Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Học kì I - Đề số 1 - Năm học 2018-2019- Trường THCS Thượng Thanh

doc 3 trang nhatle22 1700
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Học kì I - Đề số 1 - Năm học 2018-2019- Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_7_hoc_ki_i_de_so_1_nam_hoc_2018.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Học kì I - Đề số 1 - Năm học 2018-2019- Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCSTHƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2018-2019 Môn: SINH HỌC 7 Đề số 1 Thời gian: 45 phút Ngày thi: /12/2018 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm) Ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất vào giấy kiểm tra. Câu 1: Nhóm nào dưới đây gồm những sinh vật sống kí sinh ? A. Trùng sốt rét, trùng roi xanh. B. Trùng kiết lị, trùng biến hình. C. Trùng sốt rét, trùng giày. D. Trùng kiết lị, trùng sốt rét. Câu 2: Sinh vật trong hình dưới đây có tên gọi là gì? A. Sứa. B. Thuỷ tức. C. San hô. D. Hải quỳ. Câu 3: Phát biểu nào sau đây về động vật nguyên sinh là đúng ? A. Chỉ sống kí sinh trong cơ thể người. B. Cơ thể có cấu tạo đơn bào. C. Hình dạng luôn biến đổi. D. Không có khả năng sinh sản. Câu 4: Phát biểu nào sau đây về ngành Thân mềm là sai ? A. Không có khoang áo. B. Không có xương sống. C. Thân mềm. D. Hệ tiêu hóa phân hóa. Câu 5: Thuỷ tức sống ở A. nước mặn. B. nước lợ. C. nước ngọt. D. đất ẩm. Câu 6: Động vật nào dưới đây có lối sống vùi lấp trong bùn ? A. Bạch tuộc. B. Mực. C. Trai. D. Ốc sên. Câu 7: Sứa di chuyển bằng cách nào ? A. Xoáy tua dù vào nước. B. Co bóp dù. C. Lộn đầu. D. Xoáy tua miệng vào nước. Câu 8: Sinh vật nào dưới đây thích nghi với lối sống bơi lội tự do ? A. Sứa. B. San hô. C. Thuỷ tức. D. Hải quỳ. Câu 9: Hồng cầu người là thức ăn của A. trùng kiết lị và trùng roi. B. trùng kiết lị và trùng sốt rét. C. trùng roi và trùng biến hình. D. trùng giày và trùng biến hình. Câu 10: Động vật nào dưới đây ở giai đoạn trưởng thành giúp thụ phấn cho hoa, nhưng trong giai đoạn sâu non lại gây hại cây trồng ? A. Bướm. B. Bọ cạp. C. Nhện đỏ. D. Ong mật. Câu 11: Trong cơ thể muỗi Anôphen, trùng sốt rét thường kí sinh ở đâu ? A. Hậu môn B. Dạ dày. C. Ruột và tuyến nước bọt. D. Hầu.
  2. Câu 12: Đặc điểm nào sau đây có ở châu chấu mà không có ở tôm ? A. Có hệ thống ống khí. B. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. C. Vỏ cơ thể bằng kitin. D. Cơ thể phân đốt. Câu 13: Đâu là điểm khác nhau giữa hải quỳ và san hô? A. Hải quỳ có khả năng di chuyển còn san hô thì không. B. Hải quỳ có cơ thể đối xứng toả tròn còn san hô thì đối xứng hai bên. C. Hải quỳ có đời sống đơn độc còn san hô sống thành tập đoàn. D. San hô có màu sắc rực rỡ còn hải quỳ có cơ thể trong suốt. Câu 14: Loài san hô nào sau đây được con người khai thác làm vôi phục vụ xây dựng ? A. San hô đỏ. B. San hô đen. C. San hô đá. D. San hô sừng hươu. Câu 15: Dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt ngành Chân khớp với các ngành động vật khác là A. các phần phụ phân đốt và khớp động với nhau. B. cơ thể phân đốt. C. phát triển qua lột xác. D. lớp vỏ ngoài bằng kitin. Câu 16: Sinh sản kiểu mọc chồi ở san hô và thủy tức khác nhau như thế nào ? A Thủy tức mọc chồi ở phần thân, san hô mọc chồi ở tua miệng. B. Chồi của thủy tức không tách khỏi cơ thể mẹ, chồi của san hô tách khỏi cơ thể mẹ. C. Thủy tức mọc nhiều chồi, san hô mọc ít chồi. D. Chồi của thủy tức tách khỏi cơ thể mẹ, chồi của san hô không tách khỏi cơ thể mẹ. Câu 17: Trong ngành Chân khớp, lớp nào có giá trị lớn về mặt thực phẩm cho con người ? A. Lớp Hình nhện. B. Lớp Giáp xác. C. Lớp Đuôi kiếm. D. Lớp Sâu bọ. Câu 18: Đảo ngầm san hô gây hại gì cho con người ? A. Tiết chất độc làm hại cá và hải sản nuôi. B. Gây ngứa và độc cho con người. C. Tranh giành thức ăn với các loài hải sản nuôi. D. Cản trở giao thông đường thuỷ. Câu 19: Mai mực được cấu tạo chủ yếu từ thành phần nào ? A. Đá vôi B. Sừng C. Xà cừ D. Thạch anh Câu 20: Động vật nào dưới đây không có bất kì vết tích nào của vỏ hoặc xương ? A. Bạch tuộc B. Mực ống C. Bào ngư D. Trai - B. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm ) Câu 1 (2 điểm): Hãy nêu đặc điểm chung và vai trò của sâu bọ. Câu 2 (2 điểm): Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào? Câu 3 (1 điểm): Vì sao có trường hợp ăn trai, sò bị ngộ độc? HẾT
  3. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM Năm học 2018-2019 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Đề số 1 Môn: SINH HỌC 7 Thời gian: 45 phút A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm) Mỗi lựa chọn đúng được 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D D B A C C B A B A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C A C C A D B D A A B. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm) Câu Nội dung Điểm Đặc điểm chung và vai trò của sâu bọ: Câu 1 - Đặc điểm chung: (2 điểm) 0,5 + Cơ thể có 3 phần riêng biệt: đầu, ngực, bụng. + Đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh. 0,5 + Hô hấp bằng ống khí. 0,5 - Vai trò: + Có ích: làm thuốc, làm thực phẩm, làm thức ăn cho động vật khác, thụ 0,25 phấn cho cây trồng + Một số sâu bọ làm hại đáng kể cho cây trồng, truyền bệnh cho con 0,25 người Câu 2 Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất: (2 điểm) - Cơ thể hình giun, các đốt phần đầu có thành cơ phát triển. 1 - Chi bên tiêu giảm nhưng vẫn giữ các vòng tơ để làm chỗ dựa khi chui 1 rúc trong đất. Câu 3 Những trường hợp ăn trai, sò bị ngộ độc là do: ( 1 điểm) Trai dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy thức ăn nên ở những nơi 1 nước ô nhiễm, người ăn trai, sò hay bị ngộ độc vì khi lọc nước, nhiều chất độc còn tồn đọng ở cơ thể trai, sò. Ban giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Nguyễn Thị Quý