Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì I - Đề số 1 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Thạch Bàn

doc 4 trang nhatle22 2280
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì I - Đề số 1 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Thạch Bàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_7_hoc_ki_i_de_so_1_nam_hoc_2016.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì I - Đề số 1 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Thạch Bàn

  1. TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2016 - 2017 Môn: NGỮ VĂN 7 ĐỀ 1 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 14/12/2016 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại vào bài kiểm tra chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng Câu 1. Chủ đề bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” là gì? A. Lên núi nhớ bạn B. Trông trăng nhớ quê C. Non nước hữu tình D. Trước cảnh sinh tình Câu 2. Bài thơ “Cảnh khuya” đã thể hiện tình cảm gì của Bác? A. Yêu mến các cháu thiếu nhi B. Yêu thiên nhiên tha thiết C. Lo cho đoàn dân công D. Yêu nước sâu sắc, lo cho vận mệnh của đất nước Câu 3. Dòng nào dưới đây thể hiện đủ và đúng vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu? A. Thành ngữ chỉ có thể làm vị ngữ trong câu B. Thành ngữ chỉ có thể làm phụ ngữ trong cụm danh từ, động từ, tính từ C. Thành ngữ luôn đảm nhận vai trò vị ngữ trong câu D. Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, động từ, tính từ Câu 4. Những câu hát than thân đã thể hiện cuộc đời, số phận của người nông dân ngày xưa như thế nào? A. Suốt cuộc đời nhẫn nhục chịu đựng muôn nỗi đắng cay, khổ cực B. Suốt đời lao động khổ cực mà cuộc sống vẫn nghèo khó C. Số phận cuộc đời nghèo khổ phải tha phương, phiêu bạt để kiếm sống D. Thân phận làm nô lệ suốt đời bị bóc lột tận xương tuỷ II. TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1 (2,5 điểm): Một nhà thơ đã viết: ( ) “Cháu chiến đấu hôm nay” ( ) a. Chép chính xác 5 câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ. Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ chứa khổ thơ vừa chép. b. Phân tích tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong khổ thơ trên? Câu 2 (5 điểm): Cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” (Hồ Chí Minh). Câu 3 (0,5 điểm): Một bạn học sinh đã viết: “Chúng em rất ái quốc Việt Nam”. Theo em, việc sử dụng từ Hán Việt trong câu văn trên có hợp lí không? Từ đó, em rút ra được lưu ý gì khi sử dụng từ Hán Việt? - Chúc các em làm bài tốt –
  2. TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN HƯỚNG DẪN CHẤM Năm học 2016 - 2017 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ĐỀ 1 Môn: NGỮ VĂN 7 Phần / câu Nội dung Biểu điểm Câu B 0,5 điểm 1 Câu B,D 0,5 điểm 2 Trắc Câu nghiệm D 0,5 điểm 3 Câu A,B 4 0,5 điểm a. Chép chính xác bài thơ 1 điểm (Mỗi lỗi sai về từ trừ 0,25 điểm. Hai lỗi sai chính tả trừ 0,25 điểm; không trừ quá điểm tối đa của câu) - Nêu đúng tên tác giả 0,25 điểm - Nêu được hoàn cảnh sáng tác bài thơ 0,25 điểm b. HS chỉ ra được: Câu - Điệp ngữ “vì” được nhắc lại 4 lần 0,25 điểm 