Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Thượng Thanh

docx 10 trang nhatle22 2791
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_6_hoc_ki_2_nam_hoc_2016_2017_tru.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH Năm học 2016 - 2017 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: Ngữ văn 6 Thời gian: 90 phút I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Học sinh được củng cố những nội dung kiến thức cơ bản đã học về Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn. 2. Tư tưởng: - Học sinh thấy được vai trò của các kiến thức đã học trong giao tiếp và trong cuộc sống. - Học sinh được rèn luyện ý thức trung thực trong kiểm tra. 3. Kĩ năng: - Học sinh được rèn kĩ năng xác định đúng yêu cầu đề bài, viết bài văn miêu tả sáng tạo hoàn chỉnh, nội dung, bố cục rõ ràng. - Học sinh được rèn kĩ năng đặt câu và phân tích cấu tạo câu trần thuật đơn. Phát hiện và sửa lỗi sai về ngữ pháp của câu. II. MA TRẬN ĐỀ Ban Giám hiệu TM Tổ chuyên môn TM Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Nguyễn Thị Kim Nhàn
  2. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 6 NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 90 phút Ngày thi: / 4 / 2018 ĐỀ 1 I. TRẮC NGHIỆM (2đ): Đọc đoạn văn sau và trả lời bằng cách ghi lại chữ cái trước đáp án đúng vào giấy kiểm tra: “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!” (Trích “Cây tre Việt Nam” – Ngữ văn 6, tập 2) Câu 1: Tác giả của văn bản “Cây tre Việt Nam”: A. Trần Đăng Khoa C. Tố Hữu B. Tô Hoài D. Thép Mới Câu 2: Văn bản trên thuộc thể loại: A. Bút kí chính luận C. Truyện ngắn B. Tùy bút D. Tiểu thuyết Câu 3: Đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ: A. So sánh C. Ẩn dụ B. Nhân hóa D. Hoán dụ Câu 4: Nội dung chính của đoạn văn trên: A. Sự gắn bó của cây tre với con người trong lao động, sản xuất B. Sự gắn bó của cây tre với tuổi thơ mỗi người C. Sự gắn bó của cây tre với người nông dân D. Sự gắn bó của cây tre với con người trong chiến đấu II. TỰ LUẬN (8đ): Câu 1 (1.5đ): a. Chép chính xác khổ thơ cuối bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ. b. Hãy đặt một câu trần thuật đơn nêu cảm nhận của em về hình ảnh Bác Hồ trong khổ thơ em vừa chép. Phân tích cấu tạo chủ ngữ, vị ngữ. Câu 2 (1.5đ): Chỉ ra lỗi sai trong những câu sau và chữa lại cho đúng: a. Dế Mèn – nhân vật chính trong truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”. b. Thông qua những biện pháp nghệ thuật đặc sắc, đã cho ta thấy cảnh bình minh trên đảo Cô Tô thật đẹp biết bao! Câu 3 (5đ): Từ văn bản “Lao xao” của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn nhà em vào một buổi sáng mùa hè. BGH Tổ, nhóm CM TM nhóm CM Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Nguyễn Thị Kim Nhàn
