Đề kiểm tra định kì giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Kim Trung (Có đáp án)

docx 4 trang Hải Lăng 17/05/2024 1360
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Kim Trung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ki_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_canh.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Kim Trung (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT HƯNG HÀ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM TRUNG NĂM HỌC 2023- 2024 MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 4 (Thời gian làm bài: 35phút) Viết bài văn ( 10 đ) (Thời gian làm bài: 35 phút – Không kể thời gian chép đề) Học sinh được chọn một trong hai đề sau: Đề bài 1: Viết đơn xin tham gia hoạt ngoại khóa hoặc Câu lạc bộ mà em thích. Đề bài 2: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học trong môn Tiếng Việt lớp 4. Hướng dẫn chấm Tiếng Việt 4 – Bài viết Viết bài văn: (10 điểm) Đề 1: * Yêu cầu: - Kiểu bài: Viết đơn - Yêu cầu: Người viết cần chọn lọc và biết dùng từ ngữ đặt câu dễ hiểu, thề hiện nguyện vọng. Trong quá trình viết, cần vận dụng các kiến thức đã học để tạo lập thành lá đơn đủ ý. Lời văn cần giản dị, trong sáng, giàu cảm xúc. Lá đơn cần đủ 3 phần: * Cấu tạo của đơn: 1. Phần đầu: ( 1,5 đ) - Quốc hiệu, tiêu ngữ. - Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn. - Tên đơn. - Tên người hoặc cơ quan tổ chức nhận đơn. 2. Phần nội dung: ( 5,0 đ) - Giới thiệu bản thân. - Trình bày nguyện vọng. - Lời cam kết. 3. Phần cuối: ( 1,5 đ) Chữ kí, họ và tên của người viết đơn. * Kĩ năng( 0,5 đ) Biết viết thành lá đơn theo chuỗi liên kết giữa các câu theo một trình tự hợp lí, lôgic.
  2. * Chữ viết, chính tả ( 0,5 đ) Chữ viết rõ ràng, đúng kích cỡ, độ cao, khoảng cách; không mắc lỗi chính tả. * Dùng từ, đặt câu( 0,5 đ) Biết dùng từ ngữ phù hợp. * Sáng tạo( 0,5 đ) Lá đơn thể hiện sự chân thực, lôgic , sáng tạo và hiểu đề, không dập khuôn theo mẫu. * Cách tính điểm : - Điểm 10: Đảm bảo các yêu cầu sau: + Viết được lá đơn đúng yêu cầu đã học. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng , không mắc lỗi chính tả. Diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên , thể hiện được cảm xúc, có sáng tạo. + Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu, cỡ chữ, trình bày bài viết sạch, đẹp. - Điểm 9 : Bài viết đáp ứng được hầu hết các yêu cầu trên song còn mắc dưới 3 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 7,8 : Bài viết đáp ứng được hầu hết các yêu cầu trên song còn mắc dưới 5 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 5,6 : Cơ bản đáp ứng các yêu cầu nhưng ít sáng tạo, còn mắc dưới 7 lỗi các loại. - Điểm 3, 4: Bài viết còn mắc về một vài lỗi về : + Cấu tạo: Thiếu một phần của đơn. Thiếu một số mục bắt buộc ở phần đầu của đơn. Thiếu họ tên, chữ kí ở phần cuối của đơn. + Nội dung: Không giới thiệu đủ thông tin vắn tắt về bản thân theo quy định. Cung cấp thông tin không chính xác về bản thân. Không nói rõ nguyện vọng của bản thân. Không có lời cam kết - Điểm dưới 3 : Viết thiếu 1 trong 3 phần của đơn, không theo trình tự . - Điểm 0: lạc đề hoặc không viết. Đề 2: * Yêu cầu: - Kiểu bài: Nêu cảm nghĩ về một nhân vật đã học.
