Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 6 - Học kì I - Đề số 5 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngô Gia Tự

doc 4 trang nhatle22 2710
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 6 - Học kì I - Đề số 5 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngô Gia Tự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_dia_ly_lop_6_hoc_ki_i_de_so_5_nam_hoc_2020_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 6 - Học kì I - Đề số 5 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngô Gia Tự

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I - MÔN ĐỊA LÝ 6 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ NĂM HỌC: 2020 - 2021 Mã đề kiểm tra: 005 Thời gian làm bài: 45 phút; Đề kiểm tra có 2 trang I. TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM) Hãy chọn và ghi chữ cái đứng trước phương án đúng nhất vào giấy kiểm tra (Mỗi phương án đúng được 0,25 điểm). Câu 1: Trái đất có hình A. vuông . B. thoi. C. cầu. D. phẳng. Câu 2: Những vòng tròn vuông góc với đường kinh tuyến, có độ lớn nhỏ dần từ xích đạo về hai cực là đường A. kinh tuyến gốc. B. Xích đạo. C. vĩ tuyến gốc. D. vĩ tuyến. Câu 3: Một địa điểm B nằm trên kinh tuyến gốc và có vĩ độ là 80oN. Tọa độ địa lí của điểm B: A. (80o N; 0oT). B. (0o T; 80oN). C. (80o N; 0o). D. (0o ; 80oN). Câu 4: Nếu mỗi kinh tuyến cách nhau 100 thì trên quả Địa Cầu sẽ có tất cả bao nhiêu kinh tuyến? A. 36 kinh tuyến. B. 181 kinh tuyến. C. 180 kinh tuyến. D. 360 kinh tuyến. Câu 5: Có mấy dạng tỉ lệ bản đồ? A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 6: Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần Mặt Trời? A. Thứ ba. B. Thứ nhất. C. Thứ tư. D. Thứ hai. Câu 7: Ngoài cách dùng các đường đồng mức, người ta còn biểu diễn địa hình bằng A. dạng hình học. B. dạng chữ. C. dạng đường biểu diễn. D. dạng thang màu. Câu 8: Bản đồ là A. hình vẽ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. B. hình vẽ thu nhỏ chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. C. hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. D. hình vẽ thu nhỏ về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. Câu 9: Độ dài Bán kính của Trái Đất là A. 6730km. B. 6307km. C. 6370 km. D. 6703km. Câu 10: Để thể hiện vùng sản xuất lúa, người ta thường sử dụng kí hiệu A. chữ. B. diện tích. C. đường. D. điểm. Câu 11: Kinh tuyến gốc đi qua khu vực của quốc gia nào? A. Anh. B. Hàn Quốc. C. Hoa Kì. D. Trung Quốc. Câu 12: Trên bản đồ, nếu các đường đồng mức càng sít nhau, càng dày thì địa hình nơi đó A. càng bằng phẳng. B. càng dốc. C. càng thấp. D. càng thoải. Câu 13: Tỷ lệ bản đồ có ý nghĩa gì? A. Cho biết đối tượng trên bản đồ được thu nhỏ bao nhiêu lần. B. Cho biết đối tượng trên bản đồ được thu nhỏ bao nhiêu lần so với thực tế. C. Cho biết đối tượng trên bản đồ được phóng to bao nhiêu lần so với thực tế. D. Cho biết đối tượng trên bản đồ được phóng to bao nhiêu lần. Câu 14: Nếu mỗi vĩ tuyến cũng cách nhau 10 thì trên bề mặt quả địa cầu có A. 118 vĩ tuyến. B. 91 vĩ tuyến. C. 181 vĩ tuyến. D. 90 Vĩ tuyến. Câu 15: Một địa điểm A nằm trên vĩ tuyến gốc và có kinh độ là 30o T. Tọa độ địa lí của điểm A 1
  2. A. (30o T; 0o). B. (0o ; 30oN). C. (30o N; 0oT). D. (30o N; 0o). Câu 16: Nếu ta đứng ở Cực Nam ( 90oN) thì các hướng còn lại là hướng A. bắc. B. nam. C. đông. D. tây. Câu 17: Kí hiệu bản đồ có mấy dạng: A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 18: Vĩ tuyến nhỏ nhất trên bề mặt Quả Địa Cầu là A. vĩ tuyến 600. B. Vĩ tuyến gốc. C. đường xích đạo. D. Vĩ tuyễn 900 . Câu 19: Hướng nằm giữa hướng Nam và Tây là A. Đông Bắc. B. Tây Nam. C. Tây Bắc. D. Đông Nam. Câu 20: Đường đồng mức là đường A. Là đường nối những điểm có cùng độ dài với nhau. B. Là đường có những điểm có cùng độ dài với nhau. C. Là đường nối những điểm có cùng độ rộng với nhau. D. Là đường nối những điểm có cùng độ cao với nhau. II. TỰ LUẬN ( 5 ĐIỂM) Câu 1( 1 điểm): Em hãy cho biết cho thế nào là kinh độ, vĩ độ của một điểm? Quan sát hình bên, tìm các điểm có tọa độ địa lí sau: ( 125oĐ; 0o) ; ( 130o Đ; 10oB)? Câu 2 (1 điểm): Trên bản đồ Hình Thể Việt Nam ( Alat địa lý Việt Nam) có ghi tỉ lệ 1: 6.000.000, em hãy cho biết tỉ lệ trên có ý nghĩa như thế nào? Câu 3 (1 điểm): Trên tờ bản đồ ghi tỉ lệ 1:6.000.000 , người ta đo được khoảng cách giữa Hà Nội - Hải Dương là 6cm, và Hà Nội – Phú Thọ là 12cm. Hãy cho biết khoảng cách ngoài thực tế của các địa điểm này là bao nhiêu km? Câu 4 (2 điểm): Em hãy nêu cách xác định phương hướng trên bản đồ dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc? Dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc (hình vẽ), em hãy vẽ các hướng Đông, Tây, Nam? B B HẾT 2
  3. PHÒNG GD& ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA KÌ I - MÔN ĐỊA LÍ 6 ĐỀ SỐ 005 I – TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm) : (Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C D D A D A D C C B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A B B C A A B D B D II – TỰ LUẬN (5 điểm): Câu 1 (1 điểm): - Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc. (0,25 điểm) - Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc. (0,25 điểm) - Tọa độ điểm H ( 125oĐ; 0o) (0,25 điểm) ; A ( 130o Đ; 10oB) (0,25 điểm) Câu 2 (1 điểm): Trên bản đồ Hình Thể Việt Nam ( Alat địa lý Việt Nam) có ghi tỉ lệ 1: 6.000.000 có ý nghĩa là: 1(cm) trên bản đồ tương ứng với 6.000.000 (cm) ngoài thực tế. Bản đồ đã được thu nhỏ 6.000.000 lần so với thực tế. Câu 3 (1 điểm): - Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Dương ngoài thực tế là: 6 x 6.000.000 = 36.000.000 cm = 360 km (0,5điểm) -Khoảng cách từ Hà Nội đến Phú Thọ ngoài thực tế là: 12 x 6.000.000 = 72.000.000 cm = 720 km (0,5 điểm) Câu 3 (2 điểm): - Dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ để xác định hướng Bắc, sau đó tìm các hướng còn lại. (0,25 điểm) N N ĐT TĐ B B - Học sinh xác định đúng mỗi hướng được (0,25 điểm). - Học sinh vẽ cẩn thận, chính xác được 0,25 điễm mỗi hình. GV RA ĐỀ TTCM KT.HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Ninh Chi Phạm Tuấn Anh Nguyễn Thị Song Đăng 3