Đề kiểm tra đội tuyển lần 1 môn Lịch sử Lớp 9 - Đề số 1 - Trường THPT Lương Đắc Bằng

doc 4 trang nhatle22 3400
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra đội tuyển lần 1 môn Lịch sử Lớp 9 - Đề số 1 - Trường THPT Lương Đắc Bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_doi_tuyen_lan_1_mon_lich_su_lop_9_de_so_1_truong.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra đội tuyển lần 1 môn Lịch sử Lớp 9 - Đề số 1 - Trường THPT Lương Đắc Bằng

  1. SỞ GD VÀ ĐT THANH HÓA ĐỀ KIỂM TRA ĐỘI TUYỂN LẦN 1 TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG MÔN: LỊCH SỬ ( Thời gian: 180 phút ) Câu 1: (5.0 điểm) Xã hội có giai cấp đầu tiên và nhà nước ra đời trong điều kiện nào? Giải thích kết cấu xã hội tương ứng nền kinh tế xã hội phương Đông. Câu 2:(5.0 điểm Hãy chứng minh: những hiểu biết về văn hóa thời cổ đại Phương Đông đã được cư dân Địa Trung Hải kế thừa và phát triển ở trình độ cao hơn Câu 3: (5.0 điểm) So sánh những điểm giống nhau và khác nhau trong việc phân chia giai cấp ở xã hội phương Đông và phương Tây thời cổ đại. Câu 4: (5.0 điểm) Lập bảng so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải theo các yêu cầu sau đây: Điều kiện tự nhiên, hoạt động kinh tế, thời gian hình thành của nhà nước, cơ cấu xã hội, thể chế chính trị. Hết
  2. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN : LỊCH SỬ Câu 1: 5.0đ Nội dung Điểm Xã hội có giai cấp đầu tiên ra đời trong điều kiện 0.5 - Kỹ thuật thấp: Đồ đồng đỏ, đồng thau; nhưng điều kiện tự nhiên thuận lợi chủ yếu trên lưu vực các con sông lớn - Những dải đất phù sa màu mỡ cùng khí hậu thuận lợi cho phép tập 0.5 trung đông đảo dân cư, dùng cuốc bằng gỗ để làm đất gieo trồng - Muốn gieo trồng được , muốn tạo được một lượng sản phẩm thừa 0.5 thường xuyên, đủ nuôi sống xã hội, đủ cung cấp cho vua và quý tộc, đủ xây dựng Kim tự tháp thì cần đảm bảo một hệ thống thủy lợi. -Ở phương Đông nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu, tuy cũng có 0.5 những ngành kinh tế khác bổ trợ như chăn nuôi, thủ công, thương nghiệp Giải thích kết cấu xã hội có giai cấp đầu tiên ở phương Đông - Quý tộc gồm có quan lại( Trung ương và địa phương), các chỉ huy 1.0 quân đội và phụ trách lễ nghi tôn giáo vốn xuất thân từ các bô lão( cho nên được gọi là các quý tộc thị tộc). Tầng lớp này sống sung túc dựa trên sự bóc lột nông dân - Nông dân công xã sống theo các gia đình phụ hệ, có tư hữu chủ yếu 1.0 là nông cụ, gia súc, nhưng họ vẫn duy trì và gắn bó với công xã, phải dựa vào nhau để làm thủy lợi, thu hoạch Ruộng đất chung của công xã đem chia cho các gia đình nông dân. Họ sản xuất và sống riêng lẻ nhưng lại ràng buộc với nhau vì ruộng đất là của chung. Họ tự lo cuộc sống của mình và nộp thuế cho quan lại địa phương, cho đền miếu và nhà nước. - Nô lệ chủ yếu là tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ không trả 0.5 được hoặc phạm tội. Vai trò của họ là làm các công việc nặng nhọc và hầu hạ quý tộc. - Nông dân công xã và nô lệ tuy có thân phận khác nhau, nhưng đều 0.5 cùng chịu sự cai trị và bị vua, quý tộc bóc lột. Câu 2: 5.0đ Nội dung Điểm Những hiểu biết về văn hóa ở thời cổ đại phương Đông xuất hiện 0.25 cách đây khoảng 3500 năm TCN, khi công cụ lao động bằng đồng xuất hiện trên lưu vực các con sông lớn Những hiểu biết về văn hóa ở thời cổ đại Phương Tây xuất hiện 0.25 muộn hơn ở phương Đông, khi công cụ lao động bằng sắt ra đời và sự tiếp xúc với biển cả, cư dân Địa trung hải mới biết tiếp thu những hiểu biết văn hóa thời cổ đại phương Đông và phát triển tới trình độ
