Đề kiểm tra định kì môn Toán Lớp 5 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Hoàng Kim

doc 9 trang nhatle22 3820
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì môn Toán Lớp 5 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Hoàng Kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_mon_toan_lop_5_hoc_ki_i_nam_hoc_2019_202.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì môn Toán Lớp 5 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Hoàng Kim

  1. Trường: TH Hoàng Kim KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I – Lớp 5 Họ tên : . Năm học : 2019-2020 Lớp : 5 Môn :Toán Thời gian : 40 phút Điểm Nhận xét của GV Ý kiến của PH I- PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu1: Trong các phân số: 2 ; 5 ; 4 ; 7 Phân số nào có thể viết được thành 3 6 7 8 phân số thập phân. A. 2 B. 5 C. 4 D. 7 3 6 7 8 Câu 2: Số thập phân gồm có Bốn trăm mười lăm đơn vị, hai phần trăm và ba phần nghìn viết là: A . 415,23 B. 415,023 C . 415,230 Câu 3: Trong số 12 ,94 có phần thập phân là: A. 94 B . 94 C. 94 10 100 Câu 4: 12 ha 5 m2 = ha Số thập phân cần viết vào chỗ chấm là: A. 12,0005 B. 12, 05 C. 12 ,5 Câu 5: : Mua 5 quyển vở hết 25 000 đồng. Mua 20 quyển vở như thế thì hết số tiền là: A. 50 000 đồng B. 100 000 đồng C. 5 000 đồng Câu 6 Trong số 135,43 chữ số 3 ở bên trái có giá trị gấp chữ số 3 ở bên phải số lần là : A. 10 lần. B. 100 lần C. 1000 lần II- PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm) Câu 1: Tính: ( 1,5 điểm) a) 3 3 - 11 = 4 2 b) 2 2 : 12 + 1 = 3 5 3 Câu 2 : ( 2 điểm) Xếp các số sau theo thứ tự : a) Từ lớn đến bé : 5,246 ; 5,462 ; 6,542 ; 6,524 ; 4,246
  2. b) Từ bé đến lớn : 12,45 ; 12,54 ; 14,52 ; 14,25 ; 15,42 Câu 4 : (2,5 điểm) Để lát nền một phòng học hình chữ nhật, người ta dùng loại gạch men hình vuông cạnh 30 cm. Hỏi cần bao nhiêu viên gạch để lát kín nền phòng đó, biết rằng phòng học đó có chiều dài 9m và có chiều rộng bằng 2 3 chiều dài ( diện tích phần mạch vữa không đáng kể). Câu 5 : ( 1 điểm) Ba bạn An, Hà và Hùng có tất cả 120 viên bi. Số bi của An bằng 1 số bi của Hà và Hùng. Số bi của Hà hơn số bi của Hùng là 10 viên. Hỏi 2 mỗi bạn có bao nhiêu viên bi ?
  3. Trường: TH Hoàng Kim KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I – Lớp 5 Họ tên : . Năm học : 2019-2020 Lớp : 5 Môn :Tiếng việt Thời gian : 40 phút Điểm Nhận xét của GV Ý kiến của PH PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I- Đọc thành tiếng (5 điểm) II- Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập: CON ĐƯỜNG LÀNG Con đường rộng 4 mét, chạy thẳng tắp, nối liền quốc lộ với các xóm ven sông. Tới đầu thôn, nó tỏa đi các nơi bởi các lối mòn, hương lộ dọc ngang chi chít như bàn cờ, chạy băng băng qua cánh đồng trống trải, thoáng mát. Đường làng được bao phủ bởi hàng cây bạch đàn xanh cao, đẹp đẽ. Mùi trái cây đang độ chín. Mùi lúa đã lên đòng, mơn mởn, hun hút sữa non theo gió lan tỏa ngát dịu. Hương hoa đồng nội, hòa với