Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Lê Lợi

doc 6 trang nhatle22 4830
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_7_hoc_ki_i_nam_hoc_2017_2018_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Lê Lợi

  1. TRƯỜNG THCS LÊ LỢI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I HỌ VÀ TÊN: MÔN: SINH HỌC 7 LỚP: . Tiết : 37 Hãy điền vào phần đáp án chữ cái đứng đầu phương án mà em cho là đúng nhất: 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 31. 32. 33. 34. 35. 36. 37. 38. 39. 40. Câu 1. Các động vật nguyên sinh sống kí sinh là: A. Trùng giày, trùng kiết lị. B. Trùng biến hình, trùng sốt rét. C. Trùng sốt rét, trùng kiết lị. D. Trùng roi xanh, trùng giày. Câu 2. Động vật nguyên sinh có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng là: A. Trùng giày. B. Trùng biến hình. C. Trùng sốt rét. D. Trùng roi xanh. Câu 3. Hình thức dinh dưỡng của trùng biến hình là: A. Tự dưỡng B . Dị dưỡng C. Tự dưỡng và dị dưỡng D. Cộng sinh Câu 4. Một trùng biến hình phân đôi liên tiếp 5 lần, tổng số trùng biến hình được tạo ra sau 5 lần phân đôi là: A. 10 B. 16 C. 20 D.32 Câu 5. Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở: A. Có diệp lục. B. Có thành xenlulôzơ. C. Có roi. D. Có điểm mắt. Câu 6. Trùng kiết lị giống trùng biến hình ở điểm: A. Có chân giả. B. Sống tự do ngoài thiên nhiên. C. Di chuyển tích cực. D. Có hình thành bào xác. Câu 7. Đặc điểm cấu tạo chung của ruột khoang là: A. Cơ thể phân đốt, có thể xoang; ống tiêu hóa phân hóa; bắt đầu có hệ tuần hoàn B. Cơ thể hình trụ thường thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức. Cơ quan tiêu hóa dài từ miệng xuống hậu môn. C. Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và phân biệt đầu đuôi, lưng bụng, ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn. D. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể có 2 lớp tế bào. Câu 8. Thủy tức sống ở môi trường: A. Nước ngọt. B. Nước lợ. C. Nước mặn. D. Cả A, B và C. Câu 9. Khi môi trường có đầy đủ thức ăn, thủy tức thường sinh sản theo hình thức: A. Hữu tính. B. Tái sinh. C. Mọc chồi. D. Cả A, B và C. Câu 10. Đặc điểm không có ở San hô là: A. Cơ thể đối xứng toả tròn B. Sống di chuyển thường xuyên. C. Kiểu ruột hình túi. D. Sống tập đoàn.
  2. Câu 11. Mối quan hệ giữa hải quỳ và tôm ở nhờ là: A. Cộng sinh B. Hợp tác . C. Kí sinh D. Hoại sinh. Câu 12. Hải quỳ có miệng ở phía: A. Dưới B. Trên C. Sau D. Không có miệng Câu 13. Môi trường sống của hải quỳ là: A. Trên cạn. B. Nước ngọt. C. Nước lợ. D. Nước mặn. Câu 14. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở Sán lông mà không có ở Sán lá gan và sán dây? A. Giác bám phát triển. B. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên. C. Mắt và lông bơi phát triển. D. Ruột phân nhánh chưa có hậu môn. Câu 15. Đặc điểm không có ở Sán lá gan là: A. Giác bám phát triển. B. