Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Mỹ Hòa (Có đáp án)

doc 12 trang Hải Lăng 18/05/2024 4007
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Mỹ Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2023.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Mỹ Hòa (Có đáp án)

  1. Trường Tiểu học Mỹ Hòa Thứ ngày tháng 11 năm 2023 Lớp: Bốn KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học: 2023 - 2024 Họ và tên: Môn: Tiếng Việt (đọc hiểu) – Lớp 4 Thời gian: 35 phút ĐỀ A Điểm Nhận xét . I. Đọc thành tiếng: điểm. II. Đọc hiểu: điểm. A. Đọc thầm đoạn văn sau: ĐIỀU MONG ƯỚC KÌ DIỆU Đêm hè nóng nực, hai chị em đang ngồi hóng mát, giữa màn đêm lúc ấy bỗng có một ngôi sao vụt sáng, rạch qua bầu trời như một nhát kiếm chói lòa. Cậu em giật áo chị và nói: - Chị ơi, em nghe người ta nói khi thấy sao đổi ngôi, mình mong ước điều gì thì hãy nói lên điều ước ấy. Thế nào cũng linh nghiệm! Cô bé quay lại dịu dàng hỏi: - Thế em muốn ước gì? Nhớ đến bố con ông lão diễn trò ủ rũ bên đường hồi chiều, cậu em thủ thỉ: - Ước gì giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật. Cô chị bèn cầm lấy tay em và nói với giọng đầy cảm động: - À, chị bảo điều này - Gì ạ? - À à không có gì. Chị chỉ nghĩ ông cụ chắc cần tiền lắm! Trong trí óc non nớt của cô bé bỗng hiện lên hình ảnh con lợn đất đựng tiền tiết kiệm cô để dành từ một năm nay trong góc tủ. Cô bé muốn dành cho bố con ông lão và cả em mình một niềm vui bất ngờ. Theo Hồ Phước Quả B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng (Câu 1,2,3,4) và hoàn thành các câu còn lại theo yêu cầu:(7 điểm) Câu 1: (0,5 điểm) Khi thấy sao đổi ngôi, cậu em đã làm gì? A. Giật mình sợ hãi. B. Thích thú reo lên. C. Liền đọc điều ước. D. Giật áo chị, nói với chị điều mình được nghe người ta nói. Câu 2: (0,5 điểm) Cậu bé ước điều gì? A. Được đi diễn trò. B. Ước bố con ông lão giàu có.
  2. C. Ước giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật. D. Ước bản thân mình trở nên giàu có để giúp đỡ người khác. Câu 3: (0,5 điểm) Cô chị đã nghĩ gì trước ước muốn của cậu em trai? A. Dùng món tiền tiết kiệm của cô để giúp ông lão. B. Tìm cách giúp em trai mình đạt được ước muốn. C. Cảm động trước ước muốn giấy biến thành tiền thật. D. Về xin tiền bố mẹ để giúp đỡ ông lão. Câu 4: (0,5 điểm) Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nêu đúng tình cảm và suy nghĩ của hai chị em trong câu chuyện? A. Thương người như thể thương thân. B. Bán anh em xa, mua láng giềng gần. C. Một giọt máu đào hơn ao nước lã. D. Anh em như thể chân tay. Câu 5: (1 điểm) Hai chị em trong câu chuyện những phẩm chất gì đáng quý? Câu 6: (1 điểm) Qua bài đọc, em rút ra bài học gì cho bản thân? Câu 7: (1 điểm) Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng: Từ “nhân” nào dưới đây có nghĩa là lòng thương người? a. Bác em là công nhân may. b. Bà tôi rất nhân hậu. c. Công nhân, nông dân cùng cùng đứng lên đấu tranh. d. Bác Hồ có một lòng nhân ái bao la. Câu 8: (1 điểm) Viết các từ được in đậm dưới đây vào nhóm thích hợp: Trong trí óc non nớt của cô bé bỗng hiện lên hình ảnh con lợn đất đựng tiền tiết kiệm cô để dành từ một năm nay trong góc tủ. Cô bé muốn dành cho bố con ông lão và cả em mình một niềm vui bất ngờ. Danh từ Động từ . . Câu 9: (1 điểm) Em hãy đặt 1 câu nói về một việc mà em hoặc bạn em đã làm để giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. HẾT HẾT