khí trời trong xanh tĩnh lặng càng làm cho con người cảm thấy dễ chịu, khỏe khoắn sau một ngày làm việc ngoài đồng mệt nhọc. Chú bé cưỡi trâu đi về, cô hàng gánh nước tưới rau bên đường, bác nông dân vác cày đi về trong hoàng hôn đượm màu tím đỏ. Phía tây, mặt trời dần khuất sau núi, chỉ còn lại vài tia nắng nhè nhẹ buông lơi. Con đường làng có từ lâu lắm. Xưa kia, các cụ kể rằng, để có được con đường liên thông với nhau, cha ông ta đã cật lực đào đất đắp đường, mồ hôi nhuộm đẫm máu hồng, đối mặt với đất trời khắc nghiệt. Rồi trải qua bao năm tháng dãi dầu, trải qua bao thăng trầm của cộc sống, con đường làng vẫn lặng im chịu đựng như là nhân chứng cho mọi biến cố lịch sử đã đi qua. Bao lớp người đã ra đi và biết bao người đã giã biệt cuộc sống để bảo vệ quê hương, đất nước và bảo vệ chính ngôi làng yêu quý- nơi chôn rau cắt rốn của mình khi có nạn ngoại xâm. Theo Trường Xuân Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu 1, câu 2, câu 3, câu 4 : Câu 1 : Đoạn văn trên thuộc kiểu bài văn miêu tả : A. Tả cảnh. B. Tả đồ vật. C. Tả cây cối. Câu 2: Tác giả quan sát con đường làng bằng những giác quan nào? A. Thị giác, thính giác. B. Thị giác, khứu giác. C. Khứu giác, thính giác. Câu 3: Chi tiết nào miêu tả con đường làng?
  4. A. Đường mềm như dải lụa, uốn quanh một gốc đa. B. Từ đầu thôn, nó tỏa đi các nơi bởi các lối mòn, hương lộ dọc ngang chi chít như bàn cờ, chạy băng băng qua cánh đồng trống trải, thoáng mát. Đường làng được bao phủ bởi hàng cây bạch đàn xanh cao, đẹp đẽ. C. Con đường ngoằn ngoèo, uốn khúc. Câu 4 : Chi tiết nào trong đoạn 1 cho thấy sự gắn bó của dân quê với đường làng? A. Con đường rộng 4 mét, chạy thẳng tắp, nối liền quốc lộ với các xóm ven sông. B. Phía tây, mặt trời dần khuất sau núi, chỉ còn lại vài tia nắng nhè nhẹ buông lơi. C. Chú bé cưỡi trâu đi về, cô hàng gánh nước tưới rau bên đường, bác nông dân vác cày đi về trong hoàng hôn đượm màu tím đỏ. Câu 5: ( 1,5 điểm) Viết hai từ đồng nghĩa, 1 từ trái nghĩa với từ khỏe khoắn . Câu 6: (2,5 điểm) Trong câu: Con đường rộng 4 mét, chạy thẳng tắp, nối liền quốc lộ với các xóm ven sông. - Từ chạy mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? - Đặt 1 câu có từ chạy mang nghĩa gốc và một câu có từ chạy mang nghĩa chuyển
  5. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I Năm học: 2019- 2020 Môn : Tiếng Việt - Lớp 5 PHẦN KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm) I. CHÍNH TẢ (5 điểm) 1. Bài viết : ( 4 điểm) Bài viết : “Vịnh Hạ Long” (Tiếng Việt 5 - tập 1- trang 70) Đoạn: "Thiên nhiên Hạ Long phơi phới" 2 - Bài tập: ( 1 điểm) Điền từ thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau: a) Cầu được, thấy. b) Ngang như . c) Ngọt như .lùi. d) Cày sâu bẫm. II- TẬP LÀM VĂN (5 điểm) Học sinh chọn làm một trong hai đề sau: Đề 1 : Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp . Em hãy tả lại một trong những cảnh đẹp đó. Đề 2 : Hãy tả lại quang cảnh trường em trước buổi học .
