Đề kiểm tra môn Hóa học Khối 8 - Học kì 2 - Năm học 2020-2021

docx 2 trang nhatle22 3111
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Hóa học Khối 8 - Học kì 2 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_hoa_hoc_khoi_8_hoc_ki_2_nam_hoc_2020_2021.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Hóa học Khối 8 - Học kì 2 - Năm học 2020-2021

  1. THCS HƯƠNG GIÁNĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II –HÓA 8 (2020-2021) Phần I: Trắc nghiệm (5,0 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án đúng Câu 1: Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng? A. Oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, nhất là ở nhiệt độ cao. B. Oxi tan nhiều trong nước. C. Oxi không có mùi và không có màu. D. Oxi cần thiết cho sự sống. Câu 2: Oxit là hợp chất của oxi với: A. Một nguyên tố kim loại. B. Một nguyên tố phi kim khác. C. Một nguyên tố hóa học khác. D. Các nguyên tố hóa học khác. Câu 3: Dãy các oxit axit là A. CuO, CO2, SO2, N2O3. B. CO2, SO3, P2O5, CaO. C. P2O5, N2O5, CO2, SO2. D. CO, SO2, NO2, CuO. Câu 4: Hai chất dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm là A. CaCO3, KMnO4. B. Fe3O4, KMnO4. C. KMnO4, KClO3. D. KClO3, CaCO3. Câu 5: Một oxi của nitơ có phân tử khối bằng 108 ứng với công thức nào sau đây A. NO. B. NO2. C. N2O3. D. N2O5. Câu 6: Phản ứng hóa học nào sau đây là phản ứng hóa hợp A. C + O2 → CO2. B. Cu(OH)2 → CuO + H2O. C. NaOH + HCl → NaCl + H2O D. CaCO3 → CaO + CO2. Câu 7: Thành phần của không khí là A. 21% khí Nitơ, 78% khí Oxi, 1% các khí khác. B. 21% khí Oxi, 78% khí Nitơ, 1% các khí khác. C. 1% khí Oxi, 21% khí Nitơ, 78% các khí khác. D. 1% khí Nitơ, 21% các khí khác, 78% khí oxi. Câu 8: Cho một cây nến đang cháy vào bình thủy tinh rồi đậy kín. Hiện tượng gì sẽ xảy ra? A. Nến cháy nhỏ dần rồi tắt. B. Nến cháy to hơn. C. Nến tắt ngay. D. Nến cháy to hơn rồi tắt. Câu 9: Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi sắt và oxi, trong đó mFe : mO = 7:3 là A. FeO. B. Fe3O2. C. Fe3O4. D. Fe2O3. Câu 10: Đốt cháy 12,4 gam P trong bình chứa 20 gam khí oxi. Khối lượng P2O5 thu được sau phản ứng là A. 28,4 gam. B. 35,5 gam. C. 32,4 gam. D. 14,2 gam. Câu 11: Dãy chất nào sau đây phản ứng được với khí hiđro? A. CuO, H2O. B. CuO, O2. C. CuO, H2SO4. D. CuO, HCl. Câu 12: Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước là dựa vào tính chất vật lý nào? A. Khí oxi nhẹ hơn nước. B. Khí oxi tan nhiều trong nước. C. Khí oxi tan ít trong nước. D. Khí oxi khó hóa lỏng. Câu 13: Khí oxi phản ứng được với chất nào cho dưới đây? A. CaO. B. Na2O. C. SO3. D. CH4. Câu 14: Cho phản ứng: H2O + Na2O → 2NaOH. Phản ứng đã cho thuộc loại A. Phản ứng hóa hợp. B. Phản ứng tỏa nhiệt. C. Sự oxi hóa. D. Tất cả các ý trên đều đúng. Câu 15: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế khí oxi bằng cách nhiệt phân KClO 3 hoặc KMnO4 vì chúng có những đặc điểm quan trọng nhất là A. Dễ kiếm, rẻ tiền. B. Giàu oxi và dễ phân hủy. C. Phù hợp với thiết bị hiện đại. D. Không độc hại. Câu 16: Khi phân hủy có xúc tác 15,8 gam KMnO4, thể tích khí oxi thu được ở đktc là A. 33,6 lít. B. 3,36 lít. C. 11,2 lít. D. 1,12 lít. Câu 17: Khí H2 cháy trong khí O2 tạo nước theo phản ứng: 2H2 + O2 → 2H2O Muốn thu được 22,5 gam nước thì thể tích khí H2 (đktc) cần phải đốt là A. 11,2 lít. B. 2,8 lít. C. 28 lít. D. 4,8 lít. Câu 18: Ứng dụng của khí hiđro là A. Nhiên liệu cho động cơ tên lửa, ô tô, khinh khí cầu, bóng thám không B. Nguyên liệu tổng hợp amoniac NH3, axit, hợp chất hữu cơ
  2. C. Dùng làm chất khử để điều chế một số kim loại. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 19: Cặp chất dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm là A. Zn và dung dịch NaOH. B. Cu và dung dịch HCl. C. Cu và dung dịch H2SO4. D. Fe và dung dịch HCl. Câu 20: Phản ứng hóa học nào là phản ứng thế A. C + O2 → CO2. B. Cu(OH)2 → CuO + H2O. C. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2. D. K2O + H2O → 2KOH. Phần II: Tự luận (5 điểm) Câu 1 (2 điểm): Điền chất, rồi cân bằng PTHH và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào? A. Fe + ? → Fe3O4. B. ? + HCl → ZnCl2 + ? C. P + O2 → ? D. KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + ? Câu 2 (1,5 điểm): Có 3 lọ đựng riêng biệt các khí sau: oxi, hiđro, khí cacbonic. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra chất khí trong mỗi lọ? Câu 3 (1,5 điểm): Phân hủy hoàn toàn 12,25 gam kaliclorat KClO3 ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được một chất rắn và V lít khí oxi (đo ở đktc). a. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. b. Tính giá trị của V. c. Đốt cháy V lít khí thu được ở trên trong 2,24 lít khí H 2 (ở đktc). Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam nước. Tính giá trị của m. (Biết: K = 39; Cl = 35,5; O = 16; H = 1; Mn = 55; P = 31)