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên. C. Mắt và lông bơi tiêu giảm. D. Ruột phân nhánh, có hậu môn. Câu 16. Người bị nhiễm sán dây là do ăn phải: A. Trứng sán có trong ốc B. Nang sán có trong thịt của lợn, bò C. Ốc có ấu trùng của sán D. Các loại thức ăn rau, ốc, thịt có trứng sán Câu 17. Loài sán nào sống kí sinh trong ruột người? A. Sán lá gan B. Sán lá máu C. Sán bã trầu D. Sán dây Câu 18. Nơi kí sinh của giun đũa là: A.Ruột non. B. Ruột thẳng. C. Ruột già. D. Dạ dày. Câu 19. Bộ phận nào của giun đũa phát triển giúp hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều? A. Hầu B. Cơ quan sinh dục C. Miệng D. Giác bám Câu 20. Giun đất hô hấp bằng: A. Da B. Mang C. Da và mang D. Phổi Câu 21. Máu giun đất có màu như thế nào? Vì sao? A. Không màu vì chưa có huyết sắc tố B. Có màu đỏ vì có huyết sắc tố C. Có màu vàng vì giun đất sống trong đất nên ít O2 D. Cả A, B, C theo từng điều kiện Câu 22. Vào mùa mưa, sau những trận mưa lớn, ta hay bắt gặp giun đất chui lên mặt đất để: A. Kiếm mồi. B. Hô hấp. C. Sinh sản. D. Tìm nơi ở mới. Câu 23. Hệ thần kinh của giun đất có dạng: A. Mạng lưới. B. Chuỗi hạch. C. Dạng ống. D. Phân tán. Câu 24. Các dạng thân mềm nào dưới đây sống ở nước ngọt? A. Trai, Sò. B. Sò, Mực. C. Trai, ốc sên. D. Trai, ốc vặn. Câu 25. Vỏ trai sông thường gồm mấy lớp? A. Một lớp. B. Hai lớp. C. Ba lớp. D. Bốn lớp. Câu 26. Mặt ngoài áo trai có tác dụng gì? A. Sinh ra khoang áo. C. Sinh ra lớp vỏ đá vôi. B. Sinh ra lớp sừng. D. Sinh ra lớp xà cừ.
  3. Câu 27. Bạch tuộc thường có: A. 7 tua, mai lưng tiêu giảm. C. 9 tua, mai lưng tiêu giảm. B. 8 tua, mai lưng tiêu giảm. D. Không có tua, mai lưng tiêu giảm. Câu 28. Mực bắt mồi bằng: A. Tua ngắn. C. Tua ngắn và tua dài. B. Tua dài. D. Giác bám. Câu 29. Những đặc điểm chỉ có ở mực là: A. Bò chậm chạp, có mai. C. Bơi nhanh, có mai. B. Bò nhanh, có 2 mảnh vỏ. D. Bơi chậm, có 1 mảnh vỏ. Câu 30. Các phần phụ có chức năng giữ và xử lí mồi của tôm sông là: A. Các chân hàm. B. Các chân ngực (càng, chân bò). C. Các chân bơi (chân bụng). D. Tấm lái. Câu 31. Người ta thường câu Tôm sông vào thời gian nào trong ngày? A. Sáng sớm. B. Buổi trưa C. Chập tối. D. Ban chiều. Câu 32. Tôm được xếp vào ngành chân khớp vì: A. Cơ thể chia làm 2 phần: đầu ngực và bụng. B. Có phần phụ phân đốt, khớp động với nhau. C. Thở bằng mang. D. Cả A, B, C Câu 33. Chấu chấu có những hình thức di chuyển nào? A. Bay B. Bò C. Nhảy D. Cả A, B, C Câu 34. Những đại diện của lớp giáp xác là: A. Trai sông, chân kiếm, sun, cua đồng. B. Mọt ẩm, rận nước, sun, chân kiếm, cua nhện. C. Cua đồng, ve bò, sun, chân kiếm. D. Bọ cạp, sun, cua đồng, cua nhện. Câu 35. Đặc điểm của lớp giáp xác là A. Đầu có đôi râu, chân có nhiều đốt khớp với nhau B. Đẻ trứng, ấu trùng lột các nhiều lần C. Cơ thể được bao bọc bởi lớp vỏ kitin ngấm Canxi D. Sống ở nước và thở bằng mang Câu 36. Bộ phận nào của nhện có chức năng hô hấp? A. Núm tuyến tơ B. Lỗ sinh dục C. Khe thở D. Miệng Câu 37. Số đôi phần phụ của nhện là: A. 4 đôi B. 5 đôi. C. 6 đôi. D. 7 đôi. Câu 38. Hệ thần kinh của châu chấu dưới dạng nào? A. Chuỗi hạch B. Lưới C. Tế bào rải rác D. Không có hệ thần kinh
