Đề kiểm tra môn Địa lý Lớp 6 - Học kì I - Đề kiểm tra 1A - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Gia Tự

doc 3 trang nhatle22 4550
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Địa lý Lớp 6 - Học kì I - Đề kiểm tra 1A - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Gia Tự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_dia_ly_lop_6_hoc_ki_i_de_kiem_tra_1a_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Địa lý Lớp 6 - Học kì I - Đề kiểm tra 1A - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Gia Tự

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN ĐỊA LÝ 6 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ NĂM HỌC: 2018 - 2019 Mã đề kiểm tra: 1A Thời gian làm bài: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM ( 5 ĐIỂM) Hãy chọn và ghi chữ cái đứng trước phương án đúng nhất vào giấy kiểm tra. (Mỗi phương án đúng được 0,25 điểm). Câu 1: Cấu tạo bên trong của Trái Đất bao gồm mấy lớp ? A. Ba lớp. B. Hai lớp. C. Bốn lớp. D. Năm lớp. Câu 2: So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng A. 23 o27’. B. 32 o27’. C. 56 o27’. D. 66 o33’. Câu 3: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình A. tròn. B. elip gần tròn. C. vuông. D. thoi. Câu 4: Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng theo hướng A. từ Tây sang Đông. B. từ Bắc xuống Nam. C. từ Đông sang Tây. D. từ Nam lên Bắc. Câu 5: Ngày 22 tháng 12 được gọi là A. Xuân phân. B. Đông chí. C. Thu phân. D. Hạ chí. Câu 6: Núi lửa khác với núi thường là nó thường đứng A. tập trung và có dạng hình nón, miệng hình phễu. B. tập trung và có dạng hình bát úp, miệng hình phễu. C. riêng lẻ và có dạng hình bát úp, miệng hình phễu. D. riêng lẻ và có dạng hình nón, miệng hình phễu. Câu 7: Lớp vỏ Trái Đất có trạng thái A. lỏng ngoài, rắn trong. B. rắn chắc. C. lỏng. D. từ lỏng tới quánh dẻo. Câu 8: Thời gian để Trái Đất quay một vòng quanh trục là A. 36 giờ. B. 12 giờ. C. 48 giờ. D. 24 giờ. Câu 9: Múi giờ gốc đi qua kinh tuyến nào? A. Kinh tuyến 0o. B. Kinh tuyến 90o. C. Kinh tuyến 180o. D. Kinh tuyến 270o. Câu 10: Núi lửa Phú Sĩ nằm ở quốc A. Nhật Bản.B. Thụy Sĩ. C. In – đô – nê – xi –a. D. Triều Tiên. Câu 11: Núi lửa là A. hình thức phun trào macma ở dưới sâu lên mặt đất. B. hình thức phun trào dung nham ở dưới sâu lên mặt đất. C. hiện tượng các lớp đất đá gần mặt đất rung chuyển. D. hiện tượng sóng cao tới vài chục mét. Câu 12: Thời gian để Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời là A. 365 ngày 5 giờ. B. 365 ngày 3 giờ. C. 365 ngày 6 giờ. D. 365 ngày 4 giờ. Câu 13: Quanh các vùng núi lửa đã tắt, dân cư thường tập trung đông vì A. có nhiều hồ cung cấp nước, khí hậu ấm áp. B. có nhiều khoáng sản, khí hậu ấm áp. C. có nhiều khoáng sản, đất đai màu mỡ. D. có đất đai màu mỡ, nhiều hồ cung cấp nước. Câu 14: Ngày 22 tháng 6, tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến tại vĩ tuyến nào ? A. Vĩ tuyến 0o. B. Vĩ tuyến 90o B.
