Đề kiểm tra giữa học kì I môn Toán Lớp 4 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Cần Đốt (Có đáp án)

docx 14 trang Hải Lăng 17/05/2024 2710
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Toán Lớp 4 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Cần Đốt (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_toan_lop_4_canh_dieu_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Toán Lớp 4 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Cần Đốt (Có đáp án)

  1. MA TRẬN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA MÔN TOÁN GIỮA HỌC KÌ 1 - LỚP 4. Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng CHỦ ĐỀ TT TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Số câu 2 1 1 1 1 3 3 1 SỐ HỌC Câu số 1, 2 4 3 8 10 Số điểm 2 1 1 1 1 3 3 Số câu 1 1 1 1 2 2 HÌNH HỌC 2 6 7 5 9 VÀ ĐO Câu số LƯỜNG Số điểm 1 1 1 1 2 2 Số câu 3 2 1 2 2 5 5 TỔNG Số điểm 3 2 1 2 2 5 5
  2. Trường Tiểu học Cần Đốt KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Họ và tên HS: Năm học: 2023 - 2024 Lớp: . Môn: TOÁN Ngày kiểm tra: / / 2023 Chữ kí Điểm Nhận xét GVCN . . Câu 1. (1điểm) Số “ Ba trăm hai mươi tám nghìn sáu trăm bốn mươi mốt” được viết là: A. 328 641 B. 3 028 641 C. 328 640 D. 32 854 Câu 2. (1điểm) Giá trị của chữ số 5 trong số 3 075 239 là: A. 5 B. 50 C. 5 000 D. 50 000 Câu 3. (1điểm) Số 857 418 làm tròn đến hàng trăm nghìn là: A. 857 400 B. 900 000 C. 800 000 D. 860 000 Câu 4. (1điểm) Trong các số sau: 475 934, 665 987, 554 299, 337 101. a. Số lớn nhất là: . . b. Số bé nhất là : Câu 5. (1điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm a. 14 yến 2 kg = kg b. 3 phút 15 giây = giây Câu 6. (1điểm) Bạn dang sống ở năm 2023. Năm đó thuộc thế kỉ A. X XI B. IX C. XX D. XI Câu 7. (1 điểm) Quan sát hình vẽ bên, khoanh vào ý đúng. A. AB vuông góc với BD A B B. AB vuông góc với DC C. AB vuông góc với AC D. BD vuông góc với CD C D Câu 8. (1điểm) Đặt tính rồi tính: a. 326 123 + 25 486 b. 735 426 – 317 035
  3. Câu 9. (1 điểm) Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 75 m, chiều rộng kém 3 lần chiều dài. Tính chu vi của mảnh vườn đó. Bài làm . . . . . . . . . . Câu 10. (1điểm) Rót hết 35 ℓℓ sữa vào đầy 7 can giống nhau. Hỏi để rót hết 40 ℓℓ sữa cần bao nhiêu can như (1 điểm) Bài làm . . . . . . . . . . . .
