Đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo Vĩnh Tường

pdf 21 trang nhatle22 5120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo Vĩnh Tường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_dinh_ki_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2020_2021_p.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo Vĩnh Tường

  1. PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 BÀI SỐ 01 Năm học: 2020-2021 PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Út Vịnh Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt. Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu. Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận thấy việc khó nhất là thuyết phục Sơn - một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi, Sơn mới hiểu ra và hứa không chơi dại như vậy nữa. Theo Tô Phương Câu hỏi: Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì? PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 Năm học: 2020-2021 BÀI S 02 Ố PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Út Vịnh Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi. Vịnh đang ngồi học bài, bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã. Chưa bao giờ tiếng còi lại kéo dài như vậy. Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. Vịnh lao ra như tên bắn la lớn: - Hoa, Lan, tàu hỏa đến! Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình ngã lăn khỏi đường tàu, còn bé Lan đứng ngây người, khóc thét. Đoàn tàu vừa kéo còi vừa ầm ầm lao tới. Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tấc. Biết tin, ba mẹ Lan chạy đến. Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc động không nói nên lời. Theo Tô Phương Câu hỏi: Út Vịnh hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ?
  2. PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 Năm học: 2020-2021 BÀI S 03 Ố PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Buôn Chư Lênh đón cô giáo Căn nhà sàn chật ních người mặc quần áo như đi hội. Mấy cô gái vừa lùi vừa chải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn. Bấy giờ, người già mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung. Buôn Chư Lênh đã đón tiếp cô giáo đến mở trường bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý. Y Hoa đến bên già Rok, trưởng buôn, đang đứng đón khách ở giữa nhà sàn. Nhận con dao mà già trao cho, nhằm vào cây cột nóc, Y Hoa chém một nhát thật sâu vào cột. Đó là lời thề của người lạ đến buôn, theo tục lệ. Lời thề ấy không thể nói ra mà phải khắc vào cột. Y Hoa được coi là người trong buôn sau khi chém nhát dao. Theo Hà Đình Cẩn Câu hỏi: Buôn Chư Lênh đón cô giáo bằng hình thức như thế nào? PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 Năm học: 2020-2021 BÀI S 04 Ố PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Buôn Chư Lênh đón cô giáo Già Rok xoay tay lên vết chém, khen: - Tốt cái bụng đó, cô giáo ạ! Rồi giọng già vui hẳn lên: - Bây giờ cho người già xem cái chữ của cô giáo đi! Bao nhiêu tiếng người cùng ùa theo: - Phải đấy! cô giáo cho lũ làng xem cái chữ nào! Y Hoa lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà. Mọi người im phăng phắc. Y Hoa nghe rõ cả tiếng đập trong lồng ngực mình. Quỳ hai gối lên sàn, cô viết hai chữ thật to, thật đậm: “Bác Hồ”. Y Hoa viết xong, bỗng bao nhiêu tiếng cùng hò reo: - Ôi, chữ cô giáo này! Nhìn kìa! Theo Hà Đình Cẩn Câu hỏi: Mọi người có cảm xúc gì khi nhìn thấy chữ của cô giáo?
  3. PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 BÀI SỐ 05 Năm học: 2020-2021 PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Ngu công xã Trịnh Tường Khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ không khỏi ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao. Dân bản gọi dòng mương ấy là con nước ông Lìn. Để thay tập quán làm lúa nương, ông Phàn Phù Lìn, người Dao ở thôn Phìn Ngan đã lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước. Nhưng tìm được nguồn nước rồi, mọi người vẫn không tin có thể dẫn nước về. Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi, dẫn nước từ rừng già về thôn, trồng một héc ta lúa nước để bà con tin. Rồi ông vận động mọi người cùng mở rộng con mương, vỡ thêm đất hoang trồng lúa. Theo: Trường Giang- Ngọc Minh Câu hỏi: Ông Lìn đã làm gì để đem nước về cho dân làng? PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 BÀI SỐ 06 Năm học: 2020-2021 PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Ngu công xã Trịnh Tường Con nước nhỏ đẫ làm thay đổi tập quán canh tác và cuộc sống của trên 50 hộ trong thôn. Những nương lúa quanh năm khát nước được thay dần bằng ruộng bậc thang. Những giống lúa lai cao sản được ông Lìn đưa về vận động bà con trồng cấy, nhờ vậy mà cả thôn không còn hộ đói. Từ khi nước được dẫn về thôn, nhà ai cũng cấy lúa nước chứ không phá rừng làm nương như trước nữa. Muốn có nước cấy lúa thì phải giữ rừng. Ông Lìn lặn lội đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả về hướng dẫn cho bà con cùng làm. Nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu được mấy chục triệu đồng từ loại cây này. Riêng gia đình ông Lìn mỗi năm thu hai trăm triệu. Phìn Ngan từ thôn nghèo nhất đã vươn lên thành thôn có mức sống khá nhất của xã Trịnh Tường. Theo: Trường Giang- Ngọc Minh Câu hỏi: Ông Lìn vận động bà con làm gì để tăng thu nhập?
