quy định. 9