  4. TRƯỜNG TIÊU HỌC CẦN ĐỐT HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2023– 2024 MÔN: TOÁN ( LỚP 4) * Phần trắc nghiệm: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 6 Câu 7 (1đ ) (1đ ) (1đ ) (1đ ) (1đ ) A C B A C * Phần tự luận: Câu 4. (1 điểm) Viết số đúng mỗi ý đạt 0,5 điểm a. Số lơn nhất: 665 987 b. Số bé nhất: 337 101. Câu 5. (1 điểm) Viết số đúng mỗi ý đạt 0,5 điểm a.14 yến 2 kg = 142 kg b. 3 phút 15 giây = 195 giây Câu 8. (1 điểm) Mỗi ý đúng đạt 0,5 đ ( Đặt tính đúng đạt: 0,25 đ; Tính kết quả đúng đạt 0,25đ) a. 326 123 b. 735 426 + 25 486 - 317 035 351 609 4 18 391 Câu 9. (1 điểm) Giải Chiều rộng của mảnh vườn là: 75: 3 = 25 ( m) 0,5 đ Chu vi của mảnh vườn là: ( 75 + 25) x 2 = 200 (m) 0,5 đ Đáp số: 200 m Câu 10. (1 điểm) Giải Số lít sữa rót đầy 1 can là: 35 : 7 = 5 (lit) 0,5 đ Số can để sót hết 40 lít sữa là: 40 : 5 = 8 (can ) 0,5 đ Đáp số: 8 can HẾT
  5. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn Tiếng Việt - Lớp 4. Năm học 2023 - 2024 STT CHỦ ĐỀ Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng TN TL TN TL TN TL KQTN KQTL Điểm Số câu 1 Đọc thành tiếng 1 1 1 và trả lời câu hỏi Số điểm 2 2 2 Số câu 4 1 1 1 5 2 7 Đọc hiểu Câu số 1,2,3,4 5 6 7 văn bản Số điểm 2 1 1 1 5 5 2 Kiến thức Số câu 1 1 1 3 3 TiếngViệt Câu số 8 9 10 3 Số điểm 1 1 1 3 3 3 Câu số 1 1 Viết văn Số điểm 10 10 10 Số câu 4 2 2 2 Tổng số câu Số điểm 2 2 2 2
  6. Trường Tiểu học Cần Đốt KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Họ và tên HS: . Năm học: 2023 - 2024 Lớp: Môn: TIẾNG VIỆT (PHẦN ĐỌC) - Lớp 4 Ngày kiểm tra: / / 2023 KN đọc và KTTV Viết văn Nhận xét Đọc Điểm Chữ kí Đọc hiểu thành Viết văn Tiếng Việt GVCN và KTTV tiếng . Phần I. Kiểm tra đọc (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng (2 điểm) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (8 điểm) - Thời gian 35 phút Đọc bài sau và làm bài tập: Chiếc lá Chim sâu hỏi chiếc lá : - Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. - Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn ? - Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tối lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ. - Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành một vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa ? - Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường. - Thế thì chán thật! Cuộc đời bạn bình thường thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện ! - Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi : những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói trên kia. Theo Trần Hoài Dương
  7. *Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái cho ý trả lời đúng : 1.(0,5đ) Trong câu chuyện trên , có những nhân vật nào được nhân hóa? a. Chim sâu và bông hoa b. Chim sâu và chiếc lá. c. Chim sâu, bông hoa và chiếc lá. d. Chỉ có chim sâu 2. .(0,5đ) Vì sao chim sâu muốn biết về cuộc đời của chiếc lá? a. Vì chim sâu thấy chiếc lá rất đẹp. b. Vì chim sâu thấy bông hoa rất biết ơn chiếc lá. c. Vì chim sâu thấy chiếc lá muốn giấu bí mật. d. Vì chim sâu thấy bác gió kể nhiều về chiếc lá. 3.(0,5đ) Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá? a. Vì chiếc lá rất đẹp. b. Vì chiếc lá rất nhỏ nhoi, bình thường. c. Vì nhờ có lá mới có hoa, quả, đem lại niềm vui cho mọi người. d. Vì chiếc lá từng biến thành ông Mặt Trời, đem lại niềm vui cho mọi người. 4.(0,5đ) Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? a. Hãy biết quý trọng những người bình thường. b. Vật bình thường mới đáng quý. c. Lá đóng vai trò rất quan trọng đối với cây. d. Lá, hoa, quả đều rất quan trọng với cây. 5. (1đ)Có thể thay từ nhỏ nhoi trong câu Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường bằng từ nào dưới đây ? a. nhỏ nhắn b. nhỏ xinh c. nhỏ bé 6. (1đ) Trong đoạn văn sau, dấu gạch ngang dùng để làm gì? Câu chuyện Chiếc lá của nhà văn Trần Hoài Dương có ba nhân vật: - Chim sâu ngây thơ, ngộ nghĩnh. - Bông hoa sâu sắc, ân tình. - Chiếc lá giản dị mà có ích.