  4. PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 Năm học: 2020-2021 BÀI S 07 Ố PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Hộp thư mật Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật. Người đật hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng. Đôi lúc Hai Long đã đáp lại. Anh dừng xe trước một cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng. Tháo chiếc bu-gi ra xem, nhưng đôi mắt anh không nhìn thấy bu-gi mà chăm chú quan sát mặt đất phía sau cây cột số. Nó kia rồi! Một hòn đá hình mũi tên (lại chữ V quen thuộc) trỏ vào một hòn đá dẹt chỉ cách anh ba bước chân. Hữu Mai Câu hỏi: Nhìn thấy ký hiệu chữ V, Hai Long hiểu đó là gì? PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 BÀI SỐ 08 Năm học: 2020-2021 PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Hộp thư mật Hai Long tới ngồi cạnh hòn đá, nhìn trước nhìn sau, một tay vẫn cầm chiếc bu - gi, một tay bẩy nhẹ hòn đá. Hộp thư lần này là một chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng. Anh nhẹ nhàng cạy đáy hộp thuốc, rút ra một mảnh giấy nhỏ, thay vào đó thư báo cáo của mình, rồi trả hộp thuốc về chỗ cũ. Công việc thế là xong. Một giờ nữa sẽ có người tới lấy thư. Anh trở lại bên xe, lắp bu-gi vào rồi đạp cần khởi động máy. Tiếng động cơ nổ giòn, chưa đầy nửa giờ sau, anh đã hòa lẫn vào dòng người giữa phố phường náo nhiệt Hữu Mai Câu hỏi: Hộp thư mật được giấu ở đâu?
  5. PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 BÀI SỐ 09 Năm học: 2020-2021 PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Phong cảnh Đền Hùng Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay rập rờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa. Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên trái đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương - con gái vua Hùng Vương thứ 18 - theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là ngã ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bừng xanh mát. Theo Đoàn Minh Tuân Câu hỏi: Phía trước đền Hùng có gì đặc biệt? PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 BÀI SỐ 10 Năm học: 2020-2021 PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Phong cảnh Đền Hùng Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỷ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương. Theo Đoàn Minh Tuân Câu hỏi: Đền Trung thờ ai?
  6. PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 BÀI SỐ 11 Năm học: 2020-2021 PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Nghĩa thầy trò Từ sáng sớm, các muôn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thân ngồi trên sập. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ, rồi nói: - Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có môn sinh, thầy muốn mời cả các anh theo thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng. Các môn sinh đồng thanh dạ ran. Theo Hà Ân Câu hỏi: Cụ giáo Chu dẫn các môn sinh đi đâu? PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 BÀI SỐ 12 Năm học: 2020-2021 PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Nghĩa thầy trò Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. Các anh có tuổi đi ngang sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, cuối cùng là mấy chú tóc để trái đào. Cụ giáo Chu dẫn học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng. Ở hiên trước, một cụ già trên 80 tuổi râu tóc bạc phơ đang ngồi sưởi nắng. Cụ giáo Chu bước vào sân, chấp tay cung kính vái và nói to: - Lạy thầy! Hôn nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy. Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ đã nặng tai. Thầy giáo Chu lại nói to câu nói vừa rồi một lần nữa. Thì ra đây là cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho thầy. Tiếp sau cụ giáo Chu, các môn sinh của cụ lần lượt theo lứa tuổi vái tạ cụ đồ già. Ngày mừng thọ thầy Chu năm ấy, họ được thêm một bài học thấm thía về nghĩa thầy trò. Theo Hà Ân Câu hỏi: Ngày mừng thọ cụ giáo Chu, các môn sinh của cụ đã học được bài học gì?