  3. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM NĂM HỌC 2017 - 2018 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: Ngữ văn 6 ĐỀ 1 I. TRẮC NGHIỆM (2đ): - Mỗi câu đúng: 0,5 điểm. - Câu có nhiều đáp án đúng: thiếu hoặc thừa đáp án không tính điểm. Câu 1 2 3 4 Đáp án D A A,B D II. TỰ LUẬN: Câu Nội dung trả lời Điểm a. Chép chính xác khổ cuối bài “Đêm nay Bác không ngủ” 0,5 1 b. - Đặt được câu trần thuật đơn nêu cảm nhận về hình ảnh Bác Hồ 0,5 - Phân tích đúng cấu tạo câu. 0,5 a. - Câu thiếu vị ngữ. 0,25 - Chữa: 0,5 + Cách 1: Bỏ dấu phẩy, chuyển đổi thành câu trần thuật đơn có từ “là” Ví dụ: Dế Mèn là nhân vật chính trong truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”. + Cách 2: Thêm vị ngữ cho câu Ví dụ: Dế Mèn – nhân vật chính trong truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” có 2 tính tình kiêu căng, xốc nổi. b. - Câu thiếu chủ ngữ. 0,25 - Chữa: Thêm CN: 0,5 Ví dụ: Thông qua những biện pháp nghệ thuật đặc sắc, tác giả đã cho ta thấy cảnh bình minh trên đảo Cô Tô thật đẹp biết bao! 1. Yêu cầu về hình thức 1 - Bài viết trình bày rõ ràng, sạch sẽ, viết đúng chính tả. - Vận dụng được lí thuyết của văn miêu tả sáng tạo vào bài viết của mình. - Bài viết đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. 2. Yêu cầu về nội dung. 4 a, Mở bài: Giới thiệu chung về khu vườn nhà em b, Thân bài : 3 - Tả bao quát khu vườn - Tả chi tiết : + Cảnh vật trong khu vườn (các loài cây, các loài hoa ) + Hoạt động của loài ong, bướm, chim - Tình cảm của em với khu vườn c, Kết bài: Cảm nghĩ chung về khu vườn (yêu mến, giữ gìn, )
  4. 3. Hướng dẫn chấm: - Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, bài viết sáng tạo. - Điểm 4: Đáp ứng đầy đủ nội dung, đôi chỗ còn mắc lỗi diễn đạt. - Điểm 3: Đáp ứng khá đầy đủ nội dung nhưng diễn đạt nhiều chỗ lủng củng. - Điểm 2: Nội dung sơ sài, thiếu ý, diễn đạt lủng củng. - Điểm 1: Nội dung quá sơ sài, chưa hoàn thành, diễn đạt kém. - Điểm 0: Không viết được gì hoặc lạc đề hoàn toàn. (Căn cứ vào thang điểm trên và bài làm thực tế của học sinh, giáo viên cho các mức điểm còn lại.) BGH Tổ, nhóm CM TM nhóm CM Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Nguyễn Thị Kim Nhàn
  5. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 6 NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 90 phút Ngày thi: / 4 / 2018 ĐỀ 2 I. TRẮC NGHIỆM (2đ): Đọc đoạn văn sau và trả lời bằng cách ghi lại chữ cái trước đáp án đúng vào giấy kiểm tra: “Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thủa biển Đông.” (Trích “Cô Tô” – Ngữ văn 6, tập 2) Câu 1: Tác giả của văn bản “Cô Tô”: C. Nguyễn Tuân C. Tố Hữu D. Tô Hoài D. Thép Mới Câu 2: Văn bản trên thuộc thể loại: C. Truyện dài C. Truyện ngắn D. Kí D. Tiểu thuyết Câu 3: Đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ: C. Hoán dụ C. Ẩn dụ D. Nhân hóa D. So sánh Câu 4: Nội dung chính của đoạn văn trên: E. Sự gắn bó của cây tre với con người trong chiến đấu F. Miêu tả vẻ đẹp hung vĩ, lộng lẫy, tráng lệ khi mặt trời lên. G. Miêu tả cảnh sinh hoạt của người dân trên đảo Cô Tô. H. Sự gắn bó của cây tre với người nông dân II. TỰ LUẬN (8đ): Câu 1 (1.5đ): a. Chép chính xác hai khổ thơ cuối bài thơ “Lượm” của Tố Hữu. b. Hãy đặt một câu trần thuật đơn nêu cảm nhận của em về hình ảnh Lượm trong khổ thơ em vừa chép. Phân tích cấu tạo chủ ngữ, vị ngữ. Câu 2 (1.5đ): Chỉ ra lỗi sai trong những câu sau và chữa lại cho đúng: a. Qua văn bản “Cây tre Việt Nam” của nhà văn Thép Mới. b. Kiều Phương – nhân vật chính trong câu truyện “Bức tranh của em gái tôi” Câu 3 (5đ): Em hãy tả một danh lam thắng cảnh mà em thích. Ban giám hiệu Tổ, nhóm CM TM nhóm CM Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Nguyễn Phương Trang