  3. sáng tạo cao hơn. Những thành tựu chủ yếu - Lịch và chữ viết 0.5 + Người Hy Lạp có hiểu biết chính xác hơn về trái đất và hệ mặt trời. Về sau người Rô Ma đã tính được 1 năm có 365 ngày và ¼ ngày. Họ định mỗi tháng có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày. Phép tính lịch của người Rooma đã gần với hiểu biết ngày nay. + Hệ thống chữ cái Roma ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6 chữ làm thành 0.5 hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay. Họ cũng có hệ chữ số mà ngày nay thường dùng để đánh các đề mục lớn, gọi là số La Mã . Đây là một phát minh lớn của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại. - Sự ra đời của khoa học 0.5 + Toán học: Với người Hy Lạp toán học đã vượt lên trên sự ghi chép và giải các bài toán riêng biệt. Những nhà toán học mà tên tuổi vẫn còn lại đến ngày nay đã để lại những định lí, định đề có giá trị khái quát hóa cao: Định lí Talet, Định lí Pitago + Về Toán và vật lý học: nhà toán học và vật lý học nổi tiếng Ácsimet với 0.5 công thức tính diện tích và thể tích của hình trụ và hình cầu, nguyên lí về vật nổi và hàng loạt phát minh khoa học của ông. + Về sử học: Sử học cũng vượt qua giới hạn của sự ghi chép tản mạn, 0.5 thuần túy biên niên của thời trước. Các sử gia cổ đại Hy Lạp và Rô Ma đã biết tập hợp các tài liệu, phân tích và trình bày có hệ thống lịch sử một nước hay một cuộc chiến tranh. Heerrodot viết “lịch sử”, Tusidi viết “ cuộc chiến tranh PEeelepon”, Tasit viết “ lịch sử Rooma”, phong tục người Giecsmanh + Về địa lý: Strabon của Hi lạp cổ đại cũng đã đi và khảo sát rất nhiều vùng 0.5 quanh Địa trung Hải, để lại nhiều tài liệu ghi chép và khảo cứu veed địa lý rất có giá trị. + về văn chương: vượt qua văn học dân gian thời cổ đại phương Đông, 0.5 người Hy lạp sau các anh hùng ca nổi tiếng của HOoomero đã có những nhà biên kịch tài bai như Etsin, Soophooc Người Rô-ma cũng có những nhà văn hóa lớn như Lucrexo, Vieecgin các tác phẩm này đã đạt tới trình độ hoàn thiện của ngôn ngữ cổ đại, mang tính nhân đạo sâu sắc, đề cao cái đẹp, cái thiện + Về nghệ thuật: Có nhiều tượng, đền đài như tượng Lực sỹ ném đĩa, tượng 0.5 thần vệ nữ Milo đẹp, hiện thực, sinh động, thanh khiết. Các công trình kiến trúc cũng đạt tới trình độ tuyệt mĩ như Đền Pactonong thanh thoát, làm say mê lòng người Như vậy từ sự tiếp thu những thành tựu của văn hóa cổ đại phương Đông, 0.5 cư dân Địa Trung Hải đã phát triển tới trình độ sáng tạo văn hóa cao ở thời cổ đại, tạo cơ sở cho nhân loại ở những thời kỳ sau này tiếp thu , kế thừa, phát triển văn hóa lên những bước sáng tạo cao hơn. Nó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân loại.
  4. Câu 3:5.0 điểm Tiêu chí Phương Đông Phương Tây Giống nhau - Đều có giai cấp thống trị và bị trị ( 1.5 đ) - Giai cấp thống trị nắm toàn bộ quyền hành về kinh tế, chính mỗi ý 0.5 đ trị, xã hội. - Nô lệ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, bị bóc lột Khác nhau -Giai cấp thống trị gồm: Vua, quý -Giai cấp thống trị gồm: chủ ( 3.5đ) tộc quan lại,, tăng lữ, chủ ruộng nô, chủ xưởng, chủ lò, chủ đất ( 0.5) thuyền ( 0.5) -Giai cấp bị trị: nông dân công xã, -Giai cấp bị trị: bình dân, nô thợ thủ công, nô lệ ( 0.5) lệ (0.5) -Nông dân công xã là lực lượng sản -Nô lệ là lực lượng sản xuất xuất chính trong xã hội (0.5). chính trong xã hội (0.5) -Quan hệ bóc lột chính: vua – quý -Quan hệ bóc lột chính: chủ tộc với nông dân công xã (0.25) nô với nô lệ (0.25) Câu 4: 5.0 đ( Mỗi tiêu chí 1.0 đ) Tiêu chí so Phương Đông Địa Trung Hải Điểm sánh Điều kiện tự Có nhiều đất đai canh tác, Đất đai ít, không màu mỡ, 1.0 đ nhiên có mưa đều đặn theo mùa, đất ven đồi , khô cằn. Có có khí hậu nóng ẩm, được nhiều đảo, bán đảo, cảng các dòng sông bồi đắp nên biển đất đai màu mỡ. Hoạt động Kinh tế nông nghiệp đóng Nông nghiệp hạn chế 1.0 kinh tế vai trò chủ đạo; ngành nghề Kinh tế thủ công nghiệp hỗ trợ như thủ công nghiệp phát đạt (luyện kim, đồ mĩ ( làm gốm, dệt vải ) và nghệ, đồ da, nấu rượu) ; trao đổi sản phẩm Hoạt động thương mại mở rộng( ven biển Địa trung hải, Ai cập) Thời gian hình Khoảng thiên niên kỷ thứ Khoảng thiên niên kỷ I 1.0 thành nhà nước IV đến thiên niên kỷ thứ III TCN TCN. Cơ cấu xã hội Vua chuyên chế, quý tộc, Chủ nô, bình dân, nô lệ 1.0 quan lại, chủ ruộng đất, tăng lữ, nông dân công xã, nô lệ Thể chế chính Quân chủ chuyên chế Dân chủ chủ nô 1.0 trị