Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2018-2019- Trường THCS Thượng Thanh

doc 2 trang nhatle22 5330
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2018-2019- Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_7_hoc_ki_i_nam_hoc_2018_2019_tru.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2018-2019- Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ THI HỌC KÌ I Năm học: 2018 - 2019 Môn: Ngữ văn lớp 7 Đề số 2 Thời gian: 90 phút Ngày thi 12/12/2018 Phần I (8 điểm) Câu 1. Chép lại chính xác bản dịch thơ bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh. Câu 2. Bài thơ trên được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong hai câu đầu tiên của bài “Rằm tháng giêng”. Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 12-15 câu) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài thơ “Rằm tháng giêng” (SGK Ngữ Văn 7, tập 1, NXB Giáo dục, năm 2017) của Hồ Chí Minh, trong đó có sử dụng một từ láy (gạch chân chỉ rõ). Câu 5. Bài thơ “Rằm tháng giêng” đã thể hiện tình yêu trăng tha thiết của Bác. Em hãy kể tên một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn 7 cũng có hình ảnh ánh trăng. Nêu rõ tên tác giả. Phần II (2điểm) Cho đoạn trích sau: “ Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay hay mân mê thứ quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.” (Trích Ngữ văn 7, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) Câu 1. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Cho biết tên tác giả của văn bản đó. Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 3. Cốm không những là một món ăn cổ truyền mà nó còn gắn với những nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam, vậy là học sinh thời nay, em cần làm gì để giữ gìn những nét đẹp văn hóa của dân tộc mình? HẾT
  2. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM Năm học: 2018 – 2019 ĐỀ THI HỌC KÌ I Đề số 2 Môn: Ngữ văn 7 Phần I (8,0 điểm) Câu NỘI DUNG Điểm Điểm Câu 1 Học sinh chép chính xác bài thơ “Răm tháng giêng” 1 1,0 điểm Câu 2 Hoàn cảnh sáng tác: năm 1948, trong thời kì kháng chiến chống thực 1 1,0 điểm dân Pháp, tại chiến khu Việt Bắc Câu 3 - Biện pháp tu từ: điệp từ “xuân” 0,5 1,0 điểm - Tác dụng: 0,5 + Nhấn mạnh vẻ đẹp, sức sống mùa xuân đang tràn ngập cả dất trời. + Làm nổi bật một không gian mênh mông, cao rộng, bát ngát tràn ngập ánh trăng. Câu 4 a. Hình thức: 1 4,0 điểm - Đúng hình thức đoạn văn, liên kết chặt chẽ, trình bày sạch sẽ. - Không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt, có sử dụng từ láy. b. Nội dung: Học sinh bộc lộ tình cảm, cảm xúc về tác phẩm theo các 3 cách khác nhau song cần đảm bảo: - Mở đoạn: Giới thiệu về tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm ”Rằm tháng giêng” - Thân đoạn: + Cảm nhận về nội dung: Cảnh đẹp đêm trăng mùa xuân nơi núi rừng Việt Bắc và phong thái ung dung lạc quan đầy niềm tin vào tương lai tươi sáng của Bác Hồ. + Cảm nhận về nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại, biện pháp tu từ điệp ngữ, giọng thơ nhẹ nhàng, gần gũi. - Kết đoạn: Ấn tượng chung của bản thân về tác phẩm. Câu 5 Tác phẩm cùng hình ảnh thơ: Cảnh Khuya, tác giả Hồ Chí Minh (Học 1 1,0 điểm sinh có thể liên hệ các tác phẩm khác, nếu đúng vẫn được tính điểm) Phần II (2,0 điểm) Câu 1 - Đoạn văn được trích từ văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” 0,25 0,5 điêm - Tác giả: Thạch Lam 0,25 Câu 2 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0,5 0,5 điểm Câu 3 HS nêu ít nhất được 2 biểu hiện: Bảo vệ các di sản văn hóa, giữ gìn sự 1 1,0 điểm trong sáng của tiếng Việt, tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc . Ban Giám hiệu TM tổ CM TM nhóm CM Đỗ Thị Thu Hoài Tô Phương Dung Nguyễn Phương Trang