  6. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM NĂM HỌC 2017 - 2018 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: Ngữ văn 6 ĐỀ 2 I. TRẮC NGHIỆM (2đ): - Mỗi câu đúng: 0,5 điểm. - Câu có nhiều đáp án đúng: thiếu hoặc thừa đáp án không tính điểm. Câu 1 2 3 4 Đáp án A B B,D B II. TỰ LUẬN: Câu Nội dung trả lời Điểm c. Chép chính xác hai khổ cuối bài “Lượm” 0,5 1 d. - Đặt được câu trần thuật đơn nêu cảm nhận về hình ảnh Lượm 0,5 - Phân tích đúng cấu tạo câu. 0,5 a. - Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ. 0,25 - Chữa: Thêm nòng cốt câu 0,5 Ví dụ: Qua văn bản “Cây tre Việt Nam” của nhà văn Thép Mới, em thấy 2 cây tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam. b. - Câu thiếu chủ ngữ 0,25 - Chữa: bỏ dấu phẩy, chuyển thành câu trần thuật đơn có từ “là” 0,5 Ví dụ: Kiều Phương là nhân vật chính trong câu truyện “Bức tranh của em gái tôi” 1. Yêu cầu về hình thức 1 - Bài viết trình bày rõ ràng, sạch sẽ, viết đúng chính tả. - Vận dụng được lí thuyết của văn miêu tả sáng tạo vào bài viết của mình. - Bài viết đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. 2. Yêu cầu về nội dung. 4 a, Mở bài: Giới thiệu chung về thắng cảnh em định tả b, Thân bài : - Tả bao quát thắng cảnh em định tả 3 - Tả chi tiết : + Cảnh vật nơi em tới tham quan + Hoạt động của con người, loài vật nơi đây - Tình cảm của em với danh lam thắng cảnh đó c, Kết bài: Cảm nghĩ chung về thắng cảnh (yêu mến, giữ gìn, ) 3. Hướng dẫn chấm: - Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, bài viết sáng tạo. - Điểm 4: Đáp ứng đầy đủ nội dung, đôi chỗ còn mắc lỗi diễn đạt. - Điểm 3: Đáp ứng khá đầy đủ nội dung nhưng diễn đạt nhiều chỗ lủng
  7. củng. - Điểm 2: Nội dung sơ sài, thiếu ý, diễn đạt lủng củng. - Điểm 1: Nội dung quá sơ sài, chưa hoàn thành, diễn đạt kém. - Điểm 0: Không viết được gì hoặc lạc đề hoàn toàn. (Căn cứ vào thang điểm trên và bài làm thực tế của học sinh, giáo viên cho các mức điểm còn lại.) BGH Tổ, nhóm CM TM nhóm CM Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Nguyễn Phương Trang
  8. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 6 NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 90 phút Ngày thi: / 4 / 2018 ĐỀ 2 I. TRẮC NGHIỆM (2đ): Đọc đoạn văn sau và trả lời bằng cách ghi lại chữ cái trước đáp án đúng vào giấy kiểm tra: “Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thủa biển Đông.” (Trích “Cô Tô” – Ngữ văn 6, tập 2) Câu 1: Tác giả của văn bản “Cô Tô”: E. Nguyễn Tuân C. Tố Hữu F. Tô Hoài D. Thép Mới Câu 2: Văn bản trên thuộc thể loại: E. Truyện dài C. Truyện ngắn F. Kí D. Tiểu thuyết Câu 3: Đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ: E. Hoán dụ C. Ẩn dụ F. Nhân hóa D. So sánh Câu 4: Nội dung chính của đoạn văn trên: I. Sự gắn bó của cây tre với con người trong chiến đấu J. Miêu tả vẻ đẹp hung vĩ, lộng lẫy, tráng lệ khi mặt trời lên. K. Miêu tả cảnh sinh hoạt của người dân trên đảo Cô Tô. L. Sự gắn bó của cây tre với người nông dân II. TỰ LUẬN (8đ): Câu 1 (1.5đ): a. Chép chính xác hai khổ thơ cuối bài thơ “Lượm” của Tố Hữu. b. Hãy đặt một câu trần thuật đơn nêu cảm nhận của em về hình ảnh Lượm trong khổ thơ em vừa chép. Phân tích cấu tạo chủ ngữ, vị ngữ. Câu 2 (1.5đ): Chỉ ra lỗi sai trong những câu sau và chữa lại cho đúng: a. Qua văn bản “Cây tre Việt Nam” của nhà văn Thép Mới. b. Kiều Phương – nhân vật chính trong câu truyện “Bức tranh của em gái tôi” Câu 3 (5đ): Em hãy tả một danh lam thắng cảnh mà em thích. Ban giám hiệu Tổ, nhóm CM TM nhóm CM Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Nguyễn Phương Trang
  9. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM NĂM HỌC 2017 - 2018 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: Ngữ văn 6 ĐỀ 2 I. TRẮC NGHIỆM (2đ): - Mỗi câu đúng: 0,5 điểm. - Câu có nhiều đáp án đúng: thiếu hoặc thừa đáp án không tính điểm. Câu 1 2 3 4 Đáp án A B B,D B II. TỰ LUẬN: Câu Nội dung trả lời Điểm e. Chép chính xác hai khổ cuối bài “Lượm” 0,5 1 f. - Đặt được câu trần thuật đơn nêu cảm nhận về hình ảnh Lượm 0,5 - Phân tích đúng cấu tạo câu. 0,5 a. - Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ. 0,25 - Chữa: Thêm nòng cốt câu 0,5 Ví dụ: Qua văn bản “Cây tre Việt Nam” của nhà văn Thép Mới, em thấy 2 cây tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam. b. - Câu thiếu chủ ngữ 0,25 - Chữa: bỏ dấu phẩy, chuyển thành câu trần thuật đơn có từ “là” 0,5 Ví dụ: Kiều Phương là nhân vật chính trong câu truyện “Bức tranh của em gái tôi” 1. Yêu cầu về hình thức 1 - Bài viết trình bày rõ ràng, sạch sẽ, viết đúng chính tả. - Vận dụng được lí thuyết của văn miêu tả sáng tạo vào bài viết của mình. - Bài viết đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. 2. Yêu cầu về nội dung. 4 a, Mở bài: Giới thiệu chung về thắng cảnh em định tả b, Thân bài : - Tả bao quát thắng cảnh em định tả 3 - Tả chi tiết : + Cảnh vật nơi em tới tham quan + Hoạt động của con người, loài vật nơi đây - Tình cảm của em với danh lam thắng cảnh đó c, Kết bài: Cảm nghĩ chung về thắng cảnh (yêu mến, giữ gìn, ) 3. Hướng dẫn chấm: - Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, bài viết sáng tạo. - Điểm 4: Đáp ứng đầy đủ nội dung, đôi chỗ còn mắc lỗi diễn đạt. - Điểm 3: Đáp ứng khá đầy đủ nội dung nhưng diễn đạt nhiều chỗ lủng
  10. củng. - Điểm 2: Nội dung sơ sài, thiếu ý, diễn đạt lủng củng. - Điểm 1: Nội dung quá sơ sài, chưa hoàn thành, diễn đạt kém. - Điểm 0: Không viết được gì hoặc lạc đề hoàn toàn. (Căn cứ vào thang điểm trên và bài làm thực tế của học sinh, giáo viên cho các mức điểm còn lại.) BGH Tổ, nhóm CM TM nhóm CM Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Nguyễn Phương Trang