  7. PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 Năm học: 2020-2021 BÀI S 13 Ố PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Tranh Làng Hồ Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ rải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng nhắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui. Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chân nuôi lắm mới khắc được những tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên, mới vẽ được những đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ. Theo Nguyễn Tuân Câu hỏi: Tranh làng Hồ vẽ lại những cảnh vật thú vị gì? PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 Năm học: 2020-2021 BÀI S 14 Ố PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Tranh Làng Hồ Kỹ thuật tranh làng hồ đã đạt tới sự trang trí tinh tế: những bộ tranh tố nữ áo màu, quần hoa chanh nền đen lĩnh của một thứ màu đen rất Việt Nam. Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc thiết tha đến đồng quê đất nước: chất rơm bếp, than của cói chiếu và than của lá tre mùa thu rụng lá. Cái màu trắng điệp cũng là một sự sáng tạo góp vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội họa. Màu trắng ấy cành ngắm càng ưa nhìn: Những hạt cát của điệp trắng nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn làm tăng thêm vẻ thuần thúy cho khuôn mặt, tăng thêm sống động cho dáng người trong tranh. Theo Nguyễn Tuân Câu hỏi: Màu đen của tranh được tạo ra từ chất liệu gì?
  8. PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 BÀI SỐ 15 Năm học: 2020-2021 PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Tà áo dài Việt Nam Phụ nữ Việt nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau. Tuy nhiên, với phong cách tế nhị, kín đáo, người phụ nữ Việt thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu (vàng mỡ gà, vàng chanh, hồng cánh sen, hồng đào, xanh hồ thủy, ) Từ đầu thế kỷ XIX đến sau năm 1945, ở một số vùng, người ta mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc. Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Phổ biến hơn là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền thân ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải. Theo Trần Ngọc Thêm Câu hỏi: Đầu thế kỷ 19, áo dài phụ nữ thường có mấy loại, đó là loại nào? PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 BÀI SỐ 16 Năm học: 2020-2021 PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Tà áo dài Việt Nam Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. Chiếc áo tân thời là sợ kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung. Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiện, mềm mại và thanh thoát hơn. Theo Trần Ngọc Thêm Câu hỏi: Khi nào thì áo dài cổ Việt Nam được cải tiến thành áo dài tân thời?
  9. PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 BÀI SỐ 17 Năm học: 2020-2021 PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Công việc đầu tiên Một hôm, anh Ba Chuẩn gọi tôi vào trong buồng, đúng cái nơi anh giao việc cho tôi ba ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn rồi hỏi tôi: - Út có dám rải truyền đơn không? Tôi vừa mừng vừa lo, nói: - Được nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ! Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc: - Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì. Theo hồi ký của Nguyễn Thị Định Câu hỏi: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 BÀI SỐ 18 Năm học: 2020-2021 PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Công việc đầu tiên Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách dấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì rắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần đến chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ. Độ 8 giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!” Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm. Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen: - Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ! Theo hồi ký của Nguyễn Thị Định Câu hỏi: Út nghĩ ra cách gì để đi rải truyền đơn?
  10. PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 Năm học: 2020-2021 BÀI S 19 Ố PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Đất Cà Mau Cà Mau là đất mưa rông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn rông. Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió giông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Theo mai Văn Tạo Câu hỏi: Mưa ở Cà mau có gì khác thường? PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 Năm học: 2020-2021 BÀI SỐ 20 PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Đất Cà Mau Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước . Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền” trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người và hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của tổ quốc. Theo mai Văn Tạo Câu hỏi: Người cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?
  11. PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 Năm học: 2020-2021 BÀI SỐ 21 PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa. Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống lại leo lên . Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì vót những thanh tre già, những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Theo Minh Nhương Câu hỏi: Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu? PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 Năm học: 2020-2021 BÀI SỐ 22 PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ. Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đu đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội vừa thổi cơm vừa đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội. Sau độ một giờ rưỡi, các nồi cơm được lần lượt trình trước cửa đình. Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật. Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chuẩn: cơm trắng, dẻo và không có cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng. Theo Minh Nhương Câu hỏi: Ban tổ chức hội thi làm gì để phân biệt các nồi cơm thi và giữ bí mật cuộc thi?
