Đề kiểm tra định kì môn Toán Khối 5 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Đại Đồng

doc 9 trang nhatle22 3590
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì môn Toán Khối 5 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Đại Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_mon_toan_khoi_5_hoc_ki_i_nam_hoc_2019_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì môn Toán Khối 5 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Đại Đồng

  1. Họ và tên: BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I Lớp: 5 Môn Toán - Lớp 5 Trường: Tiểu học Đại Đồng Năm học: 2019 - 2020 I- PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Câu 1: (1 điểm) Viết các số thập phân sau: a. Bốn mươi đơn vị, bảy phần mười được viết là: b. Số gồm hai mươi lăm đơn vị, năm phần trăm được viết là: Câu 2: (2 điểm). Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng trong mỗi ý sau: a. Chữ số 5 trong số thập phân 83,257 có giá trị là: A. 5 B. 5 C. 5 D. 5 10 100 1000 b. Tìm tỉ số phần trăm của hai số 13 và 25 A. 520 % B. 52% C. 5,2% D. 25 % c. Tìm 15% của 320 kg A. 0,48 kg B. 4,8 kg C. 480 kg D. 48 kg d. Số nào là kết quả của phép tính nhân 9,65 x 10 A. 96,5 B. 0,965 C. 965,0 D. 9,65 II- PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm) Câu 1: ( 2 điểm) Đặt tính rồi tính: a/ 376,86 + 27,05 b/ 82,455 - 25,827 c/ 48,16 x 3,4 d/ 24,36 :1,2 Câu 2 : ( 2 điểm) Viết số thập phân thích hợp vào chỗ trống: a/ 5 m 35 cm = m b/ 4 ha = m2 c/ 3,2 tấn = kg d/ 150 phút = giờ
  2. Câu 3 : ( 2 điểm) Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 18m và chiều rộng bằng 5 chiều dài. Người ta dành 20% diện tích mảnh đất để làm nhà. Tính diện 6 tích phần đất làm nhà. . . Câu 4 : (1 điểm) Người ta đổ 200 g dung dịch nước muối chứa 10% muối vào một bình đựng 300 g dung dịch loại 20% muối. Hỏi nhận được một bình dung dịch loại bao nhiêu phần trăm muối. Hết Giáo viên chấm:
  3. Họ và tên: BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I Lớp: 5 Môn Tiếng Việt - Lớp 5 Trường: Tiểu học Đại Đồng Năm học: 2019 - 2020 PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I- Đọc thành tiếng (5 điểm) II- Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập: CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla- hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu ? Bán cho tôi bốn vé”. Người bán vé trả lời: “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?” - Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. – Bạn tôi trả lời. – Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả. Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!” Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”. Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu từ câu 1 đến câu 8: Câu 1. Câu lạc bộ giải trí miễn phí cho trẻ em ở độ tuổi nào? A. Bảy tuổi trở xuống. B. Sáu tuổi trở xuống. C. Bốn tuổi trở xuống. Câu 2. . Người bạn của tác giả lẽ ra tiết kiệm được 3 đô la bằng cách nào? A. Nói dối rằng cả hai đứa còn rất nhỏ. B. Nói dối rằng cậu bé lớn mới chỉ có sáu tuổi. C. Nói dối rằng cậu bé lớn mới chỉ có năm tuổi. Câu 3 . Tại sao người bạn của tác giả lại không “tiết kiệm 3 đô la” theo cách đó? A. Vì ông ta rất giàu, 3 đô la không đáng để ông ta phải nói dối. B. Vì ông ta sợ bị phát hiện ra thì xấu hổ. C. Vì ông ta là người trung thực và muốn được sự kính trọng của con mình.
  4. Câu 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? A. Cần phải sống trung thực, ngay từ những điều nhỏ nhất. B. Cần phải sống sao cho con mình kính trọng. C. Không nên bán đi sự kính trọng. Câu 5: Từ trái nghĩa với “ trung thực” là: A. Thẳng thắn B. Gian dối C. Trung hiếu D. Thực lòng Câu 6. Dòng nào dưới đây toàn các từ láy ? A. đường đua, tiếp sức, khập khiễng, bền bỉ, cuối cùng, lo lắng. B. khập khiễng, rạng rỡ, âu yếm, đám đông, khó khăn, đau đớn. C. khập khiễng, rạng rỡ, bền bỉ, lo lắng, khó khăn , đau đớn. Câu 7. Trong câu “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được.” có đại từ xưng hô là: A. tôi B. ông C. tôi và ông Câu 8. Trong các nhóm từ dưới đây, nhóm gồm những từ nhiều nghĩa là: A. Đánh cờ, đánh giặc, đánh trống B. Trong veo, trong vắt, trong xanh C. Thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành Câu 9. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu văn sau: Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla- hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Hết Giáo viên chấm:
  5. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I Năm học: 2019- 2020 Môn : Tiếng Việt - Lớp 5 PHẦN KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm) I. CHÍNH TẢ (5 điểm) 1. Bài viết : ( 4 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh nghe - viết đoạn văn sau trong thời gian 15 phút. Chiều ven sông Bấy giờ tôi còn là một chú bé lên mười. Nhà tôi ở một làng ven sông, tuổi thơ tôi đã gắn với cái bến nước của làng. Quên sao được những buổi chiều thuyền về đậu kín, tiếng người lao xao trong tiếng hạ buồm cót két và mùi tanh nồng của những tấm lưới giăng dọc bờ cát. Ở đó tôi có những thằng bạn cùng lớp nướng cá giỏi như người lớn. Chúng nó thường kéo tôi đi lên phía cuối làng, chỗ tôi vẫn cắt cỏ hàng ngày, lấy mũi dao bới đất thành một cái bếp lò, vơ cỏ khô đốt lên và đặt xâu cá nẹp chạm vào đầu ngọn lửa. 2 - Bài tập: ( 1 điểm) Điền vào chỗ chấm tr hay ch: quả anh, bức anh, kể .uyện, uyện đọc II- TẬP LÀM VĂN (5 điểm) Học sinh chọn làm một trong hai đề sau: Đề 1 : Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường Đề 2 : Tả lại một người mà em mến yêu. Hết