1 - Tác dụng: + Nhấn mạnh, tạo tính nhạc cho khổ thơ, khẳng định 0,5 điểm và nêu lí do, mục đích ý nghĩa chiến đấu của người chiến sĩ. + Cụ thể: chiến đấu vì những gì cao cả, thiêng liêng 0,25 điểm (vì lòng yêu Tổ quốc), vì những điều bình dị, thân thương, quý giá (vì bà, vì tiếng gà, vì ổ trứng hồng) Tự luận * Yêu cầu Hình thức: - Đúng kiểu bài biểu cảm - Bố cục đủ 3 phần: MB - TB - KB - Hành văn mạch lạc, khúc chiết, diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. Nội dung: Câu - Khai thác những nét đặc sắc về nghệ thuật để làm 2 nổi bật: + Cảm nghĩ về bức tranh đêm trăng ở rừng Việt Bắc: . Âm thanh của tiếng suối . Bức tranh có nhiều tầng lớp, đường nét và hình khối (phân tích qua điệp từ “lồng” ) + Cảm nghĩ về tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình:
  3. . Điệp từ “chưa ngủ” ở cuối câu thơ thứ 3 và đầu câu thơ thứ tư cho thấy nỗi thao thức của chủ thể trữ tình: “chưa ngủ” vì cảnh đẹp đêm trăng -> tâm trạng cảm xúc của một thi sĩ; “chưa ngủ” vì “lo nỗi nước nhà” -> Niềm say mê thiên nhiên và nỗi lo việc nước nhà hoà quyện một cách tự nhiên -> Sự hoà quyện giữa phong thái thi sĩ và phong thái chiến sĩ - Tình cảm của em và dự cảm về sức sống của bài thơ . * Cho điểm: - Đáp ứng đủ yêu cầu trên, hành văn lưu loát, thể hiện 5 điểm tình cảm với đối tượng; có thể đôi chỗ diễn đạt còn vụng về hoặc sai sót nhỏ về chữ viết nhưng không ảnh hưởng đến nội dung - Bài cơ bản đạt yêu cầu trên, nhất là về nội dung; có 4 điểm một vài sai sót nhỏ nhưng không ảnh hưởng đáng kể; diễn đạt lưu loát, rõ ràng; hoặc đạt 2/3 yêu cầu về nội dung nhưng văn viết có cảm xúc, sai ít lỗi chính tả hoặc dùng từ - Bài đạt ½ yêu cầu trên, về nội dung có thể sơ sài 2.5 điểm nhưng phải đủ các ý chính; diễn đạt chưa tốt nhưng không mắc quá nhiều lỗi thông thường. - Bài cơ bản chưa đạt yêu cầu, nội dung quá sơ sài, 1.5 điểm diễn đạt quá kém, không thể hiện được nội dung hoặc chỉ thực hiện được 1/3 số ý, hoặc mắc quá nhiều lỗi diễn đạt về từ và câu - Không làm được gì hoặc lạc đề hoàn toàn 0 điểm HS nêu được: 0,5 điểm - Sử dụng từ Hán Vịêt trong câu văn không hợp lí 0,25 điểm Câu - Không nên lạm dụng từ Hán Việt: sẽ làm cho lời nói 0,25 điểm 3 thiếu tự nhiên, không phù hợp với hoàn cảnh. * Căn cứ vào bài làm của học sinh, giáo viên đánh giá, cho điểm cụ thể
  4. TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN MỤC TIÊU – MA TRẬN Năm học 2016 - 2017 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MẪU 7 ĐỀ 1 Môn: NGỮ VĂN 7 I. MỤC TIÊU: - Kiểm tra kiến thức cơ bản về môn Ngữ văn - Kiểm tra khả năng vận dụng những kiến thức đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung, cách thức kiểm tra đánh giá mới - Giáo dục học sinh niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước và con người II. MA TRẬN ĐỀ: Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Nội dung Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL 1 3 4 Văn 1,5 1,5 3đ 1 1 1 3 Tiếng Việt 0,5 1 0,5 2đ 1 1 Tập làm văn 5 5đ 2 4 1 1 8 Tổng 2đ 2,5đ 5đ 0,5đ 10đ BGH DUYỆT TỔ TRƯỞNG NHÓM TRƯỞNG GV RA ĐỀ Khúc T. Mỹ Hạnh Nguyễn Thị Tuyết Hoàng Thị Hòa Nguyễn T. Vân Anh