  12. PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 Năm học: 2020-2021 BÀI S 23 Ố PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng Ông Đỗ Đình Thiện là một nhà tư sản lớn ở Hà Nội, chủ của nhiều đồn điền, nhà máy và tiệm buôn nổi tiếng, trong đó có đồn điền Chi Nê huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Với lòng nhiệt thành yêu nước, ngay từ trước Cách mạng, ông Thiện đã có những trợ giúp to lớn về tài chính cho tổ chức. Năm 1943, thông qua đồng chí Nguyễn Lương Bằng, ông gửi ủng hộ quỹ Đảng 3 vạn đồng Đông Dương. Số tiền này làm người giữ “tay hòm chìa khóa” của Đảng không khỏi xúc động và sửng sốt, bởi lúc bấy giờ, ngân quỹ của Đảng chỉ còn 24 đồng. Theo Phạm Khải Câu hỏi: Nhà tư sản Đỗ Đình Thiện đã ủng hộ gì cho ngân quỹ của Quốc gia? PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 Năm học: 2020-2021 BÀI S 24 Ố PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng Khi cách mạng thành công, sự tài trợ của ông Thiện đối với Cách mạng còn lớn hơn nhiều. Trong Tuần lễ Vàng, ông đã ủng hộ Chính phủ tới 64 lạng vàng. Với Quỹ Độc lập Trung ương, ông cũng đóng góp tới 10 vạn đồng Đông Dương và được Chính phủ tín nhiệm giao phụ trách Quỹ. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, gia đình ông Thiện ủng hộ cán bộ, bộ đội Khu II hàng trăm tấn thóc - là sản phẩm thu hoạch từ đồn điền Chi Nê màu mỡ. Sau hòa bình, ông Thiện đã hiến toàn bộ đồn điền này cho Nhà nước. Trong suốt cuộc đời mình, nhà tư sản Đỗ Đình Thiện đã hết lòng ủng hộ Cách mạng mà không hề đòi hỏi sự đền đáp nào. Ông là nhà tư sản yêu nước, nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng. Theo Phạm Khải Câu hỏi: Nhà tư sản Đỗ Đình Thiện đã ủng hộ gì cho ngân quỹ của Quốc gia?
  13. PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 Năm học: 2020-2021 BÀI S 25 Ố PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Kỳ diệu rừng xanh Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa, Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kỳ. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân. Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Nguyễn Phan Hách Câu hỏi: Đi giữa rừng cây đầy nấm, tác giải có cảm giác gì? PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 Năm học: 2020-2021 BÀI S 26 Ố PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Kỳ diệu rừng xanh Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. Tôi rụi mắt. Những sắc vàng động đậy, mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó. Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi. Nguyễn Phan Hách Câu hỏi: Rừng khộp có gì đặc biệt?
  14. PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 Năm học: 2020-2021 BÀI S 27 Ố PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Tiếng rao đêm Gần như đêm nào tôi cũng nghe thấy tiếng rao ấy: “Bánh giò ò ò !”. Tiếng rao đều đều, khàn khàn kéo dài trong đêm khuya tĩnh mịch, nghe buồn não ruột. Rồi một đêm, vừa thiếp, tôi bỗng giật mình vì tiếng la: “Cháy! Cháy nhà! ” Ngôi nhà đầu hẻm đang bốc lửa phừng phừng. Tiếng kêu cứu thảm thiết vọng lại. Trong ánh lửa, tôi thấy một bóng người cao, gầy, khập khiễng chạy tới ngôi nhà cháy, xô cánh cửa đổ rầm. Mấy người trong nhà vọt ra, khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù. Theo Nguyễn Lê Tín Nhân Câu hỏi: Đám cháy xảy ra vào lúc nào? PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 Năm học: 2020-2021 BÀI S 28 Ố PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Tiếng rao đêm Rồi từ trong nhà, vẫn cái bóng cao, gầy, khập khiễng ấy lom khom như che chở vật gì, phóng thẳng ra đường. Qua khỏi thềm nhà, người đó vấp té quỵ thì một cây rầm đổ sập xuống. Mọi người xô đến. Ai nấy bàng hoàng vì trong cái bọc chân còn vương khói mà người ta đang ôm khư khư là một đứa bé mặt mày đen nhẻm, thất thần, khóc không thành tiếng, Mọi người khiêng người đàn ông ra xa. Người anh mềm nhũn. Người ta cấp cứu cho anh. Ai đó thảng thốt kêu: “Ô .này!” rồi cầm cái nhân cứng ngắc của nạn nhân giơ lên: Thì ra là một cái chân gỗ! Theo Nguyễn Lê Tín Nhân Câu hỏi: Người đàn ông dũng cảm cứu em bé trong đám cháy có điểm gì đặc biệt?