  2. C. Vĩ tuyến 66 o 33’B. D. Vĩ tuyến 23o27’B. Câu 15: Vào hai dịp Xuân phân và Thu phân, hiện tượng ngày và đêm ở hai bán cầu sẽ như thế nào ? A. Ngày dài hơn đêm. B. Đêm dài hơn ngày . C. Ngày và đêm bằng nhau. D. Ngày dài 24 giờ. Câu 16: Nguyên nhân của hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất là do A. Trái Đất hình cầu. B. Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục. C. Trái Đất hình cầu và quay quanh Mặt Trời. D. Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Câu 17: Biện pháp nào sau đây không phải nhằm hạn chế thiệt hại do động đất gây ra? A. Lập trạm nghiên cứu dự báo, kịp thời sơ tán người. B. Áp dụng phương pháp xây nhà chịu chấn động lớn. C. Di dân từ vùng đồi núi xuống vùng đồng bằng. D. Di chuyển dân ra khỏi vùng hay xảy ra động đất. Câu 18: Trái Đất quay quanh Mặt Trời tạo ra hiện tượng gì ? A. Hiện tượng lệch hướng các vật chuyển động. C. Hiện tượng gió bão. B. Hiện tượng mưa nắng. D. Hiện tượng mùa. Câu 19: Hàng ngày , ta thấy hiện tượng Mặt Trời mọc rồi lại lặn là do A. Mặt Trời chuyển động. B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. C. Trái tự quay quanh trục. D. Trái đất chuyển động quanh Mặt Trời từ Tây sang Đông. Câu 20: Nếu nhìn xuôi theo hướng chuyển động, vật chuyển động ở nửa cầu Bắc sẽ A. đi vòng. B. bị lệch sang phải. C. đi thẳng. D. bị lệch sang trái. II. TỰ LUẬN ( 5 ĐIỂM) Câu 1 (2 điểm): Cho câu tục ngữ: “ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Dựa vào kiến thức địa lí đã học, hãy cho biết câu tục ngữ trên đúng ở bán cầu nào và giải thích? Câu 2 (2 điểm): Trình bày khái niệm nội lực, ngoại lực và cho biết tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất? Câu 3 (1 điểm): Tại giải bóng đá vô địch Đông Nam Á - AFF Cup 2018: Trận bóng đá bán kết lượt đi giữa đội tuyển Philipines vs Việt Nam diễn ra tại Philipines vào lúc 20h ( 2/12/2018). Vậy tại Việt Nam, Hàn Quốc muốn xem trực tiếp trận bóng này trên truyền hình là lúc mấy giờ? (Biết Việt Nam múi giờ số 7, Hàn Quốc múi giờ số 9, Philipines múi giờ số 8). HẾT
  3. PHÒNG GD& ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN ĐỊA LÍ 6 NĂM HỌC: 2018 - 2019 ĐỀ SỐ: 1A I – TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm) : (Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A D B A B D B D A A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A C C D C B C D C B II – TỰ LUẬN (5 điểm): Câu 1 (2 điểm): *Câu tục ngữ trên đúng ở bán cầu Bắc (0,5 điểm) *Giải thích -Nguyên nhân của hiện tượng trên: + Tháng 5 ( Mùa hè bán cầu bắc) do bán cầu Bắc ngả về phía mặt trời nhiều hơn, thời gian Mặt Trời chiếu sáng lâu hơn. Đây là mùa nóng của Bán cầu bắc nên ngày dài hơn đêm ( 0.75 điểm) + Tháng 10 ( Mùa đông bán cầu bắc): bán cầu Bắc chếch xa phía mặt trời nhiều hơn, thời gian Mặt Trời chiếu sáng ít hơn,. Đây là mùa lạnh ở bán cầu bắc nên ngày ngắn hơn đêm ( 0.75 điểm) Câu 2 (2 điểm): - Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất. (0,25 điểm) - Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. (0,25 điểm) - Tác động của nội lực và ngoại lực: + Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau nhưng xảy ra đồng thời và tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất. (0,5 điểm) + Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt trái đất gồ ghề. (0,5 điểm) + Tác động của ngoại lực lại thiên về sự san bằng, hạ thấp địa hình. (0,5 điểm) Câu 3 (1 điểm): - Việt Nam xem trực tiếp trận bóng này trên truyền hình lúc: 20 – 1= 19h (2/12/2018) (0,5 điểm) - Hàn Quốc xem trực tiếp trận bóng này trên truyền hình lúc: 20 + 1= 21h (2/12/2018) (0,5 điểm) Nhóm địa lí TTCM BGH duyệt KT. Hiệu trưởng Phó Hiệu Trưởng Nguyễn Ninh Chi Phạm Tuấn Anh Nguyễn Thị Song Đăng