Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Phong Đông (Có đáp án)

doc 4 trang Hải Lăng 18/05/2024 890
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Phong Đông (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_ket_noi_tri_t.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Phong Đông (Có đáp án)

  1. Trường TH&THCS PHONG ĐÔNG Đề kiểm tra giữa HKI. Năm học 2023 - 2024 Môn: Tiếng Việt. Lớp 4A Điểm Thời gian: 90 phút Họ và tên: . Ngày kiểm tra: 7/11/2023 Điểm Lời nhận xét của thầy (cô) giáo A. Kiểm tra đọc: (10 điểm). I. Đọc thành tiếng (3 điểm). II . Đọc hiểu: (7 điểm). Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: Bóp nát quả cam Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận. Biết vua họp bàn việc nước dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp nhà vua xin đánh giặc. Đợi mãi không gặp được vua, cậu liều chết xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến. Gặp vua, Quốc Toản quỳ xuống tâu: - Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh! Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội. Vua cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo: - Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen. Nói rồi, vua ban cho Quốc Toản một quả cam. Quốc Toản ấm ức bước lên bờ: "Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, không cho dự bàn việc nước". Nghĩ đến quân giặc ngang ngược, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt. Khi trở ra, Quốc Toản xoè tay cho mọi người xem cam quý. Nhưng quả cam đã nát từ bao giờ. (Theo Nguyễn Huy Tưởng) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc trả lời câu hỏi: Câu 1. Truyện kể về nhân vật lịch sử nào? (0,5 điểm) a. Trần Quốc Toản. b. Trần Hưng Đạo. c. Trần Nhân Tông. d. Trần Thái Tông. Câu 2. Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để làm gì? (0,5 điểm) a. Cấu kết với nước ta xâm chiếm nước khác . b. Giúp đỡ nước ta. c. Thông thương với nước ta . d. Xâm chiếm nước ta. Câu 3. Đợi mãi không gặp được vua, Quốc Toản đã làm gì? (0,5 điểm) a. Liều chết xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến. b. Tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội. c. Hai bàn tay bóp chặt quả cam. d. La hét.
  2. Câu 4. Quốc Toản xoè tay cho mọi người xem gì? (0,5 điểm) a. Chỉ tay. b. Móng tay. c. Cam quý. d. Ngón tay. Câu 5. Việc Trần Quốc Toản vô tình làm nát quả cam cho thấy điều gì? (1 điểm) . Câu 6. Em học được điều gì, sau khi đọc xong bài: Bóp nát quả cam ? (1 điểm) . . Câu 7. Câu nào sau đây gồm các danh từ riêng? (1 điểm) a. Mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông. b. Giáo viên, bác sĩ, kế toán, kĩ sư. c. Học sinh, sinh viên, thiếu nhi, trẻ em. d. Hà Nội, Đà Lạt, Kiên Giang. Câu 8. Câu “Quốc Toản làm trái phép nước” động từ là: (1 điểm) a. Quốc Toản b. Làm c. Trái d. Phép nước Câu 9. Tìm 1 động từ có trong bài đọc. (0,5 điểm) . Câu 10. Đặt 1 câu với động từ vừa tìm được ở câu 9. (0,5 điểm) . B. Phần viết: (10 điểm) Đề bài: Em hãy viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
  3. ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 7 8 Ý a d a c d b Câu 6. Việc Trần Quốc Toản vô tình làm nát quả cam chứng tỏ Trần Quốc Toản là người yêu nước và căm thù quân giặc. Câu 7. Có tinh thần yêu nước, biết ơn những vị anh hùng dân tộc . Câu 9. VD. Cho Câu 10. VD. Lan ơi cho mình mượn cây viết nhé. Tập làm văn - Trình bày đúng yêu cầu của một bài văn thuộc thể loại kể chuyện. Bố cục rõ ràng, có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết luận. (1 điểm) - Chữ viết sai 10 lỗi chính tả trừ (1điểm) - Viết được mở bài (1điểm) - Viết được kết bài (1điểm) - Thân bài: Kể chi tiết câu chuyện, diễn biến, tình tiết câu chuyện ra sao. (Tuỳ theo bài làm của HS mà GV cho điểm)