  4. Câu 39. Đáp án đúng cho bài nối dưới đây là Đại diện Đặc điểm 1. Trùng roi a. Di chuyển bằng chân giả rất ngắn, kí sinh ở thành ruột. 2. Trùng biến b. Di chuyển bằng lông bơi, sinh sản theo kiêu phân đôi và tiếp hình hợp. 3. Trùng kiết lị c. Di chuyển bằng chân giả, sinh sản theo kiểu phân đôi. 4. Trùng sốt rét. d. Không có bộ phận di chuyển, sinh sản theo kiểu phân đôi. e. Di chuyển bằng roi, sinh sản theo kiểu phân đôi. g. Di chuyển bằng chân giả, sống phổ biến ở biển. A. 1.g; 2.c; 3.d; 4.g. B. 1.g; 2.c; 3.d; 4.g. C. 1.e; 2.c; 3.a; 4.d. D. 1.e; 2.g; 3.a; 4.d Câu 40. Đáp án đúng cho bài nối dưới đây là Đại diện Đặc điểm a. Gồm một tế bào có chất nguyên sinh, nhân lớn, nhân bé, không 1. Thủy tức bào co bóp 2. Nhện b. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, thành cơ thể có 2 lớp, ruột dạng túi 3. Trùng c. Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và ruột phân nhánh. giày d. Cơ thể có 2 phần: Đầu-ngực và bụng, hoạt động chủ yếu về ban 4. Trai đêm e. Cơ thể bên ngoài là áo có ống hút, ông thoát, trong là thân, chân rìu. A. 1.a; 2.b; 3.c; 4.e. B. 1.b; 2.d; 3e.; 4.a. C. 1.e; 2.c; 3.a; 4.d. D. 1.b; 2.d; 3.a; 4.e Hết Nội dung Mức độ nhận thức Cộng
  5. kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Hiểu được sự khác Từ đặc điểm sinh Nêu được đặc nhau cơ bản của sản phân đôi, vận Chủ đề 1. điểm chung nhất một số loài đại dụng kiến thức toán Ngành của các động vật diện cho ngành học tìm số ĐVNS tạo động vật nguyên sinh động vật nguyên ra sau k lần phân nguyên sinh đôi sinh Số câu: 7 4 câu (1,0đ) 2 câu (0,5đ) 1 câu (0,25đ) Số điểm: 1, 75đ Tỉ lệ : 17,5%: Trình bày khái Hiểu được tính đa Vai trò của niệm về ngành dạng và phong phú ruột khoang với đời ruột khoang. Nêu của ruột khoang, sống con người và Chủ đề 2. được đặc điểm hoạt động sống và với hệ sinh thái biển Ngành chung của Ruột môi trường sống. ruột khoang khoang Số câu: : 7 4 câu (1,0đ) 2 câu (0,5 đ) 1 câu (0,5 đ) Số điểm:1,75 Tỉ lệ : 17, 5% Chủ đề 3. Phân biệt hình Biết cách phòng Các Nêu được đặc thái, cấu tạo và tránh các bệnh giun ngành điểm chung của đặc điểm sinh lí san kí sinh ở người giun các ngành giun đặc trưng của mỗi ngành giun Số câu: 10 7 câu (1,75đ) 2 câu (0,5 đ) 1 câu (0,25đ) Số điểm: 2,5 Tỉ lệ: 25 % Chủ đề 4. Nêu được đặc Hiểu được đặc Ngành điểm chung của điểm của một số
  6. thân ngành thân mềm đại diện ngành mềm thân mềm Số câu: 6 5 câu (1,25đ) 1 câu (0,25đ) Số điểm: 1,5 Tỉ lệ : 15% Chủ đề 5. Nêu được đặc Hiểu được đăc Giải thích được hệ Ngành điểm cấu tạo điểm sinh trưởng tuần hoàn ở sâu bọ chân ngoài của tôm của tôm, châu đơn giản khớp sông, nhện, châu chấu chấu 7 câu (1,75đ) 2 câu (0,5 đ) 1 câu (0,25đ) Số câu: 10 Số điểm: 2 Tỉ lệ : 30% Tổng số Số câu: 27 Số câu: 9 Số câu: 4 Số câu: 40 điểm các Số điểm: 6,75 Số điểm: 2,25 Số điểm: 1,0 Số điểm: 10 mức độ nhận thức 67,5% 22,5% 10% 100% Đáp án 1.C 2.D 3.B 4.D 5.A 6.A 7.D 8.A 9.C 10.B 11.A 12.B 13.D 14.C 15.D 16.B 17.D 18.A 19.A 20.A 21.B 22.B 23.B 24.D 25.C 26.C 27.B 28.B 29.C 30.A 31.C 32.B 33.D 34.B 35.C 36.C 37.C 38.A 39.C 40.D