  3. - Yêu cầu: Người viết cần chọn lọc và biết dùng từ ngữ đặt câu dễ hiểu, thề hiện sự gần gũi, tình cảm. Trong quá trình viết, cần vận dụng các kiến thức đã học về văn kể chuyện như: tạo lập thành đoạn văn, kết hợp miêu tả ngoại hình, kể lại lời nói, ý nghĩ, hành động của nhân vật. Lời văn cần giản dị, trong sáng, giàu cảm xúc. Đoạn văn có nhiều cách triển khai khác nhau nhưng cần đủ 3 phần: 1, Mở đầu: ( 1,5 đ) Giới thiệu nhân vật là ai, trong câu chuyện nào? 2, Nêu cảm nghĩ về nhân vật(5.0 đ) 2a: Nội dung( 3,0 đ) Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật và nêu được những đặc điểm nổi bật về nhân vật đó. 2b: Kĩ năng( 1,0 đ) Biết lập thành đoạn văn theo chuỗi liên kết giữa các câu theo một trình tự hợp lí, có câu mở đoạn, câu kết đoạn. Đầu đoạn văn viết lùi vào 1 ô, cuối đoạn có dấu chấm xuống dòng, ngắt câu hợp lí, dùng từ ngữ phù hợp, 2c: Cảm xúc: (1,0 đ) Biết bộc lộ cảm xúc tự nhiên xen kẽ trong khi kể, biết bộc lộ cảm xúc khi miêu tả.( 1,0 điểm) 3, Kết thúc:(1,5đ) Phát biểu cảm tưởng về nhân vật và rút ra bài học cho bản thân 4, Chữ viết, chính tả ( 0,5 đ) Chữ viết rõ ràng, đúng kích cỡ, độ cao, khoảng cách; không mắc lỗi chính tả. 5, Dùng từ, đặt câu( 0,5 đ) Biết dùng từ ngữ phù hợp. Người viết cần chọn lọc và biết dùng từ ngữ đặt câu dễ hiểu, thề hiện tình cảm, sử dụng dấu chấm câu phù hợp. 6, Sáng tạo( 1,0 đ) Bài viết thể hiện sự chân thực , sáng tạo và hiểu đề, không dập khuôn theo mẫu. * Cách tính điểm : - Điểm 10: Đảm bảo các yêu cầu sau: + Viết được đoạn văn về nhân vật đúng yêu cầu đã học. + Trong quá trình kể, cần vận dụng các kiến thức đã học về văn kể chuyện như: tạo lập thành đoạn văn, kết hợp miêu tả ngoại hình, kể lại lời nói, ý nghĩ, hành động của nhân vật. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng , không mắc lỗi chính tả. Diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên , thể hiện được cảm xúc, có sáng tạo. + Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu, cỡ chữ, trình bày bài viết sạch, đẹp. - Điểm 9 : Bài viết đáp ứng được hầu hết các yêu cầu trên song còn mắc dưới 3 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  4. - Điểm 7,8 : Bài viết đáp ứng được hầu hết các yêu cầu trên song còn mắc dưới 5 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 5,6 : Cơ bản đáp ứng các yêu cầu nhưng ít sáng tạo, còn mắc dưới 7 lỗi các loại. - Điểm 3, 4: Bài viết còn mắc một vài lỗi về: + Cấu tạo: Đoạn văn không có câu giới thiệu tên nhân vật, tên câu chuyện. Các câu trong đoạn văn không được sắp xếp theo trình tự hợp lí. + Nội dung: Không thể hiện được cảm nghĩ về nhân vật mà chỉ kể lại câu chuyện. Có những chi tiết không đúng với nội dung câu chuyện. Thể hiện cách hiểu không đúng về nhân vật. - Điểm dưới 3 : Viết thiếu , không theo trình tự . - Điểm 0: lạc đề hoặc không viết. Người thẩm định đề Người ra đề Vũ Thị Thu Hương Lê Thị Thúy Lừu