  15. PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 Năm học: 2020-2021 BÀI S 29 Ố PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Tiếng rao đêm Người ta lần tìm tung tích nạn nhân. Anh công an lấy ra từ túi áo nạn nhân một mớ giấy tờ. Ai nấy bàng hoàng khi thấy trong xấp giấy một tấm thẻ thương binh. Bấy giờ người ta mới để ý tới chiếc xe đạp nằm lăn lóc ở góc tường và những chiếc bánh giò tung tóe . Thì ra người bán bánh giò là một thương binh. Chính anh đã phát hiện ra đám cháy, đã báo động và cứu một gia đình. Vừa lúc đó, chiếc xe cấp cứu ào tới chở nạn nhân đi. Theo Nguyễn Lê Tín Nhân Câu hỏi: Người bán bánh giò đã phát hiện đám cháy và cứu một gia đình, đó là ai? PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 Năm học: 2020-2021 BÀI SỐ 30 PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Lập làng giữ biển Nhụ nghe bố nói với ông: - Lần này con sẽ họp làng để đưa đàn bà và trẻ con ra đảo. Con sẽ đưa thằng Nhụ ra trước, rồi nhà con cũng ra. Ông cũng sẽ ra. - Tao chết ở đây thôi. Sức không còn chịu được sóng. - Ngay cả chết, cũng cần được chết ở đây. Ông đứng lên, giơ tay như cái bơi chèo: - Thế là thế nào? - Giọng ông bỗng hổn hển. Người ông như tỏa ra hơi muối. Bố Nhụ vẫn nói rất điềm tĩnh: - Ở đấy đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. Chả còn gì hay hơn cho một làng biển. Ngày xưa, lúc nào cũng mong có đất để dân chài phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền. Bây giờ đất đấy rộng hết tầm mắt. Đất của nước mình, mình không đến ở thì cho ai? Theo Trần Nhuận Minh Câu hỏi: Bố, ông và Nhụ bàn với nhau việc gì?
  16. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 BÀI SỐ 31 Năm học: 2020-2021 PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Lập làng giữ biển Ông Nhụ bước ra võng. Cái võng làm bằng lưới đáy vẫn buộc lưu cữu ở ngoài hiên. Ông ngồi xuống vặn mình. Hai má phập phồng như người xúc miệng khan. Ông đã hiểu được những ý tưởng hình thành trong suy tính của người con trai ông quan trọng nhường nào. - Để có một ngôi làng như mọi ngôi làng ở trên đất liền, rồi sẽ có chợ, có trường học, có nghĩa trang Bố Nhụ nói tiếp như trong một giấc mơ, rồi bất ngờ, vỗ vào vai Nhụ: - Thế nào con, đi với bố chứ? - Vâng! - Nhụ đáp nhẹ. Vậy là đã quyết định rồi. Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ở mãi phía chân trời . Theo Trần Nhuận Minh Câu hỏi: Dự kiến ngôi làng mới sẽ có gì giống với đất liền? ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 BÀI SỐ 32 Năm học: 2020-2021 PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Chú đi tuần Gió hun hút lạnh lùng Chú đi qua cổng trường Trong đêm khuya phố vắng Cháu miền Nam yêu mến Súng trong tay im lặng, Nhìn ánh điện qua khe phòng lưu luyến Chú đi tuần đêm nay Hải Phòng yên giấc ngủ say Các cháu ơi! Giấc ngủ có ngon không? Cây rung theo gió, lá bay xuống Cửa đóng che kín gió, ấm áp dưới mền bông đường Các cháu cứ yên tâm ngủ nhé! Trần Ngọc Câu hỏi: Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh nào?