  3. Trường Tiểu học Mỹ Hòa Thứ ngày tháng 11 năm 2023 Lớp: Bốn KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học: 2023 - 2024 Họ và tên: Môn: Tiếng Việt (đọc hiểu) – Lớp 4 Thời gian: 35 phút ĐỀ B Điểm Nhận xét . I. Đọc thành tiếng: điểm. II. Đọc hiểu: điểm. A. Đọc thầm đoạn văn sau: ĐIỀU MONG ƯỚC KÌ DIỆU Đêm hè nóng nực, hai chị em đang ngồi hóng mát, giữa màn đêm lúc ấy bỗng có một ngôi sao vụt sáng, rạch qua bầu trời như một nhát kiếm chói lòa. Cậu em giật áo chị và nói: - Chị ơi, em nghe người ta nói khi thấy sao đổi ngôi, mình mong ước điều gì thì hãy nói lên điều ước ấy. Thế nào cũng linh nghiệm! Cô bé quay lại dịu dàng hỏi: - Thế em muốn ước gì? Nhớ đến bố con ông lão diễn trò ủ rũ bên đường hồi chiều, cậu em thủ thỉ: - Ước gì giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật. Cô chị bèn cầm lấy tay em và nói với giọng đầy cảm động: - À, chị bảo điều này - Gì ạ? - À à không có gì. Chị chỉ nghĩ ông cụ chắc cần tiền lắm! Trong trí óc non nớt của cô bé bỗng hiện lên hình ảnh con lợn đất đựng tiền tiết kiệm cô để dành từ một năm nay trong góc tủ. Cô bé muốn dành cho bố con ông lão và cả em mình một niềm vui bất ngờ. Theo Hồ Phước Quả B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng (Câu 1,2,3,4) và hoàn thành các câu còn lại theo yêu cầu:(7 điểm) Câu 1: (0,5 điểm) Khi thấy sao đổi ngôi, cậu em đã làm gì? A. Liền đọc điều ước. B. Giật áo chị, nói với chị điều mình được nghe người ta nói. C. Thích thú reo lên. D. Giật mình sợ hãi. Câu 2: (0,5 điểm) Cậu bé ước điều gì? A. Ước bố con ông lão giàu có. B. Ước bản thân mình trở nên giàu có để giúp đỡ người khác.
  4. C. Được đi diễn trò. D. Ước giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật. Câu 3: (0,5 điểm) Cô chị đã nghĩ gì trước ước muốn của cậu em trai? A. Cảm động trước ước muốn giấy biến thành tiền thật. B. Về xin tiền bố mẹ để giúp đỡ ông lão. C. Dùng món tiền tiết kiệm của cô để giúp ông lão. D. Tìm cách giúp em trai mình đạt được ước muốn. Câu 4: (0,5 điểm) Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nêu đúng tình cảm và suy nghĩ của hai chị em trong câu chuyện? A. Một giọt máu đào hơn ao nước lã. B. Anh em như thể chân tay. C. Thương người như thể thương thân. D. Bán anh em xa, mua láng giềng gần. Câu 5: (1 điểm) Hai chị em trong câu chuyện những phẩm chất gì đáng quý? Câu 6: (1 điểm) Qua bài đọc, em rút ra bài học gì cho bản thân? Câu 7: (1 điểm) Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng: Từ “nhân” nào dưới đây có nghĩa là lòng thương người? a. Công nhân, nông dân cùng cùng đứng lên đấu tranh. b. Bác Hồ có một lòng nhân ái bao la. c. Bác em là công nhân may. d. Bà tôi rất nhân hậu. Câu 8: (1 điểm) Viết các từ được in đậm dưới đây vào nhóm thích hợp: Trong trí óc non nớt của cô bé bỗng hiện lên hình ảnh con lợn đất đựng tiền tiết kiệm cô để dành từ một năm nay trong góc tủ. Cô bé muốn dành cho bố con ông lão và cả em mình một niềm vui bất ngờ. Danh từ Động từ . . Câu 9: (1 điểm) Em hãy đặt 1 câu nói về một việc mà em hoặc bạn em đã làm để giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. HẾT HẾT
  5. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ I LỚP 4 NĂM HỌC: 2023 - 2024 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng số Mạch kiến thức, kĩ Câu/ năng điểm TN TL TN TL TN TL TN TL Kiến thức Tiếng Việt: Xác định danh Số câu 1 1 1 2 1 từ, động từ, tính từ. Xác định thành ngữ, Câu số 7 8 9 1 tục ngữ theo chủ điểm. Đặt câu theo Số điểm 1đ 1đ 1đ 2đ 1đ chủ điểm. Số câu 3 3 2 2 Đọc hiểu văn bản 1,2, 2 Câu số 5,6 4 3,4 Số điểm 2đ 2đ 2đ 2đ Số câu 5 3 1 5 3 Tổng Số điểm 3đ 3đ 1đ 4đ 3đ Tổng điểm 3đ 3đ 1đ 7đ
  6. PHÒNG GD & ĐT BA TRI TRƯỜNG TH MỸ HÒA ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT (ĐỌC HIỂU) GIỮA HỌC KÌ I – Lớp 4 NĂM HỌC: 2023 - 2024 CÂU ĐỀ A ĐỀ B ĐIỂM 1 D B 0,5đ 2 C D 0,5đ 3 A C 0,5đ 4 A C 0,5đ 5 Gợi ý: Hai chị em rất nhân hậu, biết quan tâm tới người khác. 1đ 6 Gợi ý: Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. 1đ 7 Đánh x vào các câu: b,d Đánh x vào các câu: b,d Mỗi ý đúng được 0,5đ 8 - Danh từ: cô bé, lợn, tủ, ông lão Mỗi ý đúng - Động từ: hiện, đựng, để dành, cho được 0,125đ 9 Tùy theo diễn đạt của học sinh mà cho điểm. 1đ Ví dụ: Em đã tham gia phong trào quyên góp sách vở để giúp đỡ đồng bào miền Trung bị lũ lụt.
