Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường PTDTBT Tiểu học Nậm Pì

docx 3 trang Hải Lăng 18/05/2024 250
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường PTDTBT Tiểu học Nậm Pì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_lop_4_ket_noi_tri_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường PTDTBT Tiểu học Nậm Pì

  1. PHÒNG GD&ĐT NẬM NHÙN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC NẬM PÌ NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Tiếng Việt- Lớp 4 Thờigian: 40 phút (không kể phát đề) Ngày kiểm tra / /2023 Họ và tên: Lớp: Điểm Bằng chữ Nhận xét bài làm của học sinh A. Kiểm tra đọc (10 điểm): 1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3,0 điểm): - Học sinh đọc 1 đoạn trong bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8 - Giáo viên hỏi một câu hỏi có liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc cho HS trả lời. 2. Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7,0 điểm): Đọc thầm bài và trả lời câu hỏi, bài tập sau: CON VẸT XANH Một hôm, trong vườn nhà Tú xuất hiện một con vẹt nhỏ bị thương ở cánh. Thương vẹt, Tú chăm sóc nó rất cẩn thận. Anh của Tú bảo, vẹt có thể bắt chước tiếng người nên Tú rất háo hức được nghe nó nói. Đi học về, Tú chạy đến bên con vẹt nhỏ. Nhận ra Tú, vẹt nhảy nhót há mỏ đòi ăn. Tú vừa cho ăn, vừa nói với nó như nựng trẻ con: - Vẹt à, dạ! Vẹt xù lông cổ, rụt đầu, gù một cái, không thành tiếng dạ, nhưng Tú cũng xuýt xoa: - Giỏi lắm! Chợt anh của Tú gọi: - Tú ơi! Tú phụng phịu: - Cái gì? - Anh gọi mà em trả lời vậy à? Ra phụ anh đi. Tú buồn bực, vừa đi vừa lẩm bẩm: - Kêu chi kêu hoài! Lần nào Tú cũng phụng phịu như thế với anh khi đang chơi với vẹt. Vẹt mỗi ngày một lớn, lông xanh óng ả, biết huýt sáo lảnh lót nhưng vẫn không nói tiếng nào. Một hôm, Tú gọi: - Vẹt à! Ngờ đâu một giọng the thé gắt lại: - Cái gì?
  2. Trời ơi, con vẹt nói! Tú sướng quá, nhảy lên reo hò. Tú khoe khắp nơi. Hôm sau, mấy đứa bạn tới nhà. Tú hãnh diện gọi: - Vẹt à, dạ! Vẹt đáp the thé: - Cái gì? Các bạn ngạc nhiên thích thú, cười ầm lên. Tú và nghiêm mặt: - Anh chăm sóc vẹt cực khổ, vậy mà anh gọi, vẹt trả lời “cái gì à? - Kêu chi kêu hoài! Các bạn cười bò, tranh nhau gọi vẹt. Nhưng Tú sửng sốt ngồi lặng thinh. Bạn về rồi, Tú vẫn ngồi lặng như thế. Tú nhớ lại bao lần anh gọi, Tú đã trả lời “Cái gì?” và cằn nhằn “Kêu chi kêu hoài". Tú hối hận quá, chỉ mong anh gọi để Tú “dạ” một tiếng thật to, thật lễ phép. Con vẹt nhìn Tú, dường như cũng biết lỗi nên xù lông cổ, rụt đầu, gù một cái nghe như tiếng:"Dạ!”. (Theo Lý Lan) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 3) và làm bài tập theo yêu cầu từ câu 4 đến câu 7. Câu 1 (0,5 điểm): Con vẹt nhỏ xuất hiện ở đâu? A. Trong ruộng lúa. B. Trong vườn nhà Tú. C. Ngoài bìa rừng. Câu 2 (0,5 điểm). Chú Vẹt nhỏ bị làm sao? A. Chú vẹt bị lạc mẹ. B. Chú bị dính bẫy ở trong rừng. C. Bị thương ở cánh. Câu 3 (1,0 điểm): Khi anh gọi Tú thì Tú trả lời anh thế nào? A.Tú phụng phịu: “Cái gì?” B. Tú lễ phép dạ anh C. Tú không nói gì. Câu 4 (1,0 điểm): Khi cá bạn đến chơi Tú gọi Vẹt thì Vẹt đáp như thế nào? A.Vẹt xù lông đáp: “Dạ” B. Vẹt đáp the thé: Cái gì? C. Vẹt không nói gì. Câu 5 (1,0 điểm): Em hãy tìm các từ động từ thích hợp điền vào chỗ chấm: Hôm nào cũng vậy, Tú .học . .cũng . bên Vẹt và nó ăn. Câu 6 (1,0 điểm): Tìm và viết lại 2 danh từ riêng có trong bài? Câu 7 (1,0 điểm): Xác định danh từ (DT), động từ (ĐT) dưới từ gạch chân trong câu sau: Lần nào Tú cũng phụng phịu như thế với anh khi đang chơi với vẹt. Câu 8 (1,0 điểm): Qua câu chuyện con vẹt xanh em rút ra được bài học gì? ___ HẾT___ Giám thị coi thi không giải thích gì thêm
  3. B- KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) - Viết được bài văn đủ 3 phần: mở bài, thân bài , kết bài. - Phần mở bài: (1 điểm). - Phần thân bài: (8 điểm) . + Nôi dung: 5 điểm. + Kĩ năng: 2 điểm. + Cảm xúc: 1 điểm. - Phần kết bài: (1 điểm). *Lưu ý: + Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, than bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp. +Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết. B- KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) Đề bài: Em hãy viết bài văn thuật lại một giờ học đáng nhớ đối với em.