Đề kiểm tra đội tuyển môn Địa Lý Lớp 9 - Trường THPT Lương Đắc Bằng
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra đội tuyển môn Địa Lý Lớp 9 - Trường THPT Lương Đắc Bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_doi_tuyen_mon_dia_ly_lop_9_truong_thpt_luong_dac.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra đội tuyển môn Địa Lý Lớp 9 - Trường THPT Lương Đắc Bằng
- SỞ GD VÀ ĐT THANH HÓA ĐỀ KIỂM TRA ĐỘI TUYỂN LẦN 1 TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG MÔN: ĐỊA LÝ ( Thời gian: 180 phút ) Câu I (3,0 điểm): 1. Trình bày ảnh hưởng của nhân tố khí hậu, đất đến sự phát triển và phân bố của sinh vật. 2. Chứng minh rằng tuần hoàn của nước là một vòng tròn khép kín. Thông qua các vòng tuần hoàn, lượng nước trên Trái Đất có thay đổi không? Câu II (3,0 điểm). 1. Phân tích mối quan hệ giữa khí áp và gió. Nguyên nhân làm thay đổi khí áp. 2. Quy luật đai cao và quy luật địa ô khác nhau cơ bản ở những điểm nào? Câu III (4,0 điểm). 1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa. 2. Trình bày nguyên nhân của quy luật địa đới và quy luật phi địa đới. Câu IV (4,0 điểm). 1. Thổ nhưỡng là gì? Trình bày vai trò của các nhân tố hình thành đất. 2. Trình bày khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. Câu V (6,0 điểm). Cho bảng số liệu sau: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA HOA KỲ, NHẬT BẢN VÀ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2014 (Đơn vị: triệu USD) Quốc gia 2010 2011 2012 2013 2014 Hoa Kỳ 14.164.372,0 15.517.926,0 16.163.158,0 16.768.053,0 17.419.000,0 Nhật Bản 5.495.386,0 5.905.632,0 5.954.477,0 4.919.563,0 4.601.461,0 Việt Nam 110.686,0 133.264,0 155.275,0 171.193,0 186.152,0 (Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2015) 1. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014. 2. Qua biểu đồ, bảng số liệu rút ra nhận xét, giải thích tổng sản phẩm và tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của các quốc gia nói trên giai đoạn 2010 – 2014. HẾT
- HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÝ Câu Ý Nội dung Điểm I.(3Đ) 1. Trình bày ảnh hưởng của nhân tố khí hậu, đất đến sự phát triển và phân bố của sinh vật. Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua: nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng. - Nhiệt độ: mỗi loài chỉ thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bố ở nhiệt đới xích đạo, loại lạnh phân bố ở các vùng vĩ độ cao, núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi. - Nước và độ ẩm không khí: những nơi có điều kiện nhiệt ẩm và nước thuận lợi như xích đạo, nhiệt đới ẩm là môi trường tốt để sinh vật phát triển, hoang mạc ít loài sinh sống. - Ánh sáng: quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tôt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán cây khác. - Đất: Đặc tính lí hóa và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật, ví dụ: Đất ngập mặn thích hợp cây ưa mặn như sú, vẹt vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ở các bãi triều ngập mặn ven biển. Đất đỏ vàng ở dưới xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên có rất nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển. 2. Chứng minh rằng tuần hoàn của nước là một vòng tròn khép kín. Thông qua các vòng tuần hoàn, lượng nước trên Trái Đất có thay đổi không? * Tuần hoàn của nước là một vòng khép kín: - Nước trên Trái Đất tham gia vào 2 vòng tuần hoàn, là vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. + Vòng tuần hoàn nhỏ: Nước biển và đại dương bốc hơi, ngưng tụ thành mây, gây mưa rơi xuống ngay trên biển và đại dương, rồi lại tiếp tục bốc hơi + Vòng tuần hoàn lớn: nước biển, đại dương bốc hơi, ngưng tụ thành mây, mây được gió thổi vào lục địa, gây mưa (ở vùng có vĩ độ thấp và địa hình thấp nước rơi ở dạng lỏng; vùng có vĩ độ cao và địa hình cao nước bị đóng băng tạo thành tuyết rơi), một phần hòa vào ao, hồ, sông suối; một phần ngấm qua các tầng đá thấm nước thành dòng chảy ngầm. Cuối cùng nước ở các ao, hồ, sông suối và dòng chảy ngầm đều đổ ra biển và đại dương, rồi lại bốc hơi => Như vậy, nước tham gia vào vòng tuần hoàn nhỏ, đồng thời cũng tham gia vào vòng tuần hoàn lớn, tạo thành một đường vòng khép kín. * Thông qua các vòng tuần hoàn, lượng nước trên Trái Đất không thay đổi mà chỉ biến đổi đổi từ dạng này sang dạng khác.