  7. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: TIẾNG VIỆT (VIẾT) – LỚP 4 THỜI GIAN: 40 PHÚT Chọn 1 trong 3 đề sau: Đề 1: Em hãy viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng nhân hậu hoặc trung thực. Đề 2: Em hãy viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe ca ngợi lòng dũng cảm hoặc trí thông minh. Đề 2: Em hãy viết bài văn thuật lại một việc làm tốt mà em hoặc bạn bè, người thân, đã làm.
  8. PHÒNG GD & ĐT BA TRI TRƯỜNG TH MỸ HÒA HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT (VIẾT) CUỐI HỌC KÌ I – LỚP 4 NĂM HỌC: 2023 - 2024 * Phần Tập làm văn: Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng: A. Mở bài (1 điểm) Giới thiệu được câu chuyện hoặc sự việc được thuật lại bằng cách mở bài trực tiếp hoặc mở mài gián tiếp. B. Thân bài (7 điểm) - Nội dung: 5 điểm (kể lại được nội dung câu chuyện với lời văn rõ ràng, theo trình tự hợp lí và đúng cốt truyện). - Sáng tạo: 1 điểm (Bài viết có sự sáng tạo, có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc) - Kỹ năng: 1 điểm (Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài: sai dưới 05 lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt rõ nghĩa 1,0 điểm; sai từ 05 lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt không rõ nghĩa trở lên không ghi điểm). C. Kết bài (1 điểm) - Nêu kết thúc câu chuyện hoặc sự việc. (0,5 điểm) - Nêu suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc, cảm nhận của mình về câu chuyện, về những bài học, đức tính mà em học được qua câu chuyện đó. (0,5 điểm) * Phần Chính tả: Viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp: 1 điểm (viết sai chính tả dưới 5 lỗi, bài viết sạch đẹp 1 điểm; viết sai chính tả dưới 5 lỗi, bài viết bôi xóa 0,5 điểm; viết sai từ 5 lỗi chính tả trở lên không ghi điểm) Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.
  9. PHÒNG GD & ĐT BA TRI TRƯỜNG TH MỸ HÒA ĐỀ TIẾNG VIỆT (ĐỌC TIẾNG) GIỮA HỌC KÌ I – LỚP 4 NĂM HỌC : 2023 – 2024 Cho học sinh bốc thăm đọc một trong các đoạn sau và trả lời câu hỏi theo nội dung bài (GV nêu câu hỏi): Bài 1: Bóp nát quả cam Sáng nay, biết vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp vua để nói hai tiếng "xin đánh". Đợi từ sáng đến trưa, vẫn không gặp được, cậu bèn liều chết xô mấy người lính gác ngã chúi, xăm xăm xuống bến. Quân lính ập đến vây kín. Quốc Toản mặt đỏ bừng bừng, tuốt gươm, quát lớn: - Ta xuống xin bệ kiến vua, không kẻ nào được giữ ta lại. Theo Nguyễn Huy Tưởng Câu hỏi: Quốc Toản nóng lòng gặp vua như thế nào? Bài 2: Ông Trạng thả diều Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi điều. Theo Trinh Đường Câu hỏi: Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? Bài 3: Cậu bé thông minh Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải chịu tội. Được lệnh vua, cả vùng lo sợ. Chỉ có một cậu bé bình tĩnh thưa với cha: - Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua, con sẽ lo được việc này. Người cha lấy làm lạ, nói với làng. Làng không biết làm thế nào, đành cấp tiền cho hai cha con lên đường. Truyện cổ Việt Nam Câu hỏi: Nhà vua nghĩ ra cách gì để tìm người tài?