  8. 7.(1đ). Gạch chân dưới các danh từ trong câu sau. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. 8.(1đ) Câu chuyện “Chiếc lá” của nhà văn Trần Hoài Dương giúp tôi biết quý trọng những người bình thường. Dấu ngoặc kép trong câu trên dùng để làm gì? 9.(1đ) Bông hoa đã nói với chim sâu về chiếc lá như thế nào ? 10.(1đ) Mỗi bông hoa, mỗi chiếc lá đều góp phần tô điểm cho trường, lớp thêm xanh- sạch- đẹp. Em hãy viết một đoạn văn ngắn nói về ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh của em( hoặc các bạn em) để giữ gìn trường, lớp của em luôn xanh- sạch- đẹp. KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học: 2023 - 2024 Môn: TIẾNG VIỆT (PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG) Ngày kiểm tra: / / 2023 Phần I. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng : ( 2 đ ) Học sinh bốc thăm đọc thành tiếng một đoạn văn của một trong các bài tập đọc sau: (Khoảng 1 phút ) và trả lời 1câu hỏi do giáo viên nêu ra. *Lưu ý: Đoạn học sinh đọc tối thiểu từ 80 -90 tiếng trở lên. Bài 1: Những vết đinh (Sách TV lớp 4, tập 1, trang 14).
  9. Bài 2: Cô giáo nhỏ. (Sách TV lớp 4, tập 1, trang 26). Bài 3: Những hạt thóc giống (Sách TV lớp 4, tập 1, trang 41) Những vết đinh Có một cậu bé nọ tính hay cáu kỉnh. Cha cậu bèn đưa cho cậu một túi đinh và bảo: - Mỗi lần con cáu kỉnh với ai, con hãy đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ. Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 15 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu đã biết kiềm chế những cơn nóng giận, số đinh cậu đóng trên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy kiềm chế cơn giận còn dễ hơn là phải đóng một cái đinh lên hàng rào. Những vết đinh Đến một hôm, cậu đã không còn cáu giận với ai trong suốt cả ngày. Cậu thưa với cha. Người cha bảo: - Sau một ngày mà con không hề cáu giận ai, con hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào. Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé hãnh diện khoe với cha rằng không còn một cái đinh nào trên hàng rào. Những vết đinh Cha liền dẫn cậu đến bên hàng rào bảo: - Con đã làm mọi việc rất tốt. Nhưng hãy nhìn lên hàng rào: Dù con đã nhổ đinh đi, vết đinh vẫn còn. Nếu con xúc phạm ai đó trong cơn giận, lời xúc phạm của con cũng giống như những vết đinh này: Chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người khác và cả trong lòng con nữa. Mà vết thương tinh thần còn tệ hơn những vết đinh rất nhiều./. Cô giáo nhỏ Đã hơn một tháng nay, hễ tôi hỏi đến cuốn truyện Giên mượn, em lại lúng búng:” Xin lỗi cô, em quên mang theo.Cô đừng báo với nhà trường ạ.” Giên gọi là trường nhưng thực chất đây chỉ là lớp dạy chữ miễn phí ở một vùng quê Châu Phi hẻo lánh. Đa số trẻ em ở đây phải ở nhà bế em, nấu nướng hoặc ra đồng giúp cha mẹ.Chỉ chừng hai chục em được đi học. Cô giáo nhỏ
  10. Tối hôm đó, mất hai giờ đồng hồ vượt qua những quãng đồng vắng, tối tăm, tôi mới tìm đến được xóm nhà Giên. Người ta chỉ cho tôi một túp lều. Tới sát cánh cửa đan bằng thân sậy khép hờ, tôi nghe thấy những tiếng ê a đánh vần. Tôi nhìn qua khe cửa. Khoảng sáu, bảy đứa trẻ ngồi quanh bếp lửa. Cạnh chúng là một phụ nữ trẻ và một bà lão. Hai người lớn chụm môi cố vật lộn với mấy từ khó. Ngón tay họ dò trên chính cuốn sách mà Giên mượn về. Những hạt thóc giống Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn : ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt. Có chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm. Những hạt thóc giống Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng đến trước mặt vua quỳ tâu: - Tâu bệ hạ ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được. Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống nữa không. Không ai trả lời. Những hạt thóc giống Lúc ấy nhà vua mới ôn tồn nói: - Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta. Rồi vua dõng dạc nói tiếp: - Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi chú bé trung thực và dũng cảm này. Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh./. KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học: 2023 - 2024 Môn: TIẾNG VIỆT (PHẦN VIẾT) Ngày kiểm tra: / /2023 Tập làm văn : (10 điểm) Khoảng 35 phút Đề: Hãy tả một loài cây mà em yêu thích. HẾT
  11. TRƯỜNG TIÊU HỌC CẦN ĐỐT HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2022 – 2023 MÔN: TIẾNG VIỆT ( LỚP 4) I. PHẦN ĐỌC: (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: 2 điểm - GV đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: + Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng tốc độ đọc đạt yêu cầu (từ 80 - 90 tiếng/phút) (0,5 đ)
  12. + Đọc đúng tiếng, đúng từ ( Không sai quá 5 tiếng) ( 0,5 đ) + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa,giọng đọc bước đầu có biểu cảm (0,5 đ) + Trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc (0,5 đ) - Nếu học sinh không đạt được đủ các yêu cầu trên thì tùy vào mức độ đạt mà GV cho điểm thích hợp ( Tránh cho điểm 0). 2. Đọc hiểu và KTTV: 8 điểm Hướng dẫn chấm bài đọc hiểu Câu 1 : 0,5 đ c .Chim sâu, bông hoa và chiếc lá. Câu 2 : 0,5 đ b. Vì chim sâu thấy bông hoa rất biết ơn chiếc lá. Câu 3 : 0,5 đ c. Vì nhờ có lá mới có hoa, quả, đem lại niềm vui cho mọi người. Câu 4 : 0,5đ a. Hãy biết quý trọng những người bình thường. Câu 5 : 1 đ c. nhỏ bé Câu 6 : 1 đ Trong đoạn văn, dấu gạch ngang được sử dụng để đánh dấu các ý được liệt kê. Câu 7 : 1 đ Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Lưu ý : HS tìm được cả DT (những) càng tốt Câu 8 : 1 đ Dấu ngoặc kép trong câu trên dùng để đánh dấu tên bài văn. Câu 9 : 1đ Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi : những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói trên kia. Câu 10 : 1đ VD : Trường em đang có phong trào giữ gìn trường, lớp xanh- sạch- đẹp. Mỗi lớp được phân công chăm sóc một bồn cây. Hàng ngày, em và các bạn trong lớp phân công nhau chăm sóc cây.
  13. Chúng em luôn tưới đủ nước cho cây, nhổ cỏ trong bồn cây và chăm chút từng chiếc lá để cây luôn xanh tốt. Lưu ý : Hs làm bài chưa sạch, chữ viết chưa đẹp, còn mắc lỗi chính tả thì GV căn cứ vào mức độ để trừ điểm và trừ không quá 0,25đ toàn bài. II. PHẦN VIẾT: Viết văn (10 điểm) Bài văn đầy đủ 3 phần: 1. Mở bài: (1 điểm) Giới thiệu được cây định tả. 2. Thân bài: (6 điểm) - Tả được chi tiết về hình dáng, các bộ phận của cây, (5 điểm) - Nêu được lợi ích của cây (1 điểm) 3. Kết bài: (1 điểm ) Nêu cảm nghĩ của mình về cây được tả theo cách kết bài đã học. * Lưu ý: - Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, đúng chính tả (0,5 điểm) - Dùng từ, diễn đạt câu văn hay, rõ ý, lời văn tự nhiên, chân thực có liên kết (0,5 điểm) - Bài viết có ý phong phú, sáng tạo. (1 điểm) * Tùy theo mức độ sai sót về ý, về cách diễn đạt và chữ viết của học sinh. GV có thể cho các mức điểm phù hợp. HẾT