Đề kiểm tra định kì môn Khoa học Lớp 4 - Trường Tiểu học Phước Lý
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì môn Khoa học Lớp 4 - Trường Tiểu học Phước Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_dinh_ki_mon_khoa_hoc_lop_4_truong_tieu_hoc_phuoc.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra định kì môn Khoa học Lớp 4 - Trường Tiểu học Phước Lý
- Trường Tiểu học Phước Lý Thứ , ngày tháng năm 201 Họ và tên: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM Lớp: Bốn/3 Môn: Khoa học 4 Năm học: 201 -201 Điểm Nhận xét và chữ kí của giáo viên chấm thi: Khoanh vào chữ đứng trước ý trả lời đúng nhất câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Câu 1. Không khí được coi là trong sạch khi nào? (1 điểm) a. Trong không khí chứa nhiều bụi và khí độc. b. Trong không khí chứa nhiều loại bụi độc hại. c. Trong không khí chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. d. Trong không khí chỉ chứa các khói, bụi, khí độc, vi khuẩn, với một tỉ lệ thấp. Câu 2. Vật phát ra âm thanh khi nào? (1 điểm) a. Khi làm vật rung động. b. Khi ném vật lại. c. Khi uốn cong vật. d. Khi vật va vào vật khác. Câu 3. Những ngày trời nắng nóng nhiệt độ khoảng bao nhiêu? (1 điểm) a. 00C b. 200C c. 380C d. 1000C Câu 4. Ý kiến nào sau đây không đúng về thực vật? (1 điểm) a. Thực vật cần ô – xi để thực hiện quá trình quang hợp. b. Thực vật cần lấy khí các – bô – níc và thải ra khí ô – xi trong quá trình quang hợp. c. Hô hấp ở thực vật chỉ xảy ra vào ban đêm. Câu 5. Để sống và phát triển bình thường động vật cần: (1 điểm) a. Có đủ nước, ánh sáng, thức ăn, không khí. b. Có đủ nước, ánh sáng, không khí. c. Có đủ nước, ánh sáng, thức ăn. d. Có đủ không khí. Câu 6. Các chuỗi thức ăn trong tự nhiên thường bắt đầu từ đâu? (0,5 điểm) a. Động vật. b. Thực vật. c. Vi khuẩn. d. Xác chết đang được phân hủy.
- Câu 7. Đúng ghi Đ, sai ghi S. (0,5 điểm) Khi gõ trống, tại sao tai ta nghe được tiếng trống? Mặt trống rung làm không khí xung quanh rung động. Rung động này được lan truyền trong không khí. Khi đến tai không khí rung động sẽ tác động lên màng nhĩ và tai ta nghe được tiếng trống. Mặt trống rung làm không khí chuyển động đi mọi phía, trong đó một phần không khí sẽ chuyển động từ trống đến tai, tác động vào màng nhĩ làm tai ta nghe được. Câu 8. Lấy một cốc nước lạnh từ tủ lạnh ra, lau khô bên ngoài. Một lát sau thấy thành ngoài của cốc nước ướt. Kết quả này được giải thích như sau: (0,5 điểm) a. Trong không khí có nước, gặp thành của cốc hơi nước ngưng tụ lại thành những giọt nước ở bên ngoài cốc. b. Cốc đưa từ tủ lạnh ra ngoài bị nóng chảy. c. Nước trong cốc có thể bay hơi ra ngoài thành cốc. d. Nước lạnh cò thể thấm qua cốc thủy tinh. Câu 9. Hãy điền vào chỗ trong các sơ đồ chuỗi thức ăn dưới đây cho phù hợp. (1,5 điểm) a. Nai Rắn hổ mang b. c. Cỏ ( giun, lúa) Câu 10. Vật nào tự phát sáng và vật nào được chiếu sáng. (0,5 điểm) Câu 11. Hãy tưởng tượng cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu không có ánh sáng mặt trời? (1 điểm) Câu 12. Tại sao vào ban đêm ta không nên để nhiều chậu hoa, cây cảnh trong phòng ngủ? (0,5 điểm)
- HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM Môn: Khoa học 4 Năm học: 201 -201 Câu 1: Ý d (1 điểm) Câu 2: Ý a (1 điểm) Câu 3: Ý c (1 điểm) Câu 4: Ý a (1 điểm: ) Câu 5: Ý a (1 điểm) Câu 6: Ý b .(0,5 điểm) Câu 7: Đ, S .(0,5 điểm) Câu 8: Ý a. (0,5 điểm) Câu 9: (1,5 điểm) a. Cỏ Nai Sư tử Lúa Chuột đồng Rắn hổ mang b. c. Cỏ ( giun, lúa) Gà Con người Câu 10: (0,5 điểm) - Vật tự phát sáng: mặt trời, đèn điện, - Vật được chiếu sáng: bàn ghế, sách vở, mặt trăng, Câu 11. (1 điểm) - Nếu không có ánh sáng mặt trời, khi đó khắp nơi tối đen, chúng ta không nhìn thấy mọi vật. Không khí sẽ lạnh lẽo và ẩm ướt Câu 12. (0,5 điểm) - Vì ban đêm cây đang thực hiện quá trình hô hấp. cây sẽ hút khí ô-xi có trong phòng và thải ra khí các-bô-níc làm cho không khí ngột ngạt và ta sẽ mệt có thể chết.