  6. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ I Môn: Tiếng Việt Lớp 5 – Năm học 2019 -1920 PHẦN I. ĐỌC THÀNH TIẾNG VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI (5 điểm) Học sinh bốc thăm chọn một trong các đề sau: ĐỀ 1. Bài: “Thư gửi các học sinh” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 4 Đoạn: “Trong năm học tới đây đầy kết quả tốt đẹp" Câu hỏi. Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước? ĐỀ 2. Bài: “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 10. Đoạn: “Từng chiếc lá mít vàng ối. ló ra mấy quả ớt đỏ chói". Câu hỏi. Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó ? M: vàng xọng - màu vàng gợi cảm giác như có nước. ĐỀ 3. Bài: “Sắc màu em yêu” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 20. Cả bài. Câu hỏi. Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với quê hương đất nước? ĐỀ 4. Bài: “Những con sếu bằng giấy” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 36. Đoạn: “Khi Hi -rô- xi- ma bị ném bom mới ấp được 644 con” Câu hỏi. Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa- da- cô? ĐỀ 5. Bài: “Bài ca về trái đất” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 41. Cả bài. Câu hỏi. Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất?
  7. ĐỀ 6 Bài: “Một chuyên gia máy xúc” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 45. Đoạn: “Chiếc máy xúc giản dị, thân mật" Câu hỏi. Dáng vẻ của A- lếch - xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý? ĐỀ 7. Bài: “Sự sụp đổ của chế độ a- pác - thai” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 54. Đoạn: "Bất bình với chế độ a- pác thai, Bước vào thế kỉ XXI". Câu hỏi. Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc? ĐỀ 8 Bài: “Kì diệu rừng xanh” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 75. Đoạn: “Nắng trưa cảnh mùa thu”. Câu hỏi. Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng? ĐỀ 9. Bài: “Trước cổng trời” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 80. Cả bài. Câu hỏi. Trong những cảnh vật nào em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao? ĐỀ 10. Bài: “Đất Cà Mau” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 89. Đoạn: Cà Mau đất xốp thân cây đước. Câu hỏi. Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao? Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?
  8. BIỂU ĐIỂM MÔN TOÁN I- Phần trắc nghiệm ( 3 điểm) Mỗi câu khoanh đúng được 0,5 điểm 1 - D 2 - B 3 - C 4-A 5- B 6- C II- Phần tự luận: (7điểm) Câu 1: ( 1,5 điểm) Làm đúng phần a được 0,5 điểm, đúng phần b được1 điểm Câu 3: ( 2 điểm) Xếp đúng mỗi phần được 1 điểm. Câu 4 : (2,5 điểm) Chiều rộng nền phòng: 9 x 2 = 6 (m ) 0,5 điểm 3 Diện tích nền phòng: 9 x 6 = 54 ( m 2) 0,5 điểm Đổi: 54 m 2 = 54 0000 cm2 0,25 điểm Diện tích một viên gạch : 30 x 30 = 900 (cm2) 0,5 điểm Số viên gạch: 54 0000 : 900 = 600 ( viên ) 0,5 điểm Đáp số : 0,25 điểm Câu 5: ( 1 điểm) ĐS đúng số bi của An : 40 viên Hà : 45 viên Hùng : 35 viên BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT I- Đọc thầm và làm bài tập: ( 5 điểm) Câu 1, 2,3,4 Khoanh mỗi ý đúng được 0,25 điểm Câu1: A Câu 2: B Câu 3 : B Câu 4 : C Câu 5: ( 1,5 điểm) Tìm đúng mỗi từ được 0,5 điểm Câu 6: ( 2,5 điểm) ý 1: nghĩa chuyển ( 0,5 điểm) ý 2: Đặt đúng mỗi câu được 1 điểm. II- Phần kiểm tra viết: 1- Chính tả: 1- Chính tả : 5 điểm a. Bài viết: 4 điểm Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả được 4 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần , thanh, không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách kiểu chữ hoặc trình bày bẩn bị trừ 1 điểm toàn bài. b. Bài tập: 1 điểm (đền đúng mỗi phần đúng được 0,25 điểm) 2- Tập làm văn : 5 điểm Đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau được 5 điểm: - Viết được bài văn tả cảnh đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học. Độ dài bài viết từ 15 câu trở lên. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng. - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ, không măc lỗi chính tả. - Diễn đạt mạch lạc, câu văn có hình ảnh.
  9. Tuỳ thêo từng mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm : 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2- 1,5 - 1- 0,5