  17. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 BÀI SỐ 33 Năm học: 2020-2021 PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Luật tục người Ê-đê về cách xử phạt Chuyện nhỏ thì xử nhẹ, chuyện lớn thì xử nặng; chuyện giữa những người bà con, anh em cũng xử như vậy. Nếu chuyện nhỏ thì phạt tiền một song, chuyện lớn thì phạt tiền một co. Nếu là chuyện quá sức con người, gánh không nổi, vác không kham thì người phạm tội phải chết. Chú thích: Song, co là các đơn vị tiền cổ của người Ê đê; hai song bằng một co. Theo Ngô Đức Thịnh - Chu Thái Sơn Câu hỏi: Nếu mắc chuyện nhỏ thì sẽ xử phạt như thế nào? ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 BÀI SỐ 34 Năm học: 2020-2021 PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Luật tục người Ê-đê về cách xử phạt Tang chứng và nhân chứng. Phải nhìn tận mặt, phải bắt tận tay kẻ phạm tội; phải giữ được gùi, khăn, áo, dao, của kẻ phạm tội. Phải khoanh một vòng tròn dưới đất, khắc một dấu trên cột nhà; nếu ở trong rừng phải bẻ nhánh cây, khắc dấu vào cây rừng để làm dấu nơi xảy ra sự việc. Phải có bốn năm người hoặc vài ba người có mặt khi việc xảy ra. Mọi người tai đều đã nghe, mắt đều đã thấy. Có như vậy, các tang chứng mới chắc chắn. Theo Ngô Đức Thịnh - Chu Thái Sơn Câu hỏi: Tang chứng, vật chứng để kết tội của người Ê-đê là gì?
  18. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 BÀI SỐ 35 Năm học: 2020-2021 PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Luật tục người Ê-đê về cách xử phạt Về các tội. - Tội không hỏi mẹ cha. Có cây đa phải hỏi cây đa, có cây sung phải hỏi cây sung, có mẹ có cha phải hỏi mẹ cha. Đi rừng lấy củi mà không hỏi cha, đi suối lấy nước mà chẳng nói với mẹ; bán cái này, cái nọ mà không hỏi ông già bà cả là sai; phải đưa ra xét xử. - Tội ăn cắp. Kẻ đi cùng đi, bước cùng bước, nói cùng với kẻ có tội cũng là có tội. - Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình. Kẻ mà địch không đi được thì cõng địch, không ăn được thì mớm, địch không biết thì nói cho biết, làm hàng trăm dân làng bị bắt, hàng nghìn dân làng bị địch giết là có tội lớn. Phải xử kẻ đó bằng dao sắc, gươm lớn và bỏ xác hắn cho diều, quạ mổ. Theo Ngô Đức Thịnh - Chu Thái Sơn Câu hỏi: Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình thì sẽ bị xử như thế nào?
  19. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 BÀI SỐ 36 Năm học: 2020-2021 PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Đất nước Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha. Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù xa. Nước chúng ta, Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về. Nguyễn Đình Thi Câu hỏi: Khổ thơ thứ hai gợi nên những cảnh đẹp nào của đất nước?
  20. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 BÀI SỐ 37 Năm học: 2020-2021 PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Trí dũng song toàn Mùa đông năm 1637, thám hoa Giang Văn Minh được vua Lê Thần Tông cử đi sứ Trung Quốc. Chờ rất lâu mà vẫn không được vua nhà Minh cho đi tiếp kiến, ông vờ khóc lóc rất thảm thiết. Vua Minh liền hạ chỉ mời ông đến hỏi cho ra nhẽ. Thám hoa vừa khóc, vừa than rằng: - Hôm nay là ngày giỗ cụ tổ năm đời của thần, nhưng thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ. Thật là bất hiếu với tổ tiên! Vua Minh phán: - Không ai phải giỗ người đã chết năm đời. Sứ thần khóc lóc như vậy thật không phải lẽ! Giang Văn Minh nghe vậy, bèn tâu: - Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hàng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ? Biết đã mắc mưu sứ thần, vua Minh vẫn phải nói: - Từ nay trở đi, nước ngươi không phải góp giỗ Liễu Thăng nữa. Từ đó, nước ta mới thoát khỏi nạn mỗi năm cống nạp một lượng vàng để đền mạng Liễu Thăng. Theo Trịnh Xuân Lâm- Trương Hữu Quỳnh và Trung Lưu Câu hỏi: Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ “góp giỗ Liễu Thăng”?
  21. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG MÔN: Tiếng việt – Lớp 5 BÀI SỐ 38 Năm học: 2020-2021 PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Cửa sông Là cửa nhưng không then khóa Cũng không khép lại bao giờ Mênh mông một vùng sóng nước Mở ra bao nỗi đợi chờ. Nơi những dòng sông cần mẫn Gửi lại phù sa bãi bồi Để nước ngọt ùa ra biển Sau cuộc hành trình xa xôi. Nơi biển tìm về với đất Bằng con sóng nhớ bạc đầu Chất muối hòa trong vị ngọt Thành vùng nước lợ nông sâu. Quang Huy Câu hỏi: Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?