Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 12 - Học kì 1 - Đề số 1 - Năm học 2018-2019

doc 2 trang nhatle22 3260
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 12 - Học kì 1 - Đề số 1 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_dia_ly_lop_12_hoc_ki_1_de_so_1_nam_hoc_2018.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 12 - Học kì 1 - Đề số 1 - Năm học 2018-2019

  1. Đề kiểm tra học kì I 2018 – 2019 Môn: Địa lí 12 Mã: 01 Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không tiếp giáp với Trung Quốc? A. Lạng Sơn. B. Yên Bái. C. Cao Bằng. D. Lai Châu. Câu 2: Vị trí địa lí của nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc. A. Phát triển nền công nghiệp nhiệt đới. B. Phát triển nền nông nghiệp cận nhiệt và ôn đới. C. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. D. Bảo vệ an ninh quốc phòng. Câu 3: Hướng núi vòng cung ở nước ta điển hình nhất ở vùng núi A. Tây Bắc và Đông Bắc. B. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. C. Đông Bắc và Trường Sơn Nam. D. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc. Câu 4: Căn cứ vào biểu đồ tròn thuộc bản đồ Chăn nuôi ở Atlat trang 19, hãy cho biết trong giai đoạn 2000 – 2007 tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng. A. 4,3%. B. 5,1%. C. 5,4%. D. 0,3%. Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, phần lớn diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản ở nước ta tập trung tại. A. ĐBSH. B. DHNTB. C. ĐBSCL. D. Đông Nam Bộ. Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, những vùng ở nước ta ( năm 2007 ) không có khu kinh tế cửa khẩu là A. ĐBSH và Đông Nam Bộ. B. ĐBSH và ĐBSCL. c. Đông Nam Bộ và ĐBSCL. D. ĐBSH và DHNTB. Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, quy mô dân số các đô thị sau đây ở vùng ĐBSH ( năm 2007 ) xếp theo thứ tự giảm dần là A. Hà Nội, Hải Dương, Nam Định. B. Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương. C. Hà Nội, Nam Định, Hải Dương. D. Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định. Câu 8: căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, diện tích đất mặn ở nước ta tập trung ở vùng. A.ĐBSH B. ĐBSCL. c. Đông Nam Bộ. D. DHMT. Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hướng gió mùa hạ thịnh hành ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ là A.Đông Bắc. B. Đông Nam. C. Tây Nam. D. Nam. Câu 10: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi. A.Vị trí địa lí. B. Vai trò của Biển Đông. c. Sự hiện diện của các khối khí. D. Hướng các dãy núi. Câu 11: Đặc điểm không đúng với đặc điểm chung của địa hình nước ta là A. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là núi cao. B. Cấu trúc địa hình khá đa đạng. C. Địa hình Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ của con người. D. Địa hình Việt Nam là do địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Câu 12: Đồng bằng châu thổ có diện tích lớn thứ hai ở nước ta là A. ĐBSCL. B. ĐBSH c. Đồng bằng sông Mã. D. Đồng bằng sông Cả. Câu 13: Nguồn năng lượng nào sau đây chưa được khai thác để sản xuất điện ở nước ta? A.Thủy năng. B. Than. C. Địa chất. D. Khí đốt. Câu 14: Hệ sinh thái phát triển mạnh ở vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển của nước ta là A. Rừng ngập nước. B. Trảng cỏ cây bụi. c. Rừng ngập mặn. D. Thảm cỏ ngập nước. Câu 15: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên Việt Nam thể hiện trực tiếp và rõ nét nhất qua thành phần tự nhiên là A. Địa hình. B. Khí hậu. C. Sông ngòi. D. Thực vật.
  2. Câu 16: Hiện nay, Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu các loại nông sản như. A. Cà phê, bông, chè. B. Cà phê, cao su, hồ tiêu. c. Cà phê, đậu tương, hồ tiêu. D. Cao su, lạc, hồ tiêu. Câu 17: Các loại rau vụ đông như su hào, bắp cải, súp lơ, là thế mạnh của vung. A. ĐBSH. B. ĐBSCL. c. TD & MN Bắc Bộ. D. Bắc Trung Bộ. Câu 18: Trong cơ cấu giá trị sản xuất nghành trồng trọt ở nước ta, loại cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất là A. Cây lương thực. B. Cây rau đậu c. Cây công nghiệp. D. Cây ăn quả. Câu 19: Vùng có hệ số sử dụng đất canh tác cao nhất nước ta là A. ĐBSH. B. ĐBSCL. c. Đông Nam Bộ. D. Bắc Trung Bộ. Câu 20: Vùng phát triển sản xuất công nghiệp nhất ở nước ta là. A. Đông Nam Bộ. B. ĐBSH. c. ĐBSCL. D. DHNTB. Câu 21: Ở nước ta, tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao là ở khu vực. A. Đồng bằng. B. Nông thôn. C. Thành thị. D. Miền núi. Câu 22: Các trung tâm công nghiệp quan trọng của nước ta tập trung chủ yếu ở. A. Bắc Trung Bộ và ĐBSH. B. ĐBSCL và ĐBSH. c. Đông Nam Bộ và ĐBSH D. DHNTB và ĐBSH. Câu 23: Mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu của nước ta là A. Than nâu. B. Than bùn. C. Dầu mỏ. D. Khí đốt. Câu 24: Cho BSL cơ cấu lao động phân theo thành thị , nông thôn năm 1996 – 2005 ( ĐV: % ) Năm Tổng Nông thôn Thành thị 1996 100 79.9 20.1 2005 100 75.0 25 Nhận xét nào sau đây phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn A. Lao động nông thôn ngày càng giảm và chiếm tỉ lệ nhỏ. B. Lao động thành thị ngày càng tăng và chiếm tỉ lệ lớn. C. Lao động nông thôn ngày càng giảm nhưng chậm và chiếm tỉ lệ lớn . D. Lao động thành thị ngày càng tăng nhanh và chiếm tỉ lệ nhỏ. Câu 25: Cho BSL cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản nước ta ( Đv : tỉ đồng ) Năm 2000 2005 Nông nghiệp 129140.5 183342.4 Lâm nghiệp 7673.9 9496.2 Thủy sản 26498.9 63549.2 Tổng số 163313.3 256387.8 Biểu đồ nào sau đây phù hợp nhất đê thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản nước ta giai đoạn 2000 – 2005. A. Hình cột. B. Hình tròn. C. Miền. D. Kết hợp. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Đ.a Câu 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 Đ.a