- 1. Phân tích mối quan hệ giữa khí áp và gió. Nguyên nhân làm thay đổi II.(3Đ) khí áp. a. Mối quan hệ giữa khí áp và gió - Khí áp trên Trái Đất phân bố thành các đai áp cao và áp thấp xen kẽ nhau và đối xứng qua đai thấp xích đạo. Không khí di chuyển từ nơi có khí áp cao tới nơi có khí áp thấp tạo nên gió. b. Nguyên nhân làm thay đổi khí áp - Độ cao: Khí áp giảm khi lên cao vì càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ. - Nhiệt độ: Nhiệt độ tăng, không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp giảm; nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng. - Độ ẩm: Khí áp giảm khi không khí chứa nhiều hơi nước (độ ẩm không khí tăng) 2. Quy luật đai cao và quy luật địa ô khác nhau cơ bản ở những điểm nào? Nguyên nhân: - Quy luật đai cao: do sự giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi. - Quy luật địa ô: do sự phân bố đất liền và biển, đại dương, làm cho khí hậu ở lục địa bị phân hóa từ Đ sang T; càng vào trung tâm lục địa tính chất lục địa của khí hậu càng tăng. Ngoài ra, còn do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến. Sự biểu hiện của quy luật: - Quy luật đai cao: sự phân bố của các vành đai đất và thực vật theo độ cao - Quy luật địa ô: sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ. III 1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa. (4 Đ) - Khí áp: + Khu khí áp thấp hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp ngưng thành giọt sinh ra mưa. Các vùng áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên Trái Đất. + Khu khí áp cao không khí ẩm không bốc lên được, lại có gió thổi đi, không có gió thổi đến nên mưa rất ít hoặc không có mưa. - Frông: Sự xáo trộn giữa khối không khí nóng và lạnh dẫn đến nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa. Vùng có frông, dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường mưa nhiều. - Gió: + Những vùng sâu trong lục địa, nếu không có gió từ đại dương thổi vào thì
- mưa ít. + Miền có gió mậu dịch mưa ít vì đây chủ yếu là gió khô, miền có gió mùa có mưa lớn vì gió mùa mùa hạ thổi từ đại dương vào. - Dòng biển: Cùng nằm ven bờ đại dương, nơi có dòng biển nóng đi qua thường có mưa nhiều, nơi có dòng biển lạnh đi qua thì mưa ít. - Địa hình: + Cùng sườn núi, càng lên cao càng mưa nhiều, nhưng đến một độ cao nào đó độ ẩm không khí giảm sẽ không còn mưa. + Cùng một dãy núi sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít. 2.Trình bày nguyên nhân của quy luật địa đới và quy luật phi địa đới. a. Quy luật địa đới: Do dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ mặt trời. - Dạng cầu làm cho góc chiếu của tia sáng mặt trời tới bề mặt đất thay đổi từ xích đạo về hai cực, vì vậy lượng bức xạ mặt trời mà mặt đất nhận được cũng thay đổi theo. - Bức xạ mặt trời là nguồn gốc và động lực của nhiều hiện tượng và quá trình tự nhiên ở bề mặt đất. Vì thế, sự phân bố theo đới của lượng bức xạ mặt trời đã gây ra tính địa đới của nhiều thành phần và cảnh quan địa lí trên Trái Đất. b. Quy luật phi địa đới: - Là do nguồn năng lượng bên trong của Trái Đất. - Nguồn cung cấp năng lượng bên trong của Trái Đất đã tạo ra sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao. IV(4Đ) 1. Thổ nhưỡng là gì? Trình bày vai trò của các nhân tố hình thành đất. a. Khái niệm.: Thổ nhưỡng là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa được đặc trưng bởi độ phì b. Vai trò: - Ðá mẹ: Là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng nhiều đến tính chất của đất. - Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất thông qua nhiệt và ẩm, ảnh hưởng gián tiếp thông qua lớp phủ thực vật. Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất. - Ðịa hình ảnh hưởng đến sự hình thành đất thông qua độ cao và độ dốc địa hình, đồng bằng tầng đất dày, phì nhiêu, đồi núi tâng đất mỏng, bạc màu. ÐH ảnh hưởng đến khí hậu tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao. - Thời gian: Thời gian hình thành đất được gọi là tuổi đất. Tuổi đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động đến các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, cường độ tác động. - Con người ảnh hưởng đến sự hình thành đất thông qua hai mặt. Mặt tích cực đó là cải tạo đất hoang, thau chua, rửa mặn, cầy xới đất tơi xốp hơn. Mặt tiêu
- cực là làm cho đất bị xói mòn, bạc màu,gây ô nhiễm đất đe dọa hoang mạc hóa 2. Trình bày khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. - Khái niệm: là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí. - Nguyên nhân: +Do tất cả những thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp, hoặc gián tiếp của ngoại lực và nội lực, vì thế chúng không tồn tại và phát triển một cách cô lập. +Những thành phần này luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và nãng lượng với nhau, khiến chúng có sự gắn bó mật thiết ðể tạo nên thể thống nhất và hoàn chỉnh. - Biểu hiện: +Trong tự nhiên bất kì lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đối sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ. Ví dụ - Ý nghĩa: Cho chúng ta thấy sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng. V(6Đ) 1.* Xử lý số liệu: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của Hoa Kỳ, Nhật bản và Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014 (Đơn vị: %) Quốc gia 2010 2011 2012 2013 2014 Hoa Kỳ 100,0 109,6 114,1 118,4 123,0 Nhật Bản 100,0 107,5 108,4 89,5 83,7 Việt Nam 100,0 120,4 140,3 154,7 168,2 * Vẽ biểu đồ: - Biểu đồ thích hợp nhất: Biểu đồ đường.- Yêu cầu: Chính xác, khoa học, đẹp, rõ ràng, đảm bảo các kỹ thuật thể hiện biểu đồ đường (Ghi danh số trên các trục có số liệu trên các đường, chú giải, tên biểu đồ ) Lưu ý: - Vẽ dạng khác không cho điểm. - Nếu thiếu một trong các yêu cầu trừ 0,25 điểm/yêu cầu. * Nhận xét: - Giai đoạn 2010 - 2014 tổng sản phẩm và tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của các nước nói trên tăng. Trong đó: - Tổng sản phẩm của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Việt nam đều tăng qua các năm, trong đó Hoa Kỳ tăng 1,23 lần, Việt Nam tăng 1,68 lần. Nhật Bản tăng 1,0 lần
- giai đoạn 2010-2012, sau đó giảm nhẹ đến 2014. - Về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước các quốc gia nói trên có tốc độ tăng trưởng không đều. +Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong vòng 4 năm: Tăng 68,2%. + Hoa Kỳ tăng liên tục và tăng 23,0%. +Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng không ổn định: + Từ năm 2010 đến 2012 tăng 8,4%. + Từ 2012 đến 2014 lại giảm 16,4%. => Việt Nam có tổng sản phẩm trong nước nhỏ nhất nhưng tăng nhanh nhất, thứ 2 là Hoa Kỳ và Nhật Bản tăng chậm nhất. * Giải thích: - Hoa Kỳ, Nhật Bản là các nước có nền KT phát triển hàng đầu thế giới, quy mô nền KT rất lớn. Việt Nam là nước đang phát triển, quy mô nền KT nhỏ -Hoa kỳ và Nhật bản có tốc độ tăng trưởng chậm do quy mô tổng sản phẩm lớn và duy trì tốc độ tăng trưởng của nền KT hàng đầu. -VN đang trong quá trình CNH-HĐH và đạt được nhiều thành tựu, nên có tốc độ tăng trưởng nền KT nhanh TỔNG Cộng I+II+III+IV+V 20Đ