Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Hùng Xuyên (Có đáp án)

docx 5 trang Hải Lăng 18/05/2024 1250
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Hùng Xuyên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_ket_noi_tri_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Hùng Xuyên (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 GIỮA HỌC KÌ I Năm học: 2023 -2024 Mạch kiến thức kĩ năng Số câu, Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng số điểm TN TL TN TL TN TL Phần kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp trả lời câu 3 hỏi Phần đọc hiểu Số câu 4 1 Đọc hiểu nội dung Số điểm 2 0.5 2.5 2 1 2 Số câu .Đọc hiểu hình thức Số điểm 1 0.5 2 3.5 1 Số câu Liên hệ, so sánh, kết nối Số điểm 1 1 4 2 2 2 1 Số câu Tổng: 2 1 1 2 1 10 Số điểm
  2. PHÒNG GD& ĐT ĐOAN HÙNG TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG XUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 4 Năm học: 2023 – 2024 Họ và tên: . Lớp: 4 Điểm Nhận xét của thầy (cô) giáo A. Đọc I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) Chiếc lá Chim sâu hỏi chiếc lá: - Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. - Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn? - Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ. - Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa? - Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường. - Thế thì chán thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện. - Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi – những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến (Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG) 1. Vì sao chim sâu muốn biết cuộc đời của chiếc lá? 2. Cuộc đời của chiếc lá diễn ra như thế nào? 3. Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá? 4. Trong câu chuyện trên, có những nhân vật nào nói với nhau?
  3. II. Đọc hiểu, Luyện từ và câu (7 điểm) Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi: Cánh diều tuổi thơ Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này, tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin: "Bay đi diều ơi! Bay đi!" Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. Theo TẠ DUY ANH Câu 1: Trong bài văn trên, tuổi thơ của tác giả gắn bó với trò chơi nào? M1 0,5 A. Thả diều. B. hái hoa, bắt bướm. C. chơi trốn tìm. D. Đánh trận giả. Câu 2: Trong các ý sau, ý nào tả cánh diều? M1 0,5 a) Tuổi thơ tôi được nâng lên từ những cánh diều. b) Cánh diều mềm mại như cánh bướm. c) Đám trẻ mục đồng hò hét thả diều thi. d) Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Câu 3: Tác giả đã khát khao, chờ đợi điều gì khi ngửa cổ nhìn theo những cánh diều? M1 0,5 a) . Mong cánh diều của mình bay cao nhất. b) Mong cánh diều bay lên dải Ngân Hà. c) Chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời . d) Cánh diều bay lượn như cánh bướm Câu 4 : Nội dung bài văn là gì? M1 0.5 A. Tả các loại sáo diều. B. Tả về buổi thả diều của trẻ con thành phố. C. Viết về cảm xúc của đám trẻ mục đồng với trò chơi thả diều. D. Giới thiệu ích lợi của trò chơi thả diều Câu 5: Bài văn sử dụng những động từ nào để tả niềm vui của lũ trẻ? M2 0.5 A. Thi, thả, gọi. B.Vi vu, trầm bổng, mềm mại. C. Nâng, cầu xin, bay.
  4. D. Hò hét, vui sướng, phát dại Câu 6: Qua các câu đầu tiên và câu cuối bài , tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ? M2(0.5 điểm) A. Cánh diều là kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ. B. Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp cho tuổi thơ. C. Cánh diều đem đến bao niềm vui cho tuổi thơ. D. Cánh diều mang theo hình bóng những người thân yêu. Câu 7 :Tìm một câu văn trong bài miêu tả tiếng sáo diều? (0.5 điểm) M1 Câu 8 : Tìm những từ ngữ trong bài miêu tả vẻ đẹp của bầu trời vào ban đêm? (0,5điểm) M1 Câu 9:Tìm danh từ chung, danh từ riêng có trong câu văn sau : “Cánh diều đang trôi trên dải Ngân Hà” (1điểm) M2 - Danh từ chung: - Danh từ riêng: Câu 10 : Tìm động từ có trong câu văn sau : “Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.” (1điểm) M2 Câu 11:Tưởng tượng em được thả diều cùng đám trẻ mục đồng . Hãy viết 1 câu văn tả cảm xúc của em khi đó . (1 điểm) M3 B. Viết: Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích.
  5. Đáp án Môn: Tiếng Việt Lớp 4 A. Bài kiểm tra đọc: 10 điểm I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) - Đọc to, rõ tiếng, tốc độ 80- 90 chữ/ phút. Ngắt nghỉ hơi đúng: 2 điểm - Trả lời đúng câu hỏi: 1 điểm II. Đọc hiểu: 7 điểm Câu 1: A. Thả diều. (0,5 điểm) Câu 2. . Cánh diều mềm mại như cánh bướm (0,5 điểm) . Câu 3: C. Chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời (0,5 điểm) Câu 4:C. Viết về cảm xúc của đám trẻ mục đồng với trò chơi thả diều. (0,5 điểm) Câu 5. D. Hò hét, vui sướng, phát dại.(0,5 điểm) Câu 6.B. Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp cho tuổi thơ. (0,5 điểm) Câu 7. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng(1điểm) Câu 8 .huyền ảo, diều đang trôi trên dải Ngân Hà, Bầu trời đẹp như một thảm nhung khổng lồ (1điểm) .Câu 9.- Danh từ chung: Cánh diều, dải - Danh từ riêng: Ngân Hà (1điểm) Câu 10. Động từ : hò hét , thả (1điểm) Câu 11 : VD : Em vui sướng khi thấy những cánh diều bay lượn trên bầu trời. B. Bài kiểm tra Viết 10 điểm + Viết được bài văn tả kể chuyện đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng các yêu cầu của đề bài : Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng thể loại văn kể chuyện. 8 điểm - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày đúng đoạn văn xuôi: 2,0 điểm - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,25 điểm. * Lưu ý: nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 0,5 điểm toàn bài. * Điểm chung toàn bài: (Điểm Đọc + điểm Viết ): 2