Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 3
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_vat_ly_lop_12_de_so_3.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 3
- SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA, NĂM 2018 Môn: Địa lí Lớp: 12 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) Mã đề thi Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kinh tế gọi là A. toàn cầu hoá. B. hợp tác hoá. C. tự do hoá. D. khu vực hoá. Câu 2: Bùng nổ dân số trên thế giới hiện nay, phần lớn tập trung chủ yếu ở các nước A. phát triển. B. công nghiệp mới. C. đang phát triển. D. mới phát triển. Câu 3: Phần lớn lãnh thổ Châu Phi có cảnh quan A. hoang mạc và bán hoang mạc. B. rừng lá kim và thảo nguyên. C. nhiệt đới khô và xavan. D. rừng xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm. Câu 4: Đặc điểm chung của địa hình nước ta là A. cấu trúc địa hình khá đa dạng. B. địa hình vùng cận nhiệt đới ẩm gió mùa. C. đất nước nhiều đồi núi, phần lớn là đồi núi cao. D. địa hình ít chịu tác động của con người. Câu 5: Nhờ có biển Đông mà đã làm cho khí hậu nước ta mang tính chất A. ôn đới hải dương. B. nhiệt đới hải dương. C. nhiệt đới lục địa. D. ôn đới lục địa. Câu 6: Đặc điểm dân số nước ta hiện nay là A. dân số tăng chậm. B. ít dân. C. có ít thành phần dân tộc. D. cơ cấu dân số trẻ. Câu 7: Ở nước ta hiện nay, cơ cấu GDP trong thành phần kinh tế ngoài Nhà nước có sự chuyển dịch theo hướng A. tăng tỷ trọng kinh tế cá thể. B. tăng tỷ trọng kinh tế tập thể. C. tăng tỷ trọng kinh tế tư nhân. D. giảm tỷ trọng kinh tế tư nhân. Câu 8: Vùng chuyên canh cây cà phê lớn nhất nước ta là A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Trung du Miền núi Bắc Bộ. C. Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ. Câu 9: Khó khăn lớn nhất của các nhà đầu tư Mĩ Latinh trong quá trình cải cách kinh tế hiện nay là A. sự quay lưng của các nhà đầu tư nước ngoài. B. tình trạng thiếu vốn, kĩ thuật và lao động lành nghề. C. nhà nước của nhiều quốc gia còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm. D. sự phản ứng, chống phá của các thế lực bị mất đặc quyền. Câu 10: Ngành ngoại thương của Hoa Kì có đặc điểm A. giá trị nhập siêu ngày càng lớn. B. cán cân thương mại luôn luôn dương. C. giá trị xuất siêu ngày càng lớn. D. giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu. Câu 11: Các thành viên trong EU có chung một chính sách thương mại trong quan hệ buôn bán với các nước ngoài khối là do A. EU là trung tâm kinh tế lớn. B. EU sử dụng đồng tiền chung Ơ-rô. C. EU là trung tâm thương mại lớn. D. EU đã thiết lập thị trường chung. Câu 12: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm địa hình Đồng bằng ven biển miền Trung? A. Hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. B. Sông ngòi đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành đồng bằng. C. Nhiều đồng bằng phân chia thành 3 dải. D. Sự hình thành liên quan chặt chẽ đến dãy Trường Sơn và biển Đông. Trang 1/5 - Mã đề thi
- Câu 13: Nét đặc trưng cơ bản của thiên nhiên vùng núi Đông Bắc là A. mưa vào thu đông, khô nóng vào mùa hè. B. khô vào mùa thu đông, mưa vào mùa hè. C. mang sắc thái của thiên nhiên cận nhiệt đới gió mùa. D. mang sắc thái thiên nhiên nhiệt đới gió mùa và ôn đới. Câu 14: Biện pháp quan trọng để mở rộng diện tích rừng sản xuất ở nước ta hiện nay là A. bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. B. triển khai luật bảo vệ rừng, tiến hành giao quyền bảo vệ rừng cho người dân. C. có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc. D. đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng. Câu 15: Trong những năm qua, nước ta đã tập trung giải quyết việc làm cho người lao động theo hướng A. Đẩy mạnh việc thâm canh cây lúa ở các vùng nông nghiệp. B. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề. C. Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút lao động từ nước ngoài. D. Hạn chế việc xuất khẩu lao động. Câu 16: Ở nước ta hiện nay, công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất cũng được chú ý phát triển đặc biệt là A. sản xuất tư liệu sản xuất phục vụ nông nghiệp. B. sản xuất tư liệu sản xuất phục vụ xây dựng cơ bản. C. sản xuất tư liệu sản xuất phục vụ giao thông vận tải. D. sản xuất tư liệu sản xuất phục vụ các dịch vụ điện nước. Câu 17: Thủ đô Ma-xcơ-va thuộc vùng kinh tế nào của Liên Bang Nga? A. vùng Trung tâm đất đen. B. vùng Trung ương. C. vùng U-ran. D. vùng Viễn Đông. Câu 18: Cho bảng số liệu về giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2004 (đơn vị: tỉ USD) 1990 1995 2000 2001 2004 Xuất khẩu 287,6 443,1 479,2 403,5 565,7 Nhập khẩu 235,4 335,9 379,5 349,1 454,5 Nhận xét nào sau đây đúng về giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn trên? A. Giá trị nhập khẩu luôn thấp hơn giá trị xuất khẩu. B. Xu hướng tăng tỉ trọng giá trị nhập khẩu. C. Giá trị nhập khẩu và xuất khẩu giảm liên tục. D. Giá trị nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu. Câu 19: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới giữa nước ta với Lào? A. Xà Xía. B. Tà Lùng. C. Hoa Lư. D. Bờ Y. Câu 20: Yếu tố nào làm cho gió Tây Nam đổi hướng thành đông nam thổi vào miền Bắc nước ta? A. Do áp cao chí tuyến Bắc. B. Do áp cao chí tuyến Nam. C. Do áp thấp Bắc Bộ. D. Do áp thấp xích đạo. Câu 21: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, hãy cho biết Đà Nẵng thuộc vùng khí hậu nào? A. Nam Bộ. B. Tây Nguyên. C. Nam Trung Bộ. D. Bắc Trung Bộ. Câu 22: Dựa vào Atlat Địa lý trang 22, hãy cho biết đâu là những trung tâm công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm thuộc quy mô lớn? A. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. B. Biên Hoà, Thủ Dầu Một. C. Thái Nguyên, Hải Phòng. D. Đà Nẵng, Hạ Long. Câu 23: Cho bảng số liệu: Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải nước ta (Đơn vị: nghìn tấn) Năm Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biển 1995 4515,0 91202,3 37653,7 7306,9 2000 6258,2 144571,8 57395,3 15552,5 2005 8786,6 298051,3 111145,9 42051,5 2011 7285,1 654127,1 160164,5 63904,5 Trang 2/5 - Mã đề thi
- Để thể hiện tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải nước ta giai đoạn 1995 - 2011, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ kết hợp. D. Biểu đồ đường. Câu 24: Căn cứ vào Atlat Địa lí trang 24, hãy cho biết thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta hiện nay là những quốc gia nào? A. Trung Quốc, Hoa Kì, Thái Lan. B. Ôxtrâylia, Canađa, Liên Bang Nga. C. Hàn Quốc, Anh, Pháp. D. Nhật Bản, Đài Loan, Singapo. Câu 25: Giao thông vận tải biển ở Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển chủ yếu là nhờ cảng nước sâu nào sau đây? A. Nghi Sơn. B. Hải Phòng. C. Cửa Lò. D. Cái Lân. Câu 26: Ý nào sau đây không đúng về vị trí địa lý của Đồng bằng sông Hồng? A. Giáp Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. B. Giáp vịnh Bắc Bộ có thế mạnh phát triển kinh tế biển. C. Giáp các tỉnh phía nam của Trung Quốc. D. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Câu 27: Loại rừng nào sau đây chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng diện tích rừng ở Bắc Trung Bộ? A. Rừng nguyên sinh. B. Rừng sản xuất. C. Rừng đặc dụng. D. Rừng phòng hộ. Câu 28: Cho biểu đồ sau: Biểu đồ trên thể hiện nội dung gì? A. Quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế năm 2000 và 2013. B. Quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2000 và 2013. C. Quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế năm 2000 và 2013. D. Quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 và 2013. Câu 29: Trong các thành phố trực thuộc trung ương của nước ta hiện nay, những thành phố nào giáp biển? A. Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng. B. Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ. C. Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng. D. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Câu 30: Đông Nam Bộ trở thành vùng có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta là nhờ A. khai thác hiệu quả các thế mạnh vốn có. B. giàu tài nguyên khoáng sản nhất cả nước. C. dân số và nguồn lao động lớn nhất cả nước. D. tiềm năng thủy điện lớn nhất cả nước. Câu 31: Trong thời gian qua, đàn trâu ở nước ta không tăng mà có xu hướng giảm là do A. Điều kiện khí hậu không thích hợp. B. Nhu cầu sức kéo và thực phẩm giảm. C. Chăn nuôi trâu hiệu quả kinh tế không cao. D. Do phát sinh nhiều dịch bệnh. Câu 32: Ở nước ta hiện nay, để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp cần đẩy mạnh A. công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản. B. công nghiệp điện lực. C. công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí. D. công nghiệp điện tử và tin học. Câu 33: Trong những năm gần đây sản lượng than của nước ta tăng nhanh là nhờ A. tìm ra thị trường tiêu thụ mới. B. đổi mới trang thiết bị, kết hợp với công tác thăm dò, tìm kiếm. C. nguồn lao động kỹ thuật và trịnh độ cao lớn. D. kế thừa các trang thiết bị và công nghệ giai đoạn trước. Trang 3/5 - Mã đề thi
- Câu 34: Việc tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa có ý nghĩa: A. Tạo điều kiện cho ngành giao thông vận tải đường biển phát triển. B. Mở lối ra biển, ra quốc tế cho nước ta. C. Giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. D. Tạo ra sự phân công lao động mới trong xã hội. Câu 35: Đặc điểm nổi bật nhất của ngành bưu chính nước ta là A. có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp. B. ngành kinh doanh hiệu quả, đi tắc đón đầu. C. công nghệ vẫn còn lạc hậu, thiếu lao động có trình độ cao. D. đang phát triển theo hướng cơ giới hóa, hiện đại hóa. Câu 36: Kim ngạch nhập khẩu của nước ta ngày càng tăng lên, điều này đã phản ánh được A. ngành vận tải đường biển phát triển mạnh. B. sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ hàng hải. C. thị trường thế giới ngày càng mở rộng. D. sự phục hồi và phát triển của sản xuất. Câu 37: Ngành thuỷ sản của Duyên hải Nam Trung Bộ tương lai sẽ là ngành A. kinh tế mũi nhọn của vùng. B. có tính chất cạnh tranh cao. C. tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá. D. không được phép hoạt động. Câu 38: Việc phát huy thế mạnh về thủy điện của Tây Nguyên có ý nghĩa A. khai thác tốt hơn thế mạnh về nguồn thủy năng. B. giải quyết tốt vấn đề tưới tiêu vào mùa khô. C. giải quyết tốt việc làm cho người dân địa phương. D. thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Câu 39: Cho bảng số liệu về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo vùng qua các năm (đơn vị: nghìn tỷ đồng) 2005 2009 2012 2015 Đồng bằng sông Hồng 106,7 282,7 513,1 701,8 Đông Nam Bộ 157,1 420,4 863,1 1071,3 Nhận xét nào sau đây không đúng về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giữa 2 vùng? A. Đông Nam Bộ luôn cao hơn Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Hồng tăng nhanh qua các năm. C. Đông Nam Bộ tăng nhanh hơn Đồng bằng sông Hồng. D. Đồng bằng sông Hồng tăng nhanh hơn Đông Nam Bộ. Câu 40: Cho biểu đồ: DIỆN TÍCH GIAO TRỒNG LÚA CẢ NĂM CỦA CÁC VÙNG GIAI ĐOẠN 2000 - 2015 Nhận xét nào sau đây đúng? A. Diện tích gieo trồng lúa cả năm của Đồng bằng sông Cửu Long tăng liên tục. B. Diện tích gieo trồng lúa cả năm của Đồng bằng sông Hồng cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long. C. Diện tích gieo trồng lúa cả năm của Đồng bằng sông Hồng tăng liên tục. D. Diện tích gieo trồng lúa cả năm của cả hai đồng bằng đều tăng giảm không ổn định. HẾT Trang 4/5 - Mã đề thi
- Trang 5/5 - Mã đề thi