  10. Bài 4: Tuổi Ngựa - Mẹ ơi, con tuổi gì? Gió hồng vùng đất đỏ - Tuổi con là tuổi Ngựa Gió đen hút đại ngàn Ngựa không yên một chỗ Mấp mô triền núi đá Tuổi con là tuổi đi Con mang về cho mẹ Ngọn gió của trăm miền - Mẹ ơi con sẽ phi Ngựa con sẽ đi khắp Qua bao nhiêu ngọn gió Trên những cánh đồng hoa Gió xanh miền trung du Lóa màu trắng hoa mơ Trang giấy nguyên chưa viết Xuân Quỳnh Câu hỏi: Bạn nhỏ tưởng tượng “ngựa con” sẽ theo ngọn gió đi những đâu? Bài 5: Mẹ vắng nhà ngày bão Mấy ngày mẹ về quê Thương bố con vụng về Là mấy ngày bão nổi Củi mùn thì lại ướt. Con đường mẹ đi về Cơn mưa dài chặn lối. Nhưng chị vẫn hái lá Cho thỏ mẹ, thỏ con Hai chiếc giường ướt một Em thì chăm đàn ngan Ba bố con nằm chung Sáng lại chiều no bữa Vẫn thấy trống phía trong Bố đội nón đi chợ Nằm ấm mà thao thức. Mua cá về nấu chua Nghĩ giờ này ở quê Đặng Hiển Mẹ cũng không ngủ được Câu hỏi: Tìm những câu thơ cho thấy cả nhà luôn nghĩ đến nhau.
  11. PHÒNG GD & ĐT BA TRI TRƯỜNG TH MỸ HÒA ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI MÔN TIẾNG VIỆT (ĐỌC TIẾNG) GIỮA HỌC KÌ I – LỚP 4 NĂM HỌC : 2023 – 2024 Bài 1: Bóp nát quả cam Câu hỏi : Quốc Toản nóng lòng gặp vua như thế nào? Trả lời: Quốc Toản nóng lòng gặp vua, cậu đợi từ sáng tới trưa không được gặp bèn liều chết xô mấy người lính gác, xăm xăm bước xuống bến. Bài 2: Ông Trạng thả diều Câu hỏi: Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? Trả lời: Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đấy và có trí nhớ lạ thường: có thể thuộc hai mươi trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều. Bài 3: Cậu bé thông minh Câu hỏi: Nhà vua nghĩ ra cách gì để tìm người tài? Trả lời: Nhà vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không thì cả làng phải chịu tội. Bài 4: Tuổi Ngựa Câu hỏi: Bạn nhỏ tưởng tượng “ngựa con” sẽ theo ngọn gió đi những đâu? Trả lời: "Ngựa con" theo ngọn gió rong chơi qua mọi miền đất nước, từ miền trung du xanh ngắt, qua những cao nguyên đất đỏ, những rừng đại ngàn đan triền núi đá. "Ngựa con" mang về cho mẹ gió của trăm miền. Bài 5: Mẹ vắng nhà ngày bão Câu hỏi: Tìm những câu thơ cho thấy cả nhà luôn nghĩ đến nhau. Trả lời: - Ba bố con luôn nghĩ đến mẹ: Ba bố con nằm chung Vẫn thấy trống phía trong Nằm ấm mà thao thức. Nghĩ giờ này ở quê Mẹ cũng không ngủ được - Mẹ thì thương ba bố con phải lo nấu nướng: Thương bố con vụng về Củi mùn thì lại ướt.
  12. Hướng dẫn chấm: - Đọc đúng, ngắt nghỉ hơi: 1 điểm (Sai dưới 5 lỗi đọc tiếng, từ, ngắt nghỉ, đọc đúng tốc độ 60 giây:1 điểm Sai dưới 5 lỗi đọc tiếng, từ, ngắt nghỉ, đọc đúng tốc độ trên 60 giây:0,5 điểm Sai trên 5 lỗi về đọc tiếng, từ, ngắt nghỉ 0 điểm) - Giọng đọc phù hợp với nội dung trong đoạn: 1 điểm (Giọng đọc chưa thể hiện được nội dung: 0 điểm) - Trả lời đúng câu hỏi: 1 điểm (Trả lời chưa đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; không trả lời hoặc trả lời sai: 0 điểm).