  6. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 NĂM HỌC: 2016 – 2017 MÔN TOÁN - LỚP 5 I- Phần trắc nghiệm ( 3 điểm) Câu 1: ( 1 điểm) Viết đúng mỗi số được 0,5 điểm. Câu 2: ( 2 điểm) Mỗi câu khoanh đúng được 0,5 điểm a - C b - B c - D d - A II- Phần tự luận: (7điểm) Câu 1: ( 2 điểm) Làm đúng mỗi phần được 0,5 điểm Câu 2: ( 2 điểm) Làm đúng mỗi phần được 0,5 điểm Câu 3: ( 2 điểm) Chiều rộng mảnh đất là: ( 0,25 điểm ) 18 x 5 = 15 ( m) ( 0,25 điểm ) 6 Diện tích mảnh đất là: ( 0,25 điểm ) 18 x 15 = 270 ( m2) ( 0,25 điểm ) Diện tích phần đất làm nhà là: ( 0,25 điểm ) 270 : 100 x 20 = 54 ( m2) ( 0,5 điểm ) Đáp số ( 0,25 điểm ). Câu 4 : (1 điểm) Số muối trong 200 g dung dịch là : 200 : 100 x 10 = 20 ( g) Số muối trong 300 g dung dịch là : 300 : 100 x 20 = 60 ( g) Tổng số muối có là: 20 + 60 = 80 ( g) Tổng số dung dịch là: 200 + 300 = 500 ( g) Nhận được bình dung dịch chứa số phần trăm muối là: 80 : 500 = 0,16 0,16 = 16 % Đáp số: Hết
  7. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 NĂM HỌC: 2019 - 2020 MÔN TIẾNG VIỆT I- Đọc thầm và làm bài tập: ( 5 điểm) Khoanh đúng mỗi ý từ câu 1 đến câu 8 được 0,5 điểm Câu 1: B Câu 2: B Câu 3 : C Câu 4 : A Câu 5: B Câu 6: C Câu 7 : C Câu 8 : A Câu 9: ( 1 điểm) Xác định đúng chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu văn sau: Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla- hô-ma, tôi cùng Trạng ngữ một người bạn và hai đứa con của anh / đến một câu lạc bộ giải trí. Chủ ngữ Vị ngữ II- Phần kiểm tra viết: 10 điểm. 1- Chính tả : 5 điểm a- Bài viết: 4 điểm. - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả được 4 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao khoảng cách các kiểu chữ hoặc trình bày bẩn bị trừ 1 điểm toàn bài. b- Bài tập : 1 điểm Điền đúng mỗi chỗ chấm được 0,25 điểm 2- Tập làm văn : 5 điểm - Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm : + Học sinh viết được bài văn đúng nội dung, đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài theo yêu cầu đã học ; độ dài khoảng 200 chữ. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng. + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả. + Diễn đạt mạch lạc, câu văn có hình ảnh. Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5 - 4 - 3,5- 3- 2,5 - 2 - 1,5- 1- 0,5. Hết
  8. Trường TH Đại Đồng ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I Môn: Tiếng Việt Lớp 5 – Năm học 2019 - 2020 PHẦN I. ĐỌC THÀNH TIẾNG VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI (5 điểm) Học sinh chọn một trong các đề sau: ĐỀ 1. Bài: “Chuyện một khu vườn nhỏ” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 102 Đoạn: “Bé Thu rất khoái không phải là vườn! Câu hỏi. Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật? ĐỀ 2. Bài: “Mùa thảo quả” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 113 Đoạn: “Thảo quả trên rừng lấn chiếm không gian”. Câu hỏi. Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh? ĐỀ 3. Bài: “Thư gửi các học sinh” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 4 Đoạn: “Trong năm học tới đây kết quả tốt đẹp" - Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước? ĐỀ 4. Bài: “Người gác rừng tí hon” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 102 Đoạn: “Ba em làm nghề gác rừng ở đầu dây bên kia:” Câu hỏi. Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì? ĐỀ 5. Bài: “Trồng rừng ngập mặn” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 128 Đoạn: “Nhờ phục hồi vững chắc đê điều.” Câu hỏi. Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi? ĐỀ 6 Bài: “Một chuyên gia máy xúc” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 45. Đoạn: “Chiếc máy xúc giản dị, thân mật" - Dáng vẻ của A- lếch - xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?
  9. ĐỀ 7. Bài: “Buôn Chư Lênh đón cô giáo” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 144 Đoạn: “Căn nhà sàn chém nhát dao” Câu hỏi. Người dân Chư Lênh đó đón tiếp cô giáo thân tình và trang trọng như thế nào ? ĐỀ 8 Bài: “ Chuỗi ngọc lam” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 148 Đoạn: “Chiều hôm ấy cướp mất người anh yêu quý” Câu hỏi. Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai ? Vào dịp nào? ĐỀ 9. Bài: “Thầy thuốc như mẹ hiền” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 153 Đoạn: “Từ đầu cho thêm gạo, củi” Câu hỏi. Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài? ĐỀ 10. Bài " Những người bạn tốt " SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 64 Đoạn: “Từ đầu sai giam ông lại